VIII. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị hoạt động chovay tiêu dùng một cách thiết thực
một cách thiết thực
Khi tung ra thị trường bất kỳ một sản phẩm và đưa được sản phẩm đó đến với khách hàng thì Ngân hàng không thể không cần đến công tác quảng bá và tiếp thị. Nhất là một ngành kinh doanh đặc thù như ngân hàng cộng với
sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau thì công tác này lại càng phải được chú trọng nhiều hơn.
Đối với người Việt Nam thì hình thức cho vay tiêu dùng này vẫn còn khá mới lạ. Vẫn có rất nhiều người có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng nhưng họ không nắm rõ các thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn… Chính vì sự thiếu thông tin như vậy đã khiến khách hàng ngần ngại tìm đến ngân hàng để vay vốn.
Ngân hàng có thể quảng cáo, tiếp thị cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài truyền thanh, đài truyền hình, tổ chức hội nghị khách hàng…mà qua đó nêu rõ những lợi ích mà khách hàng thu được từ cho vay tiêu dùng. Công việc tiếp thị quảng cáo có thể được thực hiện bằng cách gửi những tờ rơi, cuốn sổ tay có kích thước gọn nhẹ, thiết kế và trình bày đẹp mắt, hiện đại, rõ ràng, hấp dẫn… để giới thiệu và hướng dẫn khách hàng về thủ tục cho vay tiêu dùng, các quy định của ngân hàng, các tiện ích mà họ được hưởng cũng như các cam kết của ngân hàng.
Cũng có thể quảng bá thương hiệu của ngân hàng và giới thiệu các sản phẩn cho vay tiêu dùng thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm. Số lượng người tiêu dùng và các hội chợ, triển lãm ngày càng nhiều, tất nhiên trong môi trường này ngân hàng sẽ rất dễ tiếp cận với khách hàng.
Chính vì vậy, hoạt động truyền thông và hoạt động quan hệ công chúng có tầm ảnh hưởng và quan trọng trong quá trình quảng bá và xây dựng thương hiệu, hình ảnh và niềm tin đối với khách hàng.