Mặt dù gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài như: cơ sở vật chất không đủđáp ứng nhu cầu sản xuất, trên thế giới có nhiều sắc tộc khác nhau, khẩu vị và sở thích khác nhau, từng thị trường có những nhu cầu riêng về
số lượng, kích cỡ, màu sắc, loại sản phẩm, chính sách của nhà nước cũng nhưở nước sở
tại về hàng thủy sản, các tiêu chuẩn quốc tế về hàng thủy sản, trên thị trường nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm cạnh tranh với cá basa, cá tra như cá catfish tại thị
trường Mỹ và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong nước muốn chiếm lĩnh thị trường… Nhưng với sự cố gắng và nổ lực, công ty đã thực hiện tốt các chương trình quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, mở rộng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất đưa ra những dòng sản phẩm đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới, tạo nên uy tín trên thương trường quốc tế. Ngày nay, sản phẩm cá tra, cá basa đông lạnh của công ty Agifish đã có mặt và được tiêu thụở khắp các thị trường nước ngoài, thị trường xuất khẩu chính của công ty là: các nước EU, các nước Asian, Mỹ, Hong Kong, Nhật Bản.
Hàng năm lượng sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của công ty chiếm khoảng 80% lượng hàng bán ra và có mức tăng trưởng đều hàng năm. Từ năm 2007, cùng với lợi thế
Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, giảm hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nắm bắt được cơ hội này công ty cũng
2006 và đặc biệt năm 2008 đạt trên 46.000 tấn, tăng 218% và kim ngạch xuất khẩu đạt gần 90 triệu USD cao nhất từ trước đến nay, tăng 162 % so với năm 2007. Điều đó cho thấy hướng đi đúng và kịp thời của công ty trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu trong quá trình hội nhập.
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu 2006 – 2008
Chỉtiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006
So sánh 2008/2007
Sản lượng XK (tấn) 19.211 21.247 46.370 111% 218%
Kim ngạch XK (triệu USD) 55,6 54,8 88,6 99% 162%
Tổng doanh thu (tỷđồng) 1.198 1.251 2.014 104% 161%
Doanh thu XK (tỷđồng) 945,2 931,6 1506,2
(Nguồn: Tổng hợp số liệu. Agifish.Báo cáo thường niên 2007. Báo cáo thường niên 2008)
Sở dĩ xuất khẩu đạt được mức tăng trưởng mạnh là nhờ công ty thay đổi chuyển hướng cơ cấu thị trường phù hợp với định hướng chung của ngành thủy sản, tập trung vào thị trường tiềm năng như : thị trường Đông Âu, Nga, Trung Đông, Bắc Phi… để bù vào những thị trường cũ bị suy giảm do khủng hoảng tài chính như thị trường Mỹ.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2008 - Tỉ lệ % kim ngạch xuất khẩu
Đông Âu + Nga
61.60% T ây Âu 15% Châu Á 10% Nam Mỹ 2% T rung Đông 2% Châu Úc 9% Mỹ 0.40%
(Nguồn: Tổng hợp số liệu. Agifish.Báo cáo thường niên 2007. Báo cáo thường niên 2008)
Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng cá basa và cá tra tại thị
trường Đông Âu và Nga. Công ty Agifish liền đẩy mạnh công tác thị trường như: chào hàng, quảng bá thương hiệu, tiếp thị và chăm sóc khách hàng và công tác xúc tiến thương mại được thực hiện thường xuyên hơn, tham gia nhiều hội chợ quốc tế lớn trong và ngoài nước: hội chợ Boston (Mỹ), hội chợ Châu Âu (Brussel), hội chợ Dubai, hội chợ Balan, hội chợ Vietfish, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao… Chỉ trong vòng năm 2008 mà kim ngạch xuất khẩu vào hai thị trường này tăng mạnh chiếm 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Agifish. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường khác lại giảm, đặc biệt thị trường Mỹ lại giảm mạnh, chỉ còn 0,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, ở mức thấp nhất là do ảnh hưởng thị trường kinh tế Mỹ làm giảm sức tiêu thụ
với Agifish. Nhưng đến ngày 17 tháng 3 năm 2009 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với một số
sản phẩm cá tra fillet đông lạnh Việt Nam, theo đó Công ty Agifish có thuế suất 0,52%. Với mức thuế như trên, việc xuất khẩu cá tra của Công ty sang thị trường Mỹ sẽ gặp thuận lợi hơn trong thời gian tới và hy vọng một thị trường Mỹđầy hứa hẹn trong tương lai góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa cho công ty nói riêng và cho thị trường thủy sản cả nước nói chung.
Chương 4
TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÔNG TY
AGIFISH
Công ty Agifish là công ty lấy xuất khẩu làm chủđạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu. Hầu hết các giao dịch buôn bán với khách hàng thường không gặp trực tiếp nên phải giao dịch bằng thư, fax, email…, thanh toán dựa trên những phương thức hiện đại thông qua các hệ
thống ngân hàng, nên vấn đềđặt ra cho công ty Agifish là thường gặp nhiều rủi ro trong quá trình thanh toán. Dựa vào cơ sở lý thuyết, tìm hiểu tổng quát về công ty, chương này sẽ tập trung phân tích, nghiên cứu thực trạng tình hình thanh toán tại công ty và những rủi ro công ty thường gặp khi chọn phương thức thanh toán bằng L/C nhằm để
giải quyết và làm rõ các mục tiêu đã đề ra.