Thực hiện nghị quyết Đại hội VIII về việc xây dựng các trung tâm đào tạo lớn và chất lượng cao ở các vùng, Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định 31/CP ngày 04/4/1994 của Chính phủ, trên cơ sở sát nhập, sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh, gồm các trường Đại học Cơ điện (nay là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp), Đại học Nông nghiệp 3 (nay là Đại học Nông - lâm), Đại học Sư phạm Việt Bắc (nay là Đại học Sư phạm Thái Nguyên), Đại học Y khoa (nay là Đại học Y Dược) và trường Công nhân Cơ điện Việt Bắc (nay là Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật).
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên không ngừng phát triển, hoàn thiện theo mô hỡnh của một trường đại học vùng. Có thể chia quỏ trỡnh phỏt triển của Trường thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1994 – 2000, Đại học Thái Nguyên có 6 đơn vị trực thuộc (05 trường và 1 trung tâm). Giai đoạn này có 5 trường thành viên ban đầu, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vùng Đông Bắc, Đại học Đại cương và một số khoa chuyên môn trực thuộc đại học được thành lập thêm. Các đơn vị này sau đó sát nhập vào Trường Đại học Sư phạm.
Giai đoạn 2000 – 2005, là giai đoạn phát triển và trưởng thành của nhà trường. Đại học Thái Nguyên có 10 đơn vị trực thuộc (5 trường Đaị học, 01 trường Cao đẳng, 02 Khoa chuyên môn, 1 Trung tâm Giáo dục quốc phũng và 01 Trung tõm nghiờn cứu). Giai đoạn này có 05 đơn vị đào tạo trực thuộc được thành lập, gồm Khoa Công nghệ thông tin (2001); Khoa Khoa học tự nhiên (2002); Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh (2004);
Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật (2005); Trung tâm Giáo dục Quốc phũng Thỏi Nguyờn từ đơn vị trực thuộc trường thành viên của đại học nâng cấp thành đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên (2002). Giai đoạn này, chỉ có các đơn vị đào tạo, chưa có các đơn vị phục vụ đào tạo.
Giai đoạn 2006 – 2009, là giai đoạn phát triển để hoàn chỉnh. Đại học Thái nguyên có 19 đơn vị thành viên gồm 06 trường Đại học (Đại học Y dược, Đại học Sư phạm, Đại học khoa học, Đại học Nông lâm, Đại học Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh); 01 trường Cao đẳng (Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật); 02 khoa chuyên môn (Khoa Công nghệ thông tin và Khoa Ngoại ngữ); 01 Trung tâm Giáo dục Quốc phũng ; 04 viện, trung tâm nghiên cứu; 05 đơn vị phục vụ đào tạo. Giai đoạn này có 09 đơn vị mới được thành lập, đó là Nhà xuất bản (2007), Trung tâm học liệu (2007), Bệnh viện thực hành (2007), Khối cơ quan Đại học (2007), Khoa Ngoại ngữ (2008), Viện nghiên cứu khoa học sự sống (2008), Viện Nghiờn cứu kinh tế - xó hội và nhõn văn miền núi (2008), Viện nghiên cứu phát triển công nghệ cao về kỹ thuật công nghiệp (2008) và Trung tâm hợp tác Quốc tế (2009). Đồng thời nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xó hội thành trường Đại học Khoa học (2008). Giai đoạn này, thành lập các đơn vị nghiên cứu phục vụ đào tạo. Việc thành lập các viện nghiên cứu đặt tiền đề cho sự phát triển của Đại học Thái Nguyên thành đại học nghiên cứu.
Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ giảng viên gồm 2900 cán bộ viên chức. Trong đó có 2112 giảng viên gồm 205 tiến sĩ, 60 giáo sư, phó Giáo sư, gần 1000 thạc sĩ, 413 giảng viên chính, 402 bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, bác sĩ nội trú.
