Sự nhận thức của các nhà lãnh đạo ở các cấp đối với vấn đề văn hóa còn nhiều khiếm khuyết và lệch lạc, chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của văn hóa trong trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và của Tây Bắc nói riêng. Chỉ thấy một chiều, văn hóa là kết quả của quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội, chưa thấy được văn hóa sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Từ đó dẫn tới những chủ trương và sự chỉ đạo thực tiễn nhiều lúc, nhiều nơi không đáp ứng và làm chủ được những biến đổi đang diễn ra, có biểu hiện xem nhẹ văn hóa, không chú ưý đầu tư cho văn hóa. Các chương trình đầu tư cho miền núi hàng năm tương đối lớn và quy mô, nhưng hầu như chưa chú ưý thích đáng cho văn hóa và các hoạt động liên quan tới văn hóa.
Bên cạnh đó do chưa nhận thức được đầy đủ giá trị tư tưởng của văn hóa truyền thống, xem nhẹ những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, dẫn tới sự nôn nóng muốn cải tạo văn hóa cổ truyền, ào ạt du nhập các yếu tố văn hóa văn minh, hiện đại mà không xem xét, đánh giá cái được cái mất ở hiện tại và tương lai. Điều đó, đã dẫn tới tình trạng: cái cũ lạc hậu không xóa đi được, mà cái mới cũng không thâm nhập nổi. ở một số nơi, văn hóa mới thâm nhập được nhưng lại là sự sao chép, bắt chước như sao chép mô hình lối sống của người Kinh từ Nhà ở, trang phục, đồ dùng sinh hoạt. Thanh niên người Giáy không biết tới một làn điệu dân ca của dân tộc mình, nhưng lại thuộc lòng những bài hát nhạc vàng, nhạc sến của người Kinh…trong khi những giá trị văn hóa của dân tộc họ lẽ ra phải được chính họ gìn giữ và phát huy.
Việc đầu tư cho sưu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số chưa có hệ thống, từ đó dẫn tới mơ hồ trong sự chỉ đạo đánh giá các giá trị văn hóa: cái nào cần được bảo vệ, giữ gìn, kế thừa? cái nào cần hạn chế xóa bỏ? Nhận thức, chỉ đạo và định hướng cho các hoạt động giao lưu văn hóa còn thiếu cơ sở khoa
học, lúc thì áp đặt, lúc thì quá buông lỏng, do vậy thường bị động, chưa phát huy được vai trò của giao lưu văn hóa để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và xã hội, nhiều khi các hoạt động giao lưu văn hóa còn mang nặng tính hình thức, phong trào.
Chưa có những biện pháp hữu hiệu để khai thác, bảo quản, giữ gìn và phát huy vốn nghệ thuật dân gian, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một và có nguy cơ bị mất do các già làng khuyết dần. Các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ thiếu khoa học trong cách thức tổ chức, dàn dựng tiết mục. Công tác tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho các hoạt động văn hóa còn chưa đầy đủ, kịp thời. Nhiều phong trào còn chưa sát thực với điều kiện thực tế địa phương cho nên chưa phát huy được hiệu quả.
- Về trình độ dân trí:
Trong một xã hội với một nền sản xuất thấp kém, kinh tế tự cấp tự túc là chính, các kỹ thuật được sử dụng cho lao động sản xuất và sinh hoạt chỉ thuần túyư là kinh nghiệm được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ đời trước truyền lại cho đời sau thông qua một nền giáo dục tự phát. Gia đình là môi trường, là nhà trường của mỗi cá thể, thế hệ trước là thầy của thế hệ sau. Cuộc sống của họ chủ yếu là những chuỗi ngày lao động miệt mài để có cái ăn, chủ yếu là lao động chân tay thuần túy. Chính điều đó làm cho họ có thói quen lười suy nghĩ, ít tư duy, không chịu khó tìm tòi những kiến thức mới, bằng lòng với cuộc sống.
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn nhằm phát triển kinh tế xã hội cho vùng các dân tộc thiểu số sinh sống; đã triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình cho vay vốn làm ăn kinh tế, mở rộng mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe tới tận các xã bản vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các chính sách cho phát triển sự nghiệp giáo dục ở miền núi; đầu tư các nguồn lực cho công tác giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, có các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho con em các dân tộc thiểu số đến trường, tạo điều kiện cho con em các dân tộc được học tập nâng cao trình độ…nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của bà con các dân tộc, trong đó có dân tộc Giáy có phần tăng lên đáng kể. Song, trên thực tế do sức ỳ của thói quen lối nghĩ và nếp sống từ lâu đời, ở các xã bản vùng
sâu vùng xa tình trạng con em người dân tộc ngại đến trường, ngại học vẫn còn phổ biến. Nhiều bản, vận động các em đi học đã khó, nhưng giữ các em đến lớp thường xuyên, không bỏ trường bỏ lớp lại là một việc làm khó hơn nhiều... Nhìn chung, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc, trong đó có dân tộc Giáy so với người Kinh vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc Giáy tham gia công tác ở cơ sở còn nhiều bất cập về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, khả năng nhạy bén về thông tin hầu như chưa theo kịp với yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay.
Như vậy bên cạnh thành tựu đã đạt được, chúng ta lại đang đứng trước một thực tế đáng lo ngại, đó là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá, các giá trị truyền thống dân tộc. Do vậy, để vừa giữ gỡn, phỏt huy được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đảm bảo phát triển mọi mặt của đời sống xó hội đũi hỏi sự phỏt huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của nhân tố chủ quan trong quá trình tham gia toàn cầu hoá là rất quan trọng.