Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và nhân viên làm công tác tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay. (Trang 81 - 85)

II. Các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty

1.Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và nhân viên làm công tác tiêu thụ sản

Quản lý tiêu thụ sản phẩm suy cho cùng là quá trình hình thành và thực hiện các chức năng : lập kế hoạch tiêu thụ, tổ chức thực hiện, điều khiển thực hiện hoạt động tiêu thụ và kiểm tra công tác tiêu thụ theo đúng kế hoạch. Tất cả các khâu này đều được thực hiện trong từng hoạt động của hoạt động tiêu thụ sản phẩm gồm: quản lý hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, quản lý công tác lập kế hoạch tiêu thụ, quản lý công tác xây dựng hệ thống kênh phân phối, quản lý công tác thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng và quản lý thực hiện các hoạt động dịch vụ hậu mãi.

Để quản lý tôt các chức năng này cần sự phối hợp của các nhà lãnh đạo mà trực tiếp là ban lãnh đạo phòng kinh doanh của công ty và các nhân viên phòng thị trường của công ty. Để quản lý tốt thì vấn đề thông tin là nhiệm vụ hàng đầu của các cán bộ quản lý.

Do đó các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chính là đặt ra các nhiệm vụ đối với các nhà quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm cần phải làm.

Sau đây là một số giải pháp mà công ty cần hướng tới.

1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và nhân viên làm công tác tiêu thụ sản phẩm. tác tiêu thụ sản phẩm.

1.1 Cơ sở:

Sự thành công và thất bại của nhiều tổ chức đã chỉ ra rằng nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức đó là con người. Những người quản lý được đào tạo tốt sẽ có khả năng tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi để nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao.

Công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều hoạt động từ nghiên cứu thị trường, quản trị hệ thống kênh phân phối, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, tổ chức hoạt động bán hàng, tổ chức tốt các dịch vụ cần thiết sau bán hàng. Do vậy mà người quản lý cũng như nhân viên đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với thị trường ngoài ra còn phải có kiến thức tốt nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

1.2 Nội dung

1) Công ty cần có kế hoạch đào tạo lại, bổ sung mới lực lượng cán bộ và lực lượng lao động. Hình thức đào tạo phải hết sức phong phú và có chọn lọc, tránh đào tạo một cách máy móc, không có chất lượng hoặc không phù hợp với thực tế yêu cầu của Công ty. Kế hoạch đào tạo phải được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và có chiến lược lâu dài trên cơ sở quy hoạch cán bộ, tránh việc nhấn mạnh lĩnh vực này mà quên lĩnh vực kia để khi cần thì việc bố trí cán bộ lúng túng và thiếu hụt.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo, công ty cần tiến hành đánh giá lại toàn bộ chất lượng lao động, từ đó căn cứ vào năng lực để bố trí và căn cứ vào mục tiêu phát triển của công ty để có kế hoạch đào tạo cụ thể.

2) Chương trình đào tạo phải được đổi mới thiết thực, tránh việc đào tạo rập khuôn và lệch lạc trong thời gian trước. Chương trình đào tạo nâng bậc cho cán bộ, nhân viên phải sát thực tiễn, không được coi việc học và thi nâng bậc chỉ nhằm mục đích nâng lương cho công nhân, qua việc đào tạo nâng bậc cho công nhân để nâng cao trình độ lý thuyết và tay nghề thực hành là chính. Người lao động hưởng bậc lương nào phải tương xứng với đóng góp vào sản xuất kinh doanh của Công ty theo mức đó.

4) Đội ngũ cán bộ công nhân viên là một trong những nguồn lực góp phần quyết định tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, vì vậy cần thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện cho người lao động có cuộc sống

ổn định, gắn bó với đơn vị; đảm bảo tăng năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh làm động lực thúc đẩy sản xuất phát triển;

1.3 Điều kiện thực hiện

Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần nguồn kinh phí. Do đó công ty cần dành một phần ngân quỹ hợp lý của mình để chi cho công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ cũng như nhân viên trong công ty.