Đại học Thái Nguyên đang đào tạo 116 ngành học bậc đại học, 53 ngành học bậc thạc sỹ, 18 ngành học bậc tiến sĩ. Các hệ đào tạo hiện nay rất đa dạng, ngoài hệ chính quy, cũn cú cỏc hệ vừa học vừa làm, cử tuyển, chuyờn tu, văn bằng hai, liên kết đào tạo.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường cũn thấp kộm, thiếu nơi làm việc, thiếu giảng đường, thiếu ký túc xá. Những khu giảng đường cũ đó xuống cấp trầm trọng. Ngày 01/08/1997, Thủ tướng Chính phủ đó ký quyết định số 660/TTg về việc quy hoạch tổng thể và đầu tư bước một cho Đại học Thái Nguyên. Song kinh phí được cấp hạn hẹp, nguồn vốn đầu tư thấp, mặt khác phần lớn học sinh, sinh viên thuộc khu vực miền núi,
đồng bào các dân tộc thuộc diện chính sách được miễn giảm học phí nên nguồn thu từ học phí thấp.
Trang thiết bị phục vụ đào tạo cũng thiếu thốn, không đủ phương tiện nghe nhỡn tối thiểu, như hệ thống phóng thanh không có hoặc không đủ tiêu chuẩn. Việc lắp đặt mạng Internet, mạng LAN tại giảng đường cũn hạn chế. Phần lớn cỏc phũng thớ nghiệm ở cỏc trường thành viên đó xuống cấp. Khoa Cụng nghệ thụng tin, Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật … không đủ máy tính cho sinh viên thực hành.
Trường mới đầu tư xây dựng một Trung tâm học liệu (năm 2007), nhưng tài liệu ít, chưa phong phú. Thư viện của các trường thành viên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập nghiên cứu của giáo viên và sinh viên.
Ký tỳc xá và khu vực chơi giải trí cho sinh viên cũn thiếu thốn, phần đông sinh viên vẫn phải thuê nhà trọ mặc dù nhà trường đó chỳ tõm xõy dựng ký tỳc xỏ. Trường đó được Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ đầu tư cho khu ký tỳc xỏ sinh viờn với 11 nhà 3 tầng, trang thiết bị hiện đại, nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên.
Phương hướng chung của Đại học Thái Nguyên là thực hiện "Đề án quy hoạch phát triển Đại học Thái nguyên thành Đại học trọng điểm, trung tâm đào tạo khoa học của vùng đến năm 2020" đó được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Mục tiêu cụ thể như sau:
Phấn đấu đến năm 2011, trở thành một đại học điện tử, công nghệ thông tin, truyền thông được ứng dụng sâu rộng trong quản lý, điều hành, giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng viên, phấn đấu đến năm 2015, 80% cán bộ, giảng viên có trỡnh độ sau đại học.
Đẩy mạnh đào tạo sau đại học. Số hoá toàn bộ giáo trỡnh cỏc mụn học (1800 mụn), cỏc tài liệu tham khảo chớnh.
Tập trung đầu tư cơ sở vật chất cho các viện nghiên cứu, cỏc phũng thớ nghiệm trọng điểm theo hướng hiện đại, chuyên sâu có khả năng tạo ra các sản phẩm khoa học có tầm cỡ quốc gia và quốc tế; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất thông qua hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các tỉnh trong vùng.
Đẩy mạnh nghiên cứu, liên kết đào tạo quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của đại học trong nước và khu vực.
Tập trung xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm bảo đủ giảng đường, nhà làm việc, thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Sau đây là khái quát về các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên.
Đại học Sư phạm
Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên, trước đây là Đại học Sư phạm Việt Bắc, được thành lập năm 1966. Trường đào tạo giáo viên có trỡnh độ cử nhân sư phạm thuộc KV1, KV2, VK2- nông thôn từ Hà Tĩnh trở ra. Trường có 15 khoa đào tạo với 24 chuyên ngành đào tạo bậc đại học; 20 chuyên ngành đào tạo sau đại học (17 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ, 03 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ). Trường có 01 Trung tâm tin học miền núi, 1 Trường phổ thông trung học bán công thực hành. Dự kiến đến năm 2010 Trường sẽ mở mới và tuyển sinh thêm 06 chuyên ngành bậc đại học, 04 chuyên ngành bậc thạc sĩ, 07 chuyên ngành bậc tiến sĩ.
