năng của đội ngũ cán bộ chức năng ngành văn hóa.
Qua kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy dân tộc Giáy có kho tàng văn hoá dân gian truyền thống rất phong phú, đa dạng và có nhiều nội dung, giá trị, ý nghĩa văn hoá sâu sắc. Bản sắc văn hóa truyền thống của người Giáy tỉnh Lào Cai được thể hiện đậm nét trong ngôn ngữ, kiến trúc nhà ở, trang phục, đặc biệt là lễ hội và văn hóa văn nghệ dân gian. Nhưng giữ gỡn, phỏt huy cỏi gỡ, xúa bỏ cỏi gỡ trong kho tàng văn hóa dân gian đó không phải là dễ thực hiện. Việc chọn lọc được những giá trị đích thực, loại bỏ những yếu tố lạc hậu trong văn hóa cổ truyền rất cần đến sự cố gắng nỗ lực của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và đặc biệt là những cố gắng của ngành văn hóa thông tin, hội văn học nghệ thuật dân gian, bảo tàng của tỉnh. Để tránh sự lai căng, pha tạp hoặc không chính xác trong quá trỡnh khụi phục cỏc loại hỡnh văn hóa cổ truyền thỡ đòi hỏi khả năng chuyên sâu về văn hoá các dân tộc thiểu số của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nhưng trên thực tế của tỉnh Lào Cai đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá từ tỉnh đến xã đa phần là người Kinh tuy có chuyên môn nghiệp vụ nhưng do không biết tiếng và không am hiểu phong tục tập quán của các dân tộc cho nên trong quá trình nghiên cứu, giao tiếp còn nhiều khó khăn. Bản thân số cán bộ là người dân tộc Giáy công tác trong lĩnh vực văn hoá không nhiều, mặc dù có sự hiểu biết về phong tục tập quán của dân tộc mình nhưng chưa qua đào tạo kiến thức về dân tộc học, do đó khả năng phát huy lợi thế, sự hiểu biết của mình vào việc nghiên cứu, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc Giáy là không cao. Do đó trong quá trình thực hịên bảo tồn, khôi phục những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Giáy phải dựa toàn bộ vào người dân địa phương; cho nên tiến độ chậm và độ chính xác không cao, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một và có nguy cơ bị mất do các nghệ nhân khuyết dần. Các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ thiếu khoa học trong cách thức tổ chức, dàn dựng tiết mục. Các nhà đạo diễn, dàn dựng chủ yếu là người Kinh, không có hiểu biết nhiều về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống, thậm chí nhiều người còn không biết một tí tiếng dân tộc nào. Họ dàn dựng mọi tiết mục theo những mẫu hình mà họ được học ở các trường lớp, mà thực chất là những mẫu hình du
nhập từ văn hóa phương Tây. Kết quả là người ta dễ dàng nhận thấy những màu sắc văn hóa có cái gì na ná như nhau giữa nền văn hóa của các tộc người khác nhau...