- Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy với khả năng, điều kiện hạn chế của đồng bào Giáy trong việc
2.3.2.4 Đổi mới chính sách đối với cán bộ làm công tác văn hoá tạo động lực cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay
Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá và cán bộ quản lý văn hoá là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả công việc gìn giữ, lưu truyền và phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong đó có văn hoá truyền thống dân tộc Giáy.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Cán bộ là gốc của mọi công việc... công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [25, tr. 169- 173]
Trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Giáy ở Lào Cai, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lưý văn hóa và làm công tác chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Do đó, phải quan tâm thích đáng đến đội ngũ những người làm công tác văn hóa và các tri thức người Giáy, văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phải coi họ là vốn quưý của công tác này.
Để có đội ngũ cán bộ làm văn hóa có chất lượng và chuyên môn cần phải tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc trước khi chính thức tuyển. Có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài ở các nơi khác đến công tác tại các tỉnh. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của công việc, theo điều kiện của từng dân tộc, từng địa phương, từng vùng; bố trí sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, có tính đến đặc thù địa bàn, dân tộc. Cần đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số, phải có chương trình đào tạo một cách quy củ và bồi dưỡng thường xuyên để có những hiểu biết đúng đắn, có năng lực thật sự trong công tác vận động ở làng, bản.
Với đội ngũ cán bộ văn hoá, các nghệ nhân dân gian người dân tộc thiểu số có chế độ thoả đáng về lương, phụ cấp, nhà ở chế độ nghỉ ngơi, khen thưởng..., ưu tiên và tăng chi ngân sách cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Có kế hoạch tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc ít người và cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số; Chú ưý sử dụng học sinh tốt nghiệp các trường dân tộc nội trú trong tỉnh, dự bị đại học dân tộc; thực hiện tốt các tiêu chuẩn tuyển sinh cao đẳng, đại học hệ cử tuyển; mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số cho cơ sở với các điều kiện ưu tiên cao…Cần có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu văn hóa các dân tộc Giáy cả về số lượng và chất lượng. Nên có chế độ đãi ngộ thích hợp, coi đó là sự động viên để họ an tâm công tác, đóng góp sức lực vào công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở tỉnh Lào Cai .
Cán bộ văn hóa thông tin là những người làm các công việc trực tiếp liên quan tới văn hóa, thường xuyên đi xuống cơ sở. Vì vậy cần có chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ thích đáng để khuyến khích họ toàn tâm, toàn ưý cho công việc. Đặc biệt, hiện nay số lượng cán bộ văn hóa là người Giáy còn thiếu và yếu ở tất cả các cấp, các bộ phận (như tỉnh Lào Cai hiện nay, thiếu cán bộ dân tộc Giáy có đủ trình độ và năng lực chuyên môn ở một số đơn vị, phòng ban trực thuộc phòng Văn hoá - Thông tin các huyện, thành phố). Bên cạnh đó số lượng biên chế ít gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động văn hóa. Tỉnh cần sớm xem xét và giải quyết vấn đề này để tạo điều kiện cho ngành văn hóa thông tin
hoạt động có hiệu quả hơn. góp phần quan trọng vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Giáy ở Lào Cai hiện nay
Kết luận
Văn hoá, với nội hàm phong phú, có ý nghĩa hết sức căn bản và vô cùng rộng lớn, từ lâu đã trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Có thể nói, văn hoá luôn đồng nghĩa với cuộc sống và sự phát triển. Con người ra đời từ văn hoá trưởng thành từ văn hoá.
Mỗi dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có một nền văn hóa với những nét riêng, lâu đời và bền chặt, đó là bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa là một tiêu chí để khẳng định sự tồn tại của một dân tộc; giữ gìn bản sắc là cách thức cơ bản để các dân tộc không tự đánh mất mình. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa của các dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo và phát minh của các dân tộc trong lịch sử xã hội. Qua đó để tìm ra những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau.
