Xõy dựng mụi trường xó hội lành mạnh, nhà trường nhõn văn, gia đỡnh văn hoỏ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đại học thái nguyên hiện nay doc (Trang 99 - 107)

hoỏ

Môi trường xó hội lành mạnh, nhà trường nhân văn, gia đỡnh văn hoá là cơ sở, là nền tảng trên đó hỡnh thành niềm tin, tỡnh cảm, hành vi đạo đức tốt đẹp của sinh viên, cũng là nơi sinh viên thể hiện các hành vi đạo đức của mỡnh, thể hiện phẩm chất, nhõn cỏch con người.

Môi trường xó hội lành mạnh đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, chính trị, văn hoá - xó hội, đạo đức hướng đến mục tiêu vỡ hạnh phỳc của mỗi cỏ nhân của cả cộng đồng.

Để xây dựng môi trường xó hội lành mạnh, từ gúc độ quốc gia, một mặt Đảng ta chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa nhằm phỏt triển kinh tế xõy dựng xó hội giàu mạnh, đồng thời thực hiện công bằng xó hội trong từng

bước phát triển, thực hiện dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa, tiến tới xó hội văn minh. Trong quỏ trỡnh đó, Đảng ta chú trọng kiện toàn cơ chế thị trường thông qua việc hoàn thiện hệ thống luật pháp phù hợp với sự vận hành lành mạnh của thị trường, hạn chế những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, lành mạnh hoá các quan hệ xó hội; thực hiện xõy dựng Nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa. Việc xõy dựng Nhà nước pháp quyền xó hội chủ nghĩa khụng chỉ là đũi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường mà cũn là yờu cầu trong xõy dựng cỏc chuẩn mực đạo đức mới, đảm bảo tạo việc làm, thu nhập chính đáng và cơ hội phát triển cho mọi người, trong đó có sinh viên. Tác động tiêu cực về kinh tế - xó hội từ mặt trỏi của kinh tế thị trường đó ảnh hưởng tiêu cực tới quan niệm, hành vi đạo đức ở sinh viên. Việc lành mạnh hoá môi trường xó hội, cụng bằng, dõn chủ, cú kỷ cương pháp luật, tạo dư luận xó hội phờ phỏn những biểu hiện đạo đức sai lệch sẽ có tác dụng củng cố niềm tin, ý chí phấn đấu trong sinh viên.

Nhà trường, học đường, ký tỳc xỏ, nhà trọ cũng chớnh là mụi trường xó hội thu nhỏ của sinh viên, là môi trường đặc biệt của sinh viên.

Nhà trường là nơi đào tạo không những về kiến thức, mà cũn giỏo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên cho nên nhà trường cần phải giữ kỷ cương, nề nếp học đường, tạo môi trường lý tưởng cho học sinh, sinh viên hỡnh thành và phỏt triển nhân cách. Nhà trường nhân văn phải đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật học đường, dạy và học đạt chất lượng cao, quan hệ thầy trũ trong sỏng trờn cơ sở tinh thần tôn sư, trọng đạo, hiếu học, dân chủ. Mỗi giáo viên phải là những tấm gương sáng đầy thuyết phục để sinh viên học theo.

