Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng ngân sách bán hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng (Trang 52 - 53)

- Đa dạng hoá và kết hợp các phương pháp xây dựng ngân sách bán hàng: Công ty có thể tiến hành xây dựng ngân sách bán hàng theo các phương pháp như: xây dựng ngân sách trên cơ sở tính tỷ lệ % trên doanh thu, xây dựng ngân sách trên cơ sở khả năng điều kiện tài chính công ty cho phép, xây dựng ngân sách trên cơ sở đòi hỏi của mục tiêu bán hàng trong thời gian tới. Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng, công ty nên kết hợp các phương pháp để có một kế hoạch ngân sách tối ưu.

+ Xây dựng ngân sách trên cơ sở khả năng điều kiện tài chính của công ty cho phép: Ngân sách bán hàng cần phải được tính toán một cách hợp lý để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những dịp cao điểm như đầu năm hay cuối năm.

Kế hoạch bán hàng chỉ mang tính khả thi khi nó nằm trong khả năng của công ty. Một kế hoạch với triển vọng tốt đẹp đến đâu đi chăng nữa nhưng không phù hợp với nhân lực, tài lực của công ty thì cũng không thể thực hiện được.

+ Xây dựng ngân sách theo đối thủ cạnh tranh: việc đánh giá đúng khả năng của mình sẽ giúp công ty khai thác được thế mạnh, tận dụng những lợi thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên việc đánh giá này nên xét trong mối tương quan giữa tiềm lực của công ty so với đối thủ cạnh tranh chứ không nên xét đơn thuần với những gì mình có. Chính vì sai lầm này mà công ty phải liên tục điều chỉnh kế hoạch trong mấy tháng đầu năm.

- Xây dựng ngân sách bán hàng một cách cụ thể cho từng loại ngân sách: + Xây dựng ngân sách chi phí:

Các nhà quản trị cần chú ý đến công tác chi tiêu ngân sách sao cho giảm chi phí càng nhiều càng tốt. Bởi thời gian qua giá cả các chi phí đầu vào bị đội lên cao, nếu không hoạch định một cách chi tiết, rõ ràng thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

 Giảm thiểu chi phí mua hàng: công ty nên có nhiều nhà cung ứng để trong những thời điểm khác nhau, với những mặt hàng khác nhau có thể mua được hàng với giá rẻ nhất với những điều kiện có lợi nhất cho mình.

 Biện pháp giảm chi phí bảo quản: công ty nên làm tốt công tác dự báo để có thể dự báo chính xác nhu cầu về hàng hoá, tránh tình trạng tồn kho, giảm chi phí bảo quản.

 Giảm chi phí hoa hụt hàng hoá: kiểm tra chặt chẽ số lượng hàng hoá nhập kho, xuất kho tránh tình trạng thất thoát. Hàng hoá nhập kho, xuất kho được kiểm tra kỹ về chất lượng và số lượng, nếu xảy ra thất thoát, hư hỏng thì sẽ dễ dàng trong việc quy trách nhiệm cho các bộ phận liên quan.

 Giảm chi phí hành chính: công ty nên bố trí phù hợp hơn nhân sự trong các phòng ban, thực hiện chính sách tiết kiệm điện, nước, in ấn, photo tài liệu... của các phòng ban.

+ Xây dựng ngân sách kết quả bán hàng:

Khi xây dựng ngân sách phải thiết lập các chỉ tiêu như: doanhy số bán hàng, doanh số thuần, giá vốn hàng bán, lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tốc độ luân chuyển vốn lưu động...

Khi thiết lập ngân sách bán hàng, thông thường ba phương án cơ bản được đưa ra theo mức độ đạt được của doanh số:

 Phương án 1: Doanh số đạt 100 % mục tiêu đề ra  Phương án 2: Doanh số đạt 80 % mục tiêu đề ra  Phương án 3: Doanh số đạt 120 % mục tiêu đề ra

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng (Trang 52 - 53)