Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giữ gỡn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay pptx (Trang 55 - 61)

- Trong văn hóa văn nghệ dân gian:

2.2.1.4. Nguyên nhân của thực trạng

+ Điều kiện tự nhiên

Điều kiện địa lý, tự nhiên vùng núi phía Bắc nước ta nơi đồng bào Giáy cư trú là vùng có địa bàn chia cắt, núi non hiểm trở gồm nhiều loại địa hình, có địa hình thung lũng, có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như: đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Tổ quốc cao 3.143m, đỉnh Pu Luông cao 2.985m, đỉnh Lùng Củng cao 2.918m...

Mặc dù trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã đầu tư phát triển giao thông, nhưng cho đến nay ở những xã vùng sâu, vùng xa mật độ đường giao thông vẫn quá ít, chỉ có 0,09km/km2, vẫn còn nhiều xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, ở Lào Cai còn 44% xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, ở Lai Châu là 41%. Việc đi lại giữa các

thôn bản chủ yếu bằng đường mòn, vì vậy giao thông đi lại khó khăn. Thêm nữa ở nhiều địa phương trong vùng các phương tiện thông tin, liên lạc, hệ thống “điện, đường, trường, trạm” còn manh mún, chắp vá.Gắn bó với núi rừng, dân tộc Giáy đã phải đối đầu với những thiên tai, dịch bệnh, khan hiếm nước sinh hoạt…cho nên họ đã chọn cách ứng xử phù hợp trong sản xuất và sinh hoạt: gieo trồng canh tác trong mùa mưa và vui chơi, lễ hội vào mùa khô, từ đó tạo lập nên mô hình văn hóa úa nước. Thiên nhiên đã in dấu vào tâm hồn họ tạo thành tính cách thật thà, chất phác, chăm chỉ lao động, hiếu khách...đã đưa vào thơ, ca, nhạc, họa chất men của cuộc sống đã làm nên nét văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc Giáy. Nhưng cũng tạo cho họ một tâm lưý trông chờ ỷ lại vào tự nhiên cũng như sức ỳ về tâm lưý, tính tự ti, tự ái, an phận còn khá đậm. Sự tự tin, chủ động, mạnh dạn vươn lên, giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hóa bên ngoài chưa mạnh, nhịp sống còn trầm, sâu, chậm hòa nhập với nhịp sống công nghiệp, hiện đại. Cùng với sự hạn chế về trình độ tư duy, đồng bào Giáy cũng không tránh khỏi thái độ sùng bái tự nhiên, đó là nguồn gốc của tín ngưỡng đa thần, của niềm tin vào thế giới hồn ma . Địa hình miền núi cát cứ, giao lưu còn hạn chế khó khăn, phủ sóng phát thanh, truyền hình nhiều vùng còn chưa tới.

Mô hình văn hóa có nội dung cơ bản là lấy cây lúa làm trụ cột, chính nền văn hóa này là nền tảng cho sự tồn tại của xã hội người Giáy. Song chính cái nền tảng vững chắc đó lại là lực cản khá nặng nề trên bước đường tiến tới một mô hình văn hóa tiên tiến dựa trên nền sản xuất hàng hóa với cơ cấu công - nông - lâm và thương nghiệp phát triển như hiện nay.

Vì những lý do này, một mặt đồng bào dân tộc Giáy có cơ hội bảo lưu giá trị văn hoá truyền thống của mình tránh tình trạng “đồng hoá” với các dân tộc khác hoặc “ Kinh hoá” về văn hoá, mặt khác cũng tạo ra những khó khăn với đồng bào trong các cơ hội, điều kiện để giao lưu, học hỏi với nhau về văn hoá và cũng ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ, phúc lợi xã hội và nền kinh tế thị trường phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nói chung và văn hoá nói riêng. Do đó có những phong tục tập quán đã trở nên lạc hậu nhưng vẫn chưa được đồng bào nhận thức, sửa đổi và cũng có những giá trị văn hoá

mới phù hợp nhưng cũng chưa được phổ quát trong đời sống của các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Giáy.

+ Nguyên nhân kinh tế - xã hội

Văn hoá không phải hình thành theo ý muốn chủ quan của con người, mà văn hoá nảy sinh và hình thành từ nhu cầu của đời sống xã hội. Như C.Mác đã từng khẳng định, con người muốn sống trước hết phải ăn, ở, mặc rồi mới nói đến các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật…Nhưng để có cái ăn, ở, mặc thì con người phải sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình hoạt động của mình, con người không chỉ sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội mà còn sản xuất ra chính bản thân mình, trong đó có văn hoá.

