Trong thời gian qua, do sự biến động của thị trường mà các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty Agifish nói riêng đã gặp không ít khó khăn về vấn đề giá cả, giá nguyên vật liệu tăng làm gia tăng chi phí phát sinh, giá cá tra, basa trên thị trường cũng tăng giảm liên tục gây khó khăn cho công ty trong việc đàm phán về giá.
Một trường hợp đã làm phát sinh rủi ro khi công ty ký hợp đồng bán hàng với đối tác nước ngoài, công ty đàm phán với mức giá hiện tại và trong L/C qui định với mức giá đó, hai bên đều chấp nhận các điều khoản trong hợp động cũng như công ty chấp nhận hoàn toàn điều kiện trong L/C của khách hàng gửi và tiến hành triển khai hợp
đồng làm hàng để xuất khẩu khi công ty nhận thấy điều kiện cũng như thời gian qui
định trong L/C là hoàn toàn phù hợp. L/C qui định thời gian kể từ ngày mở L/C đến thời hạn giao hàng là 25 ngày làm việc và thời hạn thanh toán tiền là 30 ngày sau đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm hàng, do thị trường biến động nên giá cá và giá nguyên vật liệu đều tăng cao và giá thành sản phẩm lúc bấy giờđã cao hơn rất nhiều so với giá khi
đàm phán. Bắt buộc công ty phải tiến hành đàm phán lại giá và yêu cầu tu chỉnh L/C.. trong thời gian tu chỉnh, đợi khách hàng trả lời và làm lại L/C thì công ty đã chuẩn bị
xong hàng chỉ cần L/C hợp lệ là có thể giao hàng. Trong thời gian đó công ty phải lưu kho hàng để chờ tu chỉnh L/C và có thể sẽ gặp rủi ro về chất lượng hàng cũng như chất lượng bao bì mà chưa chắc gì khách hàng đã chấp nhận và thanh toán với mức giá đó. Như vậy, công ty sẽ người chịu thiệt và chịu mọi tổn thất.
Bên cạnh đó sự biến động tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến việc thanh toán L/C, lãi suất và khoản lợi nhuận của công ty xuất khẩu Việt Nam. Trong L/C qui định đồng tiền thanh toán là đồng USD. Trong trường hợp tỉ giá đồng nội tệ lên giá với đồng USD, công ty sẽ nhận được một khoản tiền ít hơn so với dựđoán khi ký hợp đồng. Tóm lại, sự
Chương 5
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO KHI ÁP
DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÔNG TY
AGIFISH
Những rủi ro luôn luôn là đáng tiếc, gây cho công ty nhiều thiệt hại và tổn thất, vì vậy công ty cần có những hành động, giải pháp cụ thểđể hạn chế và phòng tránh những rủi ro.
5.1. Rủi ro từ phía đối tác
Để tránh và giảm thiểu được những rủi ro từ phía đối tác thì đòi hỏi công ty nhất là phòng bán hàng, thực hiện hợp đồng cần dành nhiều thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng các đối tác về năng lực tài chính, quá trình hoạt động. Có thể qua internet, qua một thời gian tiếp xúc trước khi đi đến hợp đồng với họ hay là qua chính ngân hàng tiếp nhận L/C của doanh nghiệp. Khi ký hợp đồng cần phải chặt chẽ và tuân thủ các qui định của tiêu chuẩn quốc tế. Khi có dấu hiệu khả nghi, địa chỉ đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu cam kết cụ thể… Công ty cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng và các tổ chức liên quan
để xác minh kịp thời, hợp tác với đối tác có thiện chí tránh những rủi ro từ phía đối tác.
5.2. Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C
Để an toàn hơn và tránh được rủi ro từ phía ngân hàng thì điều cần lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và công ty Agifish nói riêng là khi thanh toán quốc tế
phải lựa chọn ngân hàng đại diện cho hai bên thật uy tín ngay từ khi ký kết hợp đồng và ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng vào hợp đồng, cần chủ động trong việc yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi. Mặc khác, công ty cần phải tham khảo ý kiến tư vấn từ các ngân hàng trong nước để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng thanh toán mà
đối tác đưa ra.
Trong trường hợp xuất khẩu vào những thị trường rủi ro thì ngoài 2 ngân hàng trọng tâm là Ngân hàng phát hành và Ngân hàng thông báo thì cần phải có sự hiện diện của một Ngân hàng trung gian thứ ba với vai trò Ngân hàng xác nhận. Ngân hàng xác nhận phải được chỉđích danh hay là ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu. Ngân hàng xác nhận được coi gần như một công cụ bảo hiểm, có uy tín
đối với ngân hàng của bên xuất khẩu và ngân hàng bên nhập khẩu, là sự cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu nên công ty có thể hoàn toàn yên tâm về tiền hàng của mình.