Học đường là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động giáo dục, rèn luyện của sinh viên. Cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bỡnh đẳng giữa thầy và trũ, giữa sinh viờn với cỏn bộ nhõn viờn trong trường trên cơ sở tôn sư, trọng đạo, phự hợp với tỡnh hỡnh mới. Mối quan hệ này đến lượt mỡnh lại tạo điều kiện cho quá trỡnh giảng dạy, học tập đạt hiệu quả cao. Sự bỡnh đẳng trên nguyên tắc vừa đảm bảo được đạo lý thầy trũ truyền thống, vừa tạo điều kiện dân chủ để phát huy tính sáng tạo, sự độc lập, có chủ kiến trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Hiện nay, môi trường học đường ít nhiều đó bị cỏc tiờu cực của mặt trỏi nền kinh tế thị trường xâm nhập, làm tha hoá một bộ phận cán bộ, giảng viên, sinh viên. Các hiện tượng tiêu cực như: lười học, thiếu ý thức trờn giảng đường, tiếp thu thụ động, gian dối trong học tập và thi cử, mua điểm, bán bằng…. đang trở thành vấn nạn. Phải "tăng cường trật tự, kỷ cương, xây dựng, củng cố nền nếp, thực hiện trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trũ ra trũ, dạy ra dạy, học ra học. Phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục thiết thực và sâu sắc đối với học sinh, sinh viên" [21, tr.13]. Một mặt nêu cao tinh thần trung thực, tự trọng của sinh viên, mặt khác cần có quy chế quản lý chặt chẽ, xử lý nghiờm khắc những trường hợp vi phạm đối với cả giáo viên và sinh viên. Cải tiến công tác thi cử, áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm và làm bài tự luận ra đề thi theo hướng gắn lý thuyết với thực hành, gắn với hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân của sinh viên để hạn chế tỡnh trạng sao chộp bài thi, bài luận.

Để sinh viên nhận thức được tính thiết thực của việc học tập sẽ tự giác điều chỉnh hành vi, không vi phạm quy chế học tập thi cử, nhà trường cần cần có chương trỡnh đào tạo thiết thực, chú ý đào tạo theo mục tiờu sử dụng phự hợp, khắc phục tỡnh trạng thiờn về trọng khoa cử, bằng cấp, khụng coi trọng hiệu quả thực tế. Trờn thực tế, nhiều sinh viờn học giỏi, nhưng ra trường làm việc không hiệu quả bởi chương trỡnh đào tạo nặng về lý thuyết, xa rời thực tế. Chớnh vỡ vậy, nhà trường cần kết hợp tạo điều kiện cho sinh viên tham gia phát triển kinh tế để sinh viên thử nghiệm kiến thức và bản lĩnh trong thực tế, kết hợp lý thuyết với thực hành, phỏt huy tớnh năng động, sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm, vun đắp tinh thần yêu lao động và trực tiếp đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xó hội của đất nước. Việc làm này vừa góp phần đào tạo sinh viên, vừa tạo nên sự gắn bó của các em với tập thể, với nhà trường hơn nữa.

Các chính sách ưu đói cũng cần thiết thực, phù hợp từng đối tượng (con em gia đỡnh chớnh sỏch, thương binh liệt sĩ, vùng sâu, vùng xa, miền núi, nhà nghèo). Chính sách thiên về ưu tiên cộng điểm, cắt xén chương trỡnh là việc làm khụng khoa học với học đường, nó dẫn đến chất lượng đào tạo thấp, bằng cấp không đúng thực chất. Sự ưu đói nờn thực hiện qua việc miễn giảm học phớ, tăng học bổng, trợ cấp, tạo điều kiện về tài liệu học tập, sách vở, thông tin, sinh hoạt, đi lại…

Cần mở rộng cụng tỏc tuyờn truyền, phũng chống các tệ nạn xó hội thâm nhập vào môi trường sinh viên, đấu tranh phũng chống vi phạm phỏp luật và các tệ nạn xó hội trong sinh viờn.

Hiện tại nhiều sinh viên đang gặp nhiều khó khăn về nhà ở do ký túc xá không đủ. Việc một số sinh viên phải thuê nhà ở ngoài có thể dễ bị nhiễm thói hư, tật xấu. Vỡ thế việc xõy dựng ký tỳc xỏ và nhà trọ sinh viờn văn hoá đang đặt ra rất cấp thiết.

Việc tổ chức có chất lượng, và phù hợp các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao, cung cấp cho sinh viên trong ký túc xá những món ăn tinh thần lành mạnh sẽ góp phần xây dựng năng lực thẩm mỹ, tăng cường thể lực, hỡnh thành lối sống lành mạnh trong sinh viờn. Tại ký tỳc xỏ Khoa Cụng nghệ thụng tin đang tồn tại mô hỡnh đài phát thanh sinh viên ký tỳc xỏ, cú nội dung hướng dẫn sinh viên học tập, tạo môi trường giao lưu, phục vụ nhu cầu cập nhật thông tin, thời sự trong và ngoài nước, thưởng thức các bài hát hay, các áng thơ, văn đẹp của sinh viên. Trong những năm gần đây, các hội thi tiếng hát sinh viên, giải bóng đá sinh viên được tổ chức thường xuyên đó tạo ra những sõn chơi lành mạnh. Từ đó, ngăn chặn các hủ tục lạc hậu, mê tín, văn hoá đồi truỵ, kích động, bạo lực xâm nhập vào môi trường sinh viên.