Như vậy văn hóa và môi trường kinh tế là những phương diện khác nhau của đời sống xó hội, nhưng giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng; trong mối quan hệ đó, cơ sở kinh tế sẽ quyết định nội dung, tích chất, hỡnh thức biểu hiện của văn hóa.

Đánh giá về vấn đề này, Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) Đảng cộng sản Việt Nam viết: Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xó hội trờn mọi phương diện chính trị, kinh tế, xó hội, luật phỏp, kỷ cương…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển.

ởViệt Nam, sự phát triển kinh tế đất nước từ khi đổi mới đến nay diễn ra sôi động, phong phú và không kém phần phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến bản sắc văn hoá dân tộc. Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc chắc chắn sẽ có những biến đổi.

Khi tham gia cơ chế thị trường chúng ta phải chấp nhận những quy luật khắc nghiệt của thị trường: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu...thì mới có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, khi không biết điều tiết một cách hợp lý chúng ta sẽ bị các quy luật này chi phối rất mạnh và trở nên phụ thuộc bởi chúng. Dường như lối sống mộc mạc, giản dị, thật thà của đồng bào Giáy đã bị ảnh hưởng bởi lối sống lạnh lùng, thực dụng theo kiểu thị trường chi phối, mọi người hối hả lo toan kiếm tiền mà quên mất các giá trị văn hoá cần phải giữ gìn và phát huy, hoặc vì lợi nhuận mà sẵn sàng mua bán, trao đổi, phá vỡ những giá trị văn hoá tộc người. Thêm nữa kinh tế thị trường phát triển làm cho quá

trình giao lưu, xen kẽ trong địa bàn cư trú giữa đồng bào miền xuôi với đồng bào miền núi, đồng bào Kinh với đồng bào Giáy ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh những yếu tố tích cực cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần quan tâm. Do phong tục tập quán của đồng bào Giáy và đồng bào Kinh có nhiều điểm khác biệt gây tâm lý gò bó, mặc cảm làm cho đồng bào Giáy càng e dè, khép kín hơn. Do đó ít có cơ hội giao lưu, học hỏi phát huy các giá trị văn hoá. Một số người Kinh buôn gian , bán lận lợi dụng sự thật thà của đồng bào Giáy để trục lợi cá nhân làm cho đồng bào bất bình và quá trình giao lưu học hỏi trở nên khó khăn.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế cũng có những mặt trái tác động không nhỏ tới sự phát triển văn hoá và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Giáy. Lối sống tự do, phóng túng trái với văn hoá truyền thống của người Việt Nam, văn hoá hưởng thụ kiểu phương Tây( đôi khi do cách thức tuyên truyền chưa phù hợp, các phương tiện thông tin tuyên truyền vô tình làm lan toả trong diện rộng) các văn hoá phẩm độc hại: Sách, báo, phim, ảnh trang web “đen” được du nhập nhanh chóng tới tận vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, gây nên cách sống, cách nghĩ không lành mạnh trong bộ phận đồng bào Giáy nhất là lớp trẻ.

Do xu hướng hội nhập quá nhanh, trong khi đời sống còn nhiều khó khăn dẫn đến một bộ phận đồng bào Giáy vội vã tiếp nhận văn hoá các dân tộc khác( kể cả văn hoá nước ngoài) một cách tuỳ tiện và có thái độ chối bỏ văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Như vậy trong thế giới hiện đại xu thế ưu tiên cho sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ có thể giúp con người rút ngắn được rất nhiều thời gian trong hoạt động sản xuất ra những giá trị văn hoá mới, song nó cũng có thể làm biến đổi các giá trị văn hoá truyền thống theo hướng tiêu cực, mai một dần bản sắc văn hoá dân tộc.

Cùng với những tác động của nhân tố kinh tế bản sắc văn hoá văn hoá còn chịu sự tác động của nhân tố chính trị xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế như hiện nay, ngoài những tác động tích cực thỡ quốc tế húa kinh tế cũng sẽ tạo cơ hội để các thế lực thù địch thông qua những tác động của tư tưởng chính trị để tuyên truyền những quan điểm sai trái, các chiêu bài tự do, dân chủ…Với chiến

lược “diễn biến hũa bỡnh”, cỏc thế lực phản cỏch mạng dựng nhiều hỡnh thức truyền thụng, quảng bỏ và đặc biệt với sự hỗ trợ của hệ thống khoa học công nghệ cao như: mạng Internét, phát thanh truyền hỡnh bằng vệ tinh toàn cầu cụng xuất lớn…nhằm tấn cụng vào hệ tư tưởng và văn hóa XHCN từ bên trong, xóa nhũa bản sắc văn hóa của các dân tộc, lôi kéo quần chúng nhân dân vào những hoạt động chống lại lợi ích của quốc gia mỡnh. Qua đó, nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ sự thống nhất trong nền văn hóa của chính quốc gia đó. Nhằm mục đích cuối cùng là đồng hóa văn hóa toàn thế giới.