Xu thế toàn cầu hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay vừa tạo thời cơ, vừa tạo thách thức đối với nước ta. Mặt tiêu cực của toàn cầu hoá cùng với âm mưu diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra trở thành thách thức gay gắt trên con đường phát triển của dân tộc ta. Bản sắc văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ của sự tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá và của cơ chế thị trường. Nó làm xóa nhòa bản sắc từng dân tộc riêng biệt, làm băng hoại các giá trị truyền thống, làm cho dân tộc này có thể trở thành cái bóng hay bản sao của một dân tộc khác. Chính vì vậy, để giữ gìn bản sắc của riêng mình, mỗi dân tộc cần có những giải pháp thích hợp cho việc giữ gìn và phát huy một cách có hiệu quả nhất các giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Đối với dân tộc Giáy ở Lào Cai, một dân tộc đã có một nền văn hóa phong phú, độc đáo và hết sức đặc sắc, thì việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc này ngày càng trở nên đặc biệt cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nếu làm tốt được điều này thì không những chúng ta có thể giữ gìn những nét văn hóa riêng đáng tự hào của một dân tộc, mà còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng vốn có của nó từ bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta không thể giữ gìn và phát huy tất cả những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Giáy , bởi có những nét văn hóa đã tỏ ra không còn phù hợp hoặc không còn giá trị thậm chí còn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc. Vì vậy, chúng ta chỉ nên và cần thiết giữ gìn và phát huy những nét văn hóa nào thực sự có giá trị, đã và đang chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của những nguyên nhân khác nhau dẫn tới nguy cơ mai một bản sắc như văn hóa lúa nước; các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như: nhà
ở, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ , văn nghệ dân gian...; các giá trị văn hóa với tư cách là thiết chế xã hội: gia đình- bản làng...
Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Lào Cai cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực. Những giải pháp đó nờu ra trong luận văn về vấn đề phát triển kinh tế; đẩy mạnh công tác giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc,tinh thần đoàn kết cộng đồng, tinh thần hữu nghị cho đồng bào Giáy; đổi mới chính sách đối với cán bộ làm công tác văn hoá tạo động lực cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Giáy như đó nờu là những giải phỏp cú ý nghĩa phương pháp luận, nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng trong việc phát triển kinh tế - xó hội, giữ gỡn và phỏt huy những giá trị văn hóa độc đáo của tộc người Giáy ở Lào Cai hiện nay.
Thực hiện tốt quá trình này, các cấp uỷ đảng- Chính quyền tỉnh Lào Cai cần phải có những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương nhằm hướng dẫn, động viên nhân dân, khơi dậy trong nhân dân lòng tự hào dân tộc để họ tự giác bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có thể đổi mới cách nhận thức, cũng như nâng caoư ý thức của bà con về vấn đề gìn giữ và phát huy những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Tiến tới xây dựng phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’.
Nói tóm lại : Xã hội đã nhận thức một cách sâu sắc rằng, sự bảo tồn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, Bảo tồn tính phong phú và đa dạng của nền văn hoá chung và của toàn nhân loại ... sẽ là hành trang không thể thiếu để con người bước vào thiên niên kỷ mới. Với quá trình toàn cầu hoá hiện nay của thế giới, việc giao lưu hợp tác về văn hoá giữa các nước sẽ ngày càng được mở rộng hơn, toàn diện hơn. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để quá trình hội nhập phát triển bền vững, hội nhập mà không đánh mất mình thì vấn đề giữ gỡn và phỏt huy bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những yêu cầu vừa tự nhiên, vừa cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, đồng thời đây cũng là yêu cầu của cộng đồng thế giới muốn tìm hiểu nền văn hoá, con người Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực trạng và những
vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2007 và quý 1 năm 2008 của tỉnh Lào kết quả thực hiện chương trình Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư tỉnh Lào Cai giai đoạn 2003 -2006 của Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai
5. Báo cáo công tác Văn hoá Thông tin năm 2007 của Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai
6. Báo cáo công tác Văn hoá Thông tin 6 tháng đầu năm 2008 của Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai
củaSở Văn hoá Thông tin tỉnh Lào Cai
8. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.