Số lượng cán bộ giảng viên là 620 người, trong đó có 01 Giáo sư, 10 Phó giáo sư, 56 Tiến sỹ, 200 Thạc sĩ, 160 Giảng viên chính, 73 cán bộ đang theo học nghiên cứu sinh và 121 cán bộ đang theo học cao học.
Số lượng sinh viên chính quy hiện nay của trường là 7688 sinh viên.
Đại học Sư phạm đó hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học nước ngoài như Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, Đại học Ryukyu của Nhật Bản, Đại học Troyes của Pháp, Học viện sư phạm Quảng Tây của Trung Quốc.
Đại học kỹ thuật công nghiệp
Đại học kỹ thuật công nghiệp, nguyên là Đại học Cơ điện, được thành lập năm 1965. Năm 1976, Trường đổi tên là Đại học kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc, năm 1982 là Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, năm 1994 là Đại học Kỹ thuật công nghiệp.
Đại học Kỹ thuật công nghiệp là trường kỹ thuật đa ngành, đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ kỹ thuật, các hệ đại học chính quy, đại học vừa học vừa làm, các hệ đào tạo liên thông lên đại học cấp bằng chính quy.
Đội ngũ giảng viên của trường gồm 300 cán bộ giảng dạy, trên 70% có học vị tiến sĩ và thạc sĩ. Trường hiện có hơn 16000 sinh viên theo học.
Trường có các chuyên ngành mũi nhọn như cơ khí chế tạo mày, cơ khí luyện kim cán thép, cơ điện tử, cơ khí động lực, tự động hoá, thiết bị điện, điện tử - viễn thông, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật máy tính, đo lường điều khiển, sư phạm kỹ thuật cơ khí, sư phạm kỹ thuật điện, sư phạm kỹ thuật tin học, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật xây dựng công trỡnh, quản lý cụng nghiệp…
Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định giao nhiệm vụ triển khai đào tạo chương trỡnh tiờn tiến trỡnh độ đại học, ngành kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engieering) cho Trường kể từ năm học 2008 – 2009, với nội dung tiên tiến và cập nhật nhất, sẽ mời các giáo sư đầu ngành của Hoa kỳ, Australia, Anh quốc…cùng giảng viên có trỡnh độ, kinh nghiệm của trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí tại Khoa cơ khí và Hàng không vũ trụ trường Đại học Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng - Đại học Bang New York, USA.
Hơn 42 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đó được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Ba.
Đại học Y - Dược
Đại học Y - Dược được thành lập năm 1968, trên cơ sở Trường Y sĩ Việt Bắc. Hiện nay, Trường có 400 cán bộ công chức, trong đó có 23 Phó giáo sư, 28 Tiến sĩ, 148 Thạc sĩ và 15 bác sĩ chuyên khoa II, 15 bác sĩ chuyên khoa I, 152 cử nhân, bác sĩ, kỹ thuật viên.
Trường có mối quan hệ hợp tác mật thiết với các viện, các trường của các nước Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…. Trường đó được các Bộ, Ngành và Chính phủ đánh giá cao.
Đại học Nông Lâm
Đại học Nông Lâm (trước năm 1994 là Đại học Nông nghiệp 3) được thành lập năm 1970. Hiện nay, trường có 455 cán bộ giảng dạy và nhân viên, trong đó cán bộ giảng dạy là 300 với 1 giáo sư tiến sĩ, 17 phó giáo sư tiến sĩ, 52 tiến sỹ, 150 thạc sĩ. Trường phấn đấu đến năm 2010, trên 40% số cán bộ giảng dạy có trỡnh độ tiến sĩ.
Trường có 8 khoa đào tạo là: Nông học; Chăn nuôi thú y; Lâm nghiệp; Sư phạm kỹ thuật; Khuyến nông và phát triển nông thôn; Tài nguyên và môi trường; Khoa học cơ bản; Khoa học sau đại học với 21 ngành học, trong đó có 05 ngành đào tạo bậc thạc sĩ và 06 ngành đào tạo tiến sĩ.
