Đặc điểm môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giữ gỡn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay pptx (Trang 39 - 40)

Môi trường tự nhiên là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, khoáng sản...sẵn có trong tự nhiên không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó quy định những điều kiện sinh hoạt vật chất cụ thể cho con người và khả năng cho chính con người. Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc với điều kiện môi trường tự nhiên khá phức tạp và khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian, đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá( có vùng xuống tới 00C và có tuyết rơi) đã tạo cho các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Giáy ở Lào Cai một phong cách sống, cách ứng xử, sinh hoạt văn hóa riêng biệt so với các tỉnh khác.

Chính sự quy định đó buộc con người phải chống chọi với tự nhiên để thích nghi, trên cơ sở đó con người cải tạo tự nhiên nhằm đáp ứng cho nhu cầu tồn tại của mình. Trong quá trình đó, con người cũng đồng thời hoàn thiện bản thân mình bằng những công cụ được tạo ra từ chính bàn tay họ, và như vậy các giá trị văn hóa cũng được nảy sinh và tồn tại tạo nên bản sắc văn hóa. Như vậy điều kiện môi trường tự nhiên góp phần rất quan trọng trong việc hình thành bản sắc văn hóa.

Trên bàn đồ Tổ quốc, Lào Cai mang hình con rùa vàng – một trong 4 con vật quý và linh thiêng( tứ linh) của văn hóa Việt( Long, Ly, Quy, Phượng). Lào Cai nằm ở tọa độ địa lý từ 220 40’56’’ đến 22050’30’’ vĩ độ Bắc; 103030’24’’ đến 104038’21’’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía nam giáp tỉnh Yên Bái; phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Lào Cai có diện tích tự nhiên là 6.350 km2; là nơi cư trú của 25 dân tộc anh em với số dân gần 60 vạn người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 64%.

Lào Cai có đường biên giới chung với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dài 203 km, trong đó có 59 km đường đất liền và 144 km đường sông, suối. Có cử khẩu Quốc tế Lào Cai và cửa khẩu Quốc gia Mường Khương, có tuyến đường sắt liên vận

quốc tế Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh . Với vị trí địa lý đặc biệt này, Lào Cai trở thành đầu mối thông thương, kinh tế, giao lưu văn hóa với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung.

Rừng ở Lào Cai có 278.907 ha chiếm 43,87% tổng diện tích tự nhiên. Theo thống kê, hiện có 754 loài làm thuốc; 458 loài cho gỗ; 331 loài bóng mát, cây cảnh; 126 loài rau ăn; 60 loài lấy quả; 43 loài cho nhựa mủ, 41 loài cho tinh dầu...

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Đến nay ở Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: Mỏ Apatít Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỉ tấn, mỏ sắt quý xa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quý Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn...

Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi(Phần Lan, cá tầm(Nga)...Đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa – một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam.

Với 25 nhóm ngành dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá... “Không chỉ nhiều di sản vật thể và phi vật thể được phát hiện và bảo tồn mà Lào Cai còn có một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được khám phá hết” [54 tr 18].

Với đặc điểm môi trường tự nhiên như vậy thì môi trường sinh tồn của các dân tộc thiểu số ở Lào Cai là một vùng núi rừng trùng điệp xen lẫn những thung lũng bằng phẳng đất đai màu mỡ, những dòng sông đỏ nặng phù sa. Thiên nhiên hùng vĩ vừa gần gũi vừa hoang sơ đã tạo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai có được một bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo, riêng biệt thống nhất trong đa dạng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giữ gỡn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Giáy ở Tỉnh Lào Cai hiện nay pptx (Trang 39 - 40)