Về văn hóa tinh thần:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giữ gỡn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay pptx (Trang 51 - 53)

Bản sắc văn hóa, sự độc đáo trong văn hóa được thể hiện chủ yếu trong đời sống tinh thần, những yếu tố như: tiếng nói, tín ngưỡng, tôn giáo, văn nghệ, lễ hội dân gian…là những giá trị được hỡnh thành cựng với chiều dài lịch sử hỡnh thành nờn dõn tộc, là những yếu tố để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.

Ngôn ngữ là thành quả văn hoá lớn nhất của loài người và là biểu hiện quan trọng nhất của đặc trưng một dân tộc , tộc người. Dân tộc Giáy cũng như các dân tộc khác, trong khi gia nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam và công nhận tiếng Việt là quốc

ngữ, được dùng làm phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc, thì mỗi dân tộc đều mong muốn tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình sẽ không bao giờ bị mất đi, mà cùng tồn tại với các tiếng nói khác. Tuy nhiên do đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là xen kẽ nhau cho nên trong quá trình giao tiếp nhiều dân tộc thường dùng song ngữ hay đa ngữ, dẫn đến tình trạng pha tạp ngôn ngữ. Tỉnh Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống, sự tiếp xúc và giao thoa đa chiều trong ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Sở dĩ người Giáy ở Lào Cai có nhiều tên gọi khác là do sự pha tạp ngôn ngữ của các tộc người khác đó là: Giáy Nắm, phát âm hơi trầm và chênh âm của từ, nghiêng sang tiếng Nùng ở vùng Thái Niên, Xuân Quang của huyện Bảo Thắng; Giáy Nóng là người Giáy xen với người Nùng ở Bản Lầu của huyện Mường Khương; Giáy Táy là xen với người Tày ở vùng Cam Đường, Tả Phời thành phố Lào Cai. Cá biệt có “người Giáy ở Bản Lầu - Mường Khương nói tiếng Nùng đã tự mình làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc , người Giáy Mường Hum – Bát Xát và một số dân tộc khác trong giao tiếp dùng tiếng quan hoả ( Vân Nam – Trung Quốc).[ 7, tr. 20]

Trong tín ngưỡng, tôn giáo: Đối với các dân tộc thiểu số đang còn đang trong trình độ phát triển văn minh tiền công nghiệp, thì tín ngưỡng, lễ nghi và phong tục là các lĩnh vực đời sống tâm linh vô cùng quan trọng, và ở đó chứa đựng các chỉ báo rất tiêu biểu về bản sắc và sắc thái dân tộc; nó cũng chỉ báo về độ bền vững và thăng bằng về sự phát triển xã hội. Song đây là lĩnh vực khó áp đặt của dân tộc này vào với dân tộc khác, những tinh hoa văn hóa bắt rễ sâu như thế nào trong đời sống cộng đồng, thỡ những hủ tục lạc hậu cũng có sức bền và sống lâu trong tiềm thức con người thế ấy, những biến động trong tầng sâu thẳm của tâm linh phải diễn ra trong rất nhiều năm và rất nhiều đời người. Các nghi lễ tang ma, lễ tết của người Giáy ở Lào Cai hiện nay đó được tinh giản đi rất nhiều so với trước.

Trong nghi lễ tang ma, trước đây khi có người thân qua đời, dân tộc Giáy thường để từ 3 đến 5 đến 7 ngày thậm chí là 9 ngày và có thể hơn. Còn hiện nay phổ biến là để 3 ngày do đó nghi thức mo tang lễ gồm 80 bài cũng phải giản lược, về hình thức, thủ tục thực hiện các tiết mo, bài mo sẽ được sắp xếp lại chặt chẽ hơn. Một xu hướng biến đổi khác trong nghi thức tang lễ của dân tộc Giáy hiện nay là đem người chết đi chôn trước

rồi thực hiện nghi thức mo tang lễ sau, như vậy vừa thực hiện được nếp sống văn minh vừa giữ gìn được tinh hoa văn hoá của dân tộc mình. Tuy nhiên một xu thế khác đang diễn ra đó là một số người( nhất là lớp trẻ) ít quan tâm đến văn hoá của dân tộc mình, họ muốn tổ chức tang lễ theo kiểu thành thị do đó họ cũng không muốn học mo và như vậy mo tang lễ có được giữ gìn hay không chỉ còn trông đợi vào các ông thầy mo có kiên trì truyền dạy cho con cháu hay không. Sự tồn tại của mo tang lễ dân tộc Giáy diễn ra như vậy là do cuộc sống văn minh, hiện đại lấn át nếp sống cũ, từ đó thế hệ sau này sẽ đơn giản hoá các phong tục và như vậy, tang lễ và mo tang lễ của dân tộc Giáy cùng với những ý nghĩa giáo dục sâu sắc và sắc thái đặc trưng mà nó có cũng sẽ bị mai một, thất truyền một cách đáng tiếc.

Trong nghi lễ cưới xin của người Giáy những phần rườm rà cũng đã được lược bỏ, như hát mở cổng, hát xin dâu, hát trao dâu... các tập tục thách cưới nặng nề cũng được loại bỏ dần. Cùng với sự phát triển về kinh tế, trình độ dân trí của đồng bào Giáy ngày một nâng lên, hiện nay số lượng đôi trai gái đi theo tiếng gọi của trái tim mình mà không “chờ” sự sắp xếp của cha mẹ ngày một gia tăng, người con trai tự đưa người mình yêu đến gia mắt bố mẹ, họ hàng và làm lễ gia tiên luôn thì những quy trình thực hiện nghi thức một lễ cưới truyền thống của tộc người Giáy như xem mặt xem nhà; thả mối mai; thách cưới; lễ đoạn lời...đều bỏ hết. Chỉ còn lễ cưới với 2 bữa tiệc mời khách ở 2 bên gia đình mà thôi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giữ gỡn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay pptx (Trang 51 - 53)