Quỏ trỡnh hợp tỏc và giao lưu văn hóa thế giới, đó tạo cho chỳng ta cơ hội mở rộng khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao. Nhưng vấn đề sàng lọc những yếu tố độc hại, phản văn hoá là hết sức khó khăn. Cuộc sống công nghiệp hiện đại, năng động vốn rất được giới trẻ ưa chuộng lại dường như mâu thuẫn với những giá trị văn hóa dân gian mà muốn hưởng thụ nó đũi hỏi phải cú thời gian, niềm đam mê và vốn tri thức văn hoá dân gian truyền thống nhất định

+ Xu thế toàn cầu hoá

Xu thế toàn cầu hóa hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi những giá trị làm mai một dần bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Giáy. Ngày nay, khi mà không gian văn hóa của các dân tộc ngày càng được mở rộng, thì sự giao lưu giữa các quốc gia, các dân tộc cũng không ngừng được mở rộng và tăng cường. Các giá trị văn hóa của nhân loại được truyền tải qua các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin đã phần nào đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nhưng cũng gây ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới đời sống văn hóa của cộng đồng tộc người Giáy.

Việt Nam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới không thể đứng ngoài xu thế hội nhập toàn cầu vì sự phát triển đất nước. Những năm vừa qua, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Những di sản của văn hoá truyền thống được khôi phục và phát triển trên cơ sở

hiện đại hoá. Thành tựu nổi bật của hội nhập quốc tế về văn hoá trong những năm qua theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII là chúng ta đã tạo được sự hiện diện của văn hoá Việt Nam với nhiều nước trên thế giới. Đây là cơ hội để chúng ta giới thiệu văn hoá , đất nước, con người Việt Nam với thế giới, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại, tạo nên sự đồng cảm, hiểu biết và xích lại gần nhau giữa dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới.

Mặt khác toàn cầu hoá còn là cơ hội để chúng ta tiếp thu khoa học, công nghệ hiện đại, là điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ, phát triển văn hoá dân tộc. Những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc nhờ các phương tiện kỹ thuật hiện đại mà trở thành tài sản, giá trị chung của nhân loại và ngược lại những giá trị chung của văn hoá nhân loại cũng dễ dàng được tiếp biến trong mỗi nền văn hoá riêng. Đây chính là cơ hội chuyển hoá và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc theo yêu cầu của nền văn hoá mới.. Như vậy về văn hoá chỉ có thể thông qua sự giao lưu thì bản sắc văn hoá dân tộc mới có dịp truyền bá, làm cho các dân tộc khác hiểu được văn hoá của dân tộc mình. Từ đó làm cho mỗi dân tộc càng yêu quý, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá đã có trong lịch sử của dân tộc. Mặt khác thông qua giao lưu chúng ta có dịp tiếp súc với nền văn hoá các nước trên thế giới , từ đó chúng ta tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cực, tiến bộ để làm phong phú nền văn hoá dân tộc mình.

Tuy nhiên tác động của toàn cầu hoá trên mọi lĩnh vực đều mang tính hai mặt, tác động của toàn cầu hoá đối với bản sắc văn hoá dân tộc cũng vậy. Cùng với sự tác động của kinh tế trị trường, sự tác động của toàn cầu hoá bắt đầu làm đảo lộn hệ giá trị truyền thống của mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó nhiều giá trị truyền thống đã bị lãng quên, xem nhẹ; một số thuần phong, mỹ tục bị xâm phạm, đã có xu hướng coi nhẹ hoặc phủ nhận những giá trị quý giá của truyền thống dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là những giá trị đã và đang là bộ phận động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. Những năm gần đây do tác động của nhiều nhân tố khác nhau cho nên kinh tế - xã hội đồng bào Giáy có những biến đổi về mọi mặt…Đặc biệt, là xu thế toàn cầu hóa cũng như cơn lốc của cơ chế thị trường đã dần đi vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội, thì đồng bào dân tộc Giáy ở Việt Nam cũng bắt đầu tiếp cận với xu thế chung này. Bên cạnh rất nhiều những

ưu thế mà nó đem lại cho đời sống của họ, thì mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần, cũng như tộc người Giáy đang đứng trước những nguy cơ đe dọa về sự mai một của bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giữ gỡn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay pptx (Trang 55 - 61)