Trường có Trung tâm liên kết đào tạo và tư vấn du học quốc tế, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm tin học ứng dụng, Trung tâm thực hành thực nghiệm, Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm nghiệp miền núi, Trung tâm tài nguyên và môi trường miền núi, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp miền núi phía Bắc…
Trường có khuôn viên rộng 120ha, cảnh quan đẹp với 60 phũng học, một thư viện lớn với 45.000 đầu sách, 150 loại tạp chí, 40 máy tính nối mạng, 200 đĩa CD - Rom chứa đựng hàng chục vạn tư liệu tham khảo. Một phũng thớ nghiệm trung tõm với cỏc trang thiết bị phõn tớch hiện đại và các phũng thớ nghiệm của cỏc khoa và bộ môn. Trường có 02 khu ký túc xá có đủ chỗ ở cho 2500 sinh viên nội trú, có 2 nhà thi đấu đa năng. Hiện tại quy mô đào tạo của Trường vào khoảng 6000 sinh viên hệ chính quy, 5000 sinh viên hệ phi chính quy (vừa học vừa làm), 200 học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh
Đại học Kinh tế và quản trị kinh thành lập 2004, trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các đơn vị đào tạo kinh tế và kinh doanh trong Đại học Thái Nguyên. Trường có nhiệm vụ đào tạo trỡnh độ đại học và trên đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý cho cả nước, nhất là các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hiện nay, Trường có gần 200 giảng viên, trong số đó đó cú trờn 60% đó đạt trỡnh độ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, 20% giảng viên có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh; có trên 7000 sinh viên thuộc 10 chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và gần 150 học viên cao học, 11 nghiên cứu sinh kinh tế.
Mục tiêu của nhà trường đến năm 2015, 80% giảng viên có trỡnh độ sau đại học là, 50% giảng viên thành thạo tiếng Anh, sẽ có chuyên ngành đào tạo là: 03 chuyên ngành bậc tiến sĩ, 08 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 20 chuyên ngành bậc đại học.
Đại học khoa học
Đại học khoa họcđược thành lập năm 2008 trên cơ sở Khoa Khoa học tự nhiờn và Xó hội. Năm 2002, khoa Khoa học tự nhiên Đại học Thái Nguyên được thành lập, năm 2006 đổi tên là Khoa Khoa học tự nhiên và Xó hội, cú nhiệm vụ giảng dạy cỏc kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên cho các trường thành viên, đào tạo trỡnh độ đại học, sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Hiện nay, Khoa đang có trên 200 cán bộ viên chức với 160 giảng viên, trong đó có 3 Phó giáo sư, 12 Tiến sĩ, 73 Thạc sĩ và 56 cán bộ đang đi học Nghiên cứu sinh, học Thạc sĩ.
Khoa đang có hơn 3000 sinh viên các hệ của 13 ngành đào tạo đại học, 3 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 1 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.
Khoa Công nghệ Thông tin
Khoa Công nghệ Thông được thành lập năm 2001. Khoa đó phối hợp quản lý và đào tạo với Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Vịêt Nam, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, điều khiển tự động và hệ thống thông tin kinh tế …
Hiện nay, Khoa đó cú 250 cỏn bộ, giảng viờn, trong đó trên 40% đạt trỡnh độ sau đại học. Khoa hiện đang có hơn 6000 sinh viên, học viên thuộc 4 ngành đào tạo là Công nghệ thông tin, Công nghệ Điều khiển tự động, Điện tử viễn thông, Hệ thống thông tin kinh tế với các bậc đào tạo cao học, đại học, cao đẳng.
Khoa đó tổ chức thành cụng nhiều cuộc hội thảo cấp quốc gia và quốc tế, nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu khoa học đó được ứng dụng vào thực tế. Khoa đó thiết lập quan hệ quốc tế và triển khai chương trỡnh đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin & Tiếng Anh với các trường Đại học và các tổ chức của các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ…
Mục tiêu trong thời gian tới là Khoa phấn đấu trở thành Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, đào tạo nghiên cứu khoa học và công nghệ chất lượng cao.
Khoa Ngoại ngữ được thành lập năm 2007, trên cơ sở tổ chức lại khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học sư phạm. Hiện nay, Khoa có hơn 200 giảng viên, trong đó trỡnh độ sau đại học là 90%.
Khoa có 436 sinh viên thuộc các hệ đại học chính quy, cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ.
Mục tiêu của Khoa đến năm 2015 là đào tạo 3 chuyên ngành bậc tiến sĩ, 8 chuyên