Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Trang 25 - 27)

3.5.1. Tình hình sản xuất kinh doanh nói chung trong 3 năm gần nhất

Từ năm 2006 đến năm 2008 chỉ tiêu về tổng doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt

động tài chính đều có mức tăng trưởng qua các năm. Năm 2007, công ty Agifish vẫn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản nhưng mức tăng trưởng trong năm không cao, năng lực cạnh tranh giảm chỉđạt 104% so với năm 2006 và không đạt kế hoạch đề ra do một số nguyên nhân khách quan như quyết định ngừng hoạt động để

xây dựng lại mới, nhà xưởng xuống cấp công suất hoạt động thấp không đủ đáp ứng

được yêu cầu ngày càng tăng, công tác thị trường kém năng động... Nhưng đến năm 2008, nhận thấy được khó khăn trước mắt và nhận thấy được những gì trong năm vừa qua chưa làm được. Công ty đã sớm triển khai kế hoạch đề ra và sâu sát trong việc quản lý nên tổng doanh thu đạt được trong năm là trên 2000 tỷđồng trong khi kế hoạch đề ra cho năm 2008 là 1400 tỷđồng, đạt gần 144% so với kế hoạch và 159% so với cùng kỳ

năm 2007. Đểđạt được kết quảđó chính nhờ vào sự nổ lực của công ty trong việc thực

hiện đẩy mạnh công tác thị trường, tìm kiếm thị trường, chăm sóc khách hàng, xây dựng hình ảnh Công ty đối với khách hàng, nâng cấp và đầu tư thêm trang thiết bị máy móc

điểu hình là đầu tư vào 3 hạng mục : nhà máy đông lạnh AGF8, phân xưởng cấp đông thuộc AGF7 và hệ thống tẩm bột và chiên tựđộng thuộc AGF360 làm tăng sản lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao ở thị trường trong và ngoài nước, góp phần giải quyết khủng hoảng thừa cá nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó công ty còn cải tiến công tác quản lý, qui trình kỹ thuật chế biến đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh và chủđộng trong việc điều chỉnh giá bán sản phẩm khi nguyên liệu đầu vào có những biến động nhằm đảm bảo lợi nhuận của công ty gắn liền với lợi ích của khách hàng.

Năm 2007, Việt Nam đang bước đầu hội nhập WTO, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh của mình từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng. Trước cơ hội và những thách thức Agifish đã đề ra mục tiêu lâu dài chính là chiếm lĩnh thị trường, xây dựng thương hiệu hơn là chú trọng lợi nhuận nên công ty đã không ngừng đưa ra các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh về giá, xây dựng nền tảng để phát triển trong những năm tới. Cũng chính vì thế làm gia tăng các chi phí phát sinh như: chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý… và kéo theo lợi nhuận của công ty cũng giảm.

Năm 2008 có thể nói là năm vô cùng khó khăn đối với công ty. Đây là năm khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới, cùng với dòng chảy của nền kinh tế thị trường, khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, tình hình lạm phát và lãi suất tăng cao, chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệđã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Agifish nói riêng. Trong khi hoạt động chính của công ty là sản xuất chế biến nên bịảnh hưởng không nhỏ trong việc gia tăng các chi phí đầu vào như : giá xăng dầu, điện, nguyên vật liệu và các chi phí dịch vụ xuất khẩu, tăng lãi suất cho vay cao nhất từ trước đến nay làm cho chi phí tài chính của công ty tăng lên đến 465% so với năm 2007. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán thế giới giảm liên tục toàn thị

trường kéo theo thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục suy giảm cũng làm ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của công ty. Trước tình hình đó công ty phải tốn chi phí để trích lập dự phòng rủi ro tài chính và giảm giá chứng khoán theo qui định. Mặt khác đểđáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao công ty phải đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng thêm nhà máy xí nghiệp… làm các chi phí phát sinh trong năm tăng lên đáng kể. Tình trạng cúp điện thường xuyên cũng gây khó khăn cho công ty trong việc sản xuất nhưđình đốn sản xuất, chạy máy với công suất lớn, tốn chi phí, làm gia tăng giá thành sản phẩm. Do đó lợi nhuận trong năm của công ty chỉ đạt gần 17 tỷđồng, chỉđạt 44% so với lợi nhuận năm 2007. Tuy nhiên, với những cố gắng và những gì đạt được của công ty trong năm 2008 sẽ tạo tiền đề và là lời hứa hẹn cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty trong năm 2009.

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008

ĐVT: triệu đồng

Chỉtiêu 2006 2007 2008 2007/2006 So sánh 2008/2007 So sánh Doanh thu bán hàng 1.196.423 1.246.311 1.987.763 104% 159%

Các khoản giảm trừ 5.557 12.577 21.314 226% 169%

Doanh thu thuần 1.190.906 1.233.734 1.966.449 104% 159%

Giá vốn hàng bán 1.047.145 1.071.110 1.669.253 102% 156%

Lợi nhuận gộp 143.761 162.624 297.196 113% 183%

Doanh thu hoạt động tài chính 5.453 9.017 41.966 165% 465%

Chi phí tài chính 6.900 13.707 63.730 199% 465%

Trong đó: chi phí lãi vay 6.829 9.424 38.179 138% 405%

Chi phí bán hàng 75.534 97.643 237.916 129% 244%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.887 18.647 19.799 117% 106%

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 50.893 41.644 17.717 82% 43%

Thu nhập khác 1.958 8.678 5.841 443% 67%

Chi phí khác 2.179 7.278 5.278 334% 73%

Lợi nhuận khác (222) 1.400 563 -631% 40%

Tổng lợi nhuận trước thuế 50.671 43.044 18.280 85% 42%

Chi phí thuế TNDN 4.054 5.024 1.367 124% 27%

Lợi nhuận sau thuế TNDN 46.617 38.020 16.913 82% 44% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tổng hợp số liệu. Agifish.Báo cáo thường niên 2007. Báo cáo thường niên 2008)

Một phần của tài liệu Phân tích những rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Trang 25 - 27)