Phỏt huy tớnh tớch cực xó hội của sinh viờn thụng qua việc thành lập đội sinh viên xung kích giữ gỡn an ninh trật tự trong trường, trong ký tỳc xỏ và ngoài xó hội. Phỏt triển về quy mụ, loại hỡnh cỏc phong trào sinh viờn tỡnh nguyện vỡ cộng đồng (tỡnh nguyện tại chỗ, tỡnh nguyện quanh năm) góp phần phát triển kinh tế, giữ gỡn trật tự an toàn giao thụng, vệ sinh môi trường, xây dựng nền quốc phũng toàn dõn bảo vệ Tổ quốc. Cú biện phỏp phũng ngừa và xử lý kịp thời cỏc hành vi của cỏc thế lực thự địch tuyên truyền, lừa bịp kích động lôi kéo sinh viên làm trái pháp lụât, gây mất ổn định chính trị, an ninh xó hội.

Xây dựng tinh thần tương thân, tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong trong học tập, trong sinh hoạt ở ký tỳc xỏ. Tỡnh cảm đạo đức là nền tảng cho việc thực hiện các hành vi đạo đức trong thực tiễn.

Xây dựng môi trường gia đỡnh văn hoá, từ góc độ quốc gia, Đảng ta chủ trương phát động phong trào xây dựng gia đỡnh văn hoá với mối quan hệ tỡnh cảm tốt đẹp, có

trật tự đạo đức trên dưới giữa các thành viên trong gia đỡnh, cú gia phong và thuần phong mỹ tục của dõn tộc.

Gia đỡnh là tế bào của xó hội, là môi trường đầu tiên, môi trường quan trọng, trong đó mỗi cá nhân gắn bó, trưởng thành. Tổ ấm gia đỡnh cú tỏc dụng nuụi dưỡng tâm hồn con người, hỡnh thành nhõn cỏch và định hướng quan niệm đạo đức, hành vi đạo đức.

Trong xó hội hiện đại, mỗi cá nhân tích cực tham gia vào đời sống xó hội để tự khẳng định mỡnh. Với sinh viờn đó là các hoạt động học tập, làm thêm và tham gia vào một số lĩnh vực khác. Trong quá trỡnh hoạt động này, sự tự ý thức cá nhân được nâng cao, vai trũ của cỏ nhõn được khẳng định bên cạnh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đỡnh dựa trờn cơ sở tỡnh thương huyết thống thiêng liêng, nghĩa vụ, bổn phận, sự quan tâm đến nhau. Vào đại học, đa phần sinh viên sống xa gia đỡnh. Đạo đức sinh viên là sự tiếp nối của đạo đức đó được hỡnh thành từ trong gia đỡnh. Sự xa cỏch về địa lý cũng không hoàn toàn cắt đứt mọi ảnh hưởng của gia đỡnh với mỗi cỏ nhõn sinh viờn. Sống xa nhà, nhưng họ lại tiếp tục gia nhập vào một dạng

"gia đỡnh mới" - tập thể. Đặc biệt với những sinh viên học gần nhà, vẫn sống cùng gia đinh thỡ quan hệ gia đỡnh vẫn tiếp tục được duy trỡ.

Một tỡnh trạng đang diễn ra trong việc giáo dục đạo đức ở gia đỡnh hiện nay là thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, hoặc phú mặc việc giỏo dục cho nhà trường. Một số gia đỡnh bố mẹ làm ăn phi pháp, đạo đức suy giảm… khụng cũn là tấm gương cho con cái.

Thanh niên sinh viên hôm nay, từ nhỏ đó được làm quen với khoa học công nghệ hiện đại, với những thiết bị được số hoá, vỡ thế lối sống thay đổi, khác nhiều so với thế hệ trước. Hơn nữa bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, sức ép cạnh tranh ngày càng cao, buộc họ phải có những thay đổi thích ứng và vươn lên trong môi trường mới. Trong quá trỡnh đó có thể xuất hiện những biểu hiện lệch lạc về lối sống, suy thoái về đạo đức ở một bộ phận thanh niờn sinh viờn, gõy tõm lý lo ngại ở cỏc bậc cha mẹ. Do đó, cần thiêt tạo dựng mối quan hệ gắn bó trong gia đỡnh. ễng bà, cha mẹ phải trở thành người bạn lớn tuổi của con cháu, sống mẫu mực, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của các em; xây dựng mối quan hệ bỡnh đẳng phù hợp với

những biến đổi của gia đỡnh trong thời kỳ mới để các thành viên phát huy được năng lực của bản thân. Điều đó đặt nền tảng vững chắc cho sự hỡnh thành nhõn cỏch của cỏc em, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận những tri thức khoa học, tri thức văn hoá - xó hội, phỏt huy và giữ gỡn những giỏ trị đạo đức truyền thống trong quá trỡnh xõy dựng đạo đức mới của sinh viên.

KẾT LUẬN

Là một bộ phận của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên được hỡnh thành trong quỏ trỡnh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nó được các thế hệ thanh niên Việt Nam kế tiếp nhau giữ gỡn và phỏt huy vỡ vậy chỳng trở nờn trường tồn cùng lịch sử. Ngày nay trước những đổi thay của đất nước, giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên vẫn tiếp tục được khẳng định vị trí là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng nền đạo đức mới, cuộc sống mới cho thanh niên Việt Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng.

Từ khi Đảng chủ trương đổi mới, nước ta đi vào xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa. Hoàn cảnh mới này đó dẫn đến sự biến đổi to lớn của những giá trị đạo đức xó hội theo hai chiều hướng cả tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là cỏc hiện tượng phản giá trị, đi ngược với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở sinh viên - lực lượng có vai trũ vụ cựng to lớn trong hiện tại cũng như đối với tương lai của đất nước.

Thực tế ấy đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên, nhằm xây dựng một lực lượng trẻ, khoẻ, yêu nước, hăng say, nhiệt tỡnh, sỏng tạo, biết yờu quý và cú ý thức giữ gỡn truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam. Vỡ thế, việc xây dựng đạo đức cho sinh viên trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói chung, trị đạo đức truyền thống của thanh niên nói riêng và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại có một tầm quan trọng đặc biệt đối với tương lai đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Cũng như sinh viên cả nước, sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay đang tiếp tục giữ gỡn và phỏt huy cỏc giỏ trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong quá trỡnh xõy dựng đạo đức mới. Bên cạnh đó, do tác động của nhiều yếu tố khách quan và sự chi phối của những nhân tố chủ quan, vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên vẫn cũn nhiều hạn chế. Vỡ vậy, để phát huy hơn nữa các giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây

dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay nói chung, sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng, chúng tôi đề xuất những giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, tăng cường sự lónh đạo của các cấp uỷ đảng, Ban giám đốc, Ban giám hiệu và các đoàn thể, các phũng ban đối với việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học Thái Nguyên.

Hai là, tổ chức các phong trào hành động cách mạng, kích thích tính sáng tạo, tính chủ động để sinh viên có thể tự lực giải quyết những vấn đề của chính mỡnh.

Ba là, tăng cường đổi mới công tác giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bốn là, xây dựng môi trường xó hội lành mạnh, nhà trường nhân văn, gia đỡnh văn hoá.

Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả nhằm phát huy tốt nhất các giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay nói chung, sinh viên Đại học Thái Nguyên nói riêng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát huy giá trị đạo đức truyền thống của thanh niên trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đại học thái nguyên hiện nay doc (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)