2.Quản lý chặt chẽ công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường và mở rộng thị trường.

2.1 Cơ sở.

Nghiên cứu thị trường giúp công ty có những thông tin đầy đủ về thị trường, có được cái nhìn tổng quát về thị trường như tổng cung, tổng cầu, giá cả thị trường, các chính sách của nhà nước, hiểu biết chi tiết về đối thủ cạnh tranh từ đó tìm ra được cơ hội cũng như nguy cơ đe doạ của thị trường. Kết hợp với phân tích khả năng của doanh nghiệp để lựa chọn chiến lược, định hướng hoạt động, đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường và kinh doanh có lãi.

Đó là một công việc rất khó khăn phức tạp, đòi hỏi người nghiên cứu phải am hiểu và nhìn nhận đúng đắn về thị trường.

Nghiên cứu thị trường là một công tác tổng hợp và có những nhận định đúng đắn để giúp lãnh đạo công ty đưa ra được những chủ trương và biện pháp đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Để làm tốt công tác đó, công ty cần có một phòng nghiên cứu thị trường. Có bộ phận nghiên cứu thị trường. Công ty sẽ có một tầm nhìn xa, có thể xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ và xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn. Dưới đây là một số phương hướng và biện pháp trong công tác điều tra, nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty.

+ Khai thác triệt để những địa bàn truyền thống có thể cạnh tranh, đồng thời tích cực mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh đến các vùng sâu, vùng xa, xâm nhập thị trường vào các tỉnh lân cận như Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. Tổ chức tốt công tác dự báo thị trường để chuẩn bị nguồn hàng và phương thức kinh doanh thích ứng, tránh bị đứt nguồn, ảnh hưởng xấu đến uy tín công ty.

+ Với những thị trường mới, cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, sức mua của thị trường công ty cần sớm hoàn thành các thủ tục về xin phép cấp đất, lựa chọn địa điểm xây dựng các cửa hàng, kho trung chuyển, đồng thời chuẩn bị vốn, thiết bị máy móc công nghệ để tiến hành xây dựng ngay sau khi có đủ các điều kiện cho phép. Thực tế cho thấy trong những năm qua việc hoàn thành các thủ tục về hành chính để xây dựng một cửa hàng đôi khi còn khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn là việc thi công xây dựng do việc xét duyệt phương án xây dựng một cửa hàng bán xăng dầu thường phức tạp hơn nhiều so với xây dựng cửa hàng bán các loại hàng hoá khác. Một trong những tiêu chuẩn phải có là: an toàn về phòng cháy nổ, mặt bằng rộng, địa chất ổn định, nằm trong quy hoạch tổng thể của vùng đó. Sự xuất hiện thêm nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu của công ty không những làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty mà còn làm hạn chế yếu tố cạnh tranh trên thị trường.

2.2 Nội dung.

Trong những năm tới nhu cầu sử dụng xăng dầu trên địa bàn Hải Phòng và các vùng lân cận tăng mạnh. Số lượng các phương tiện vận tải thuỷ, bộ ngày càng tăng làm cho nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày một cao, do vậy mà công ty không thể không nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường.

Phương pháp thu thập thông tin có nhiều, công ty có thể sử dụng một số biện pháp sau:

- Thu thập thông tin về thị trường, khách hàng thông qua các đại lý bán hàng và ở các điểm đại lý của công ty. Có hình thức theo dõi, thống kê chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ hàng hoá đã tiêu thụ theo từng mùa, từng tháng ở các khu vực khác nhau để định hướng tiêu thụ sản phẩm theo từng mùa, từng tháng, từng thời kỳ theo nhu cầu thị trường.

- Thu thập thông tin về chủng loại hàng hoá đang bán buôn, bán lẻ của các doanh nghiệp đối thủ trên thị trường. Xác định giá cả, chất lượng các sản phẩm cùng loại, nắm được tình hình tiêu thụ của hàng hoá đó.

- Nghiên cứu chất lượng, giá cả hàng ngoại nhập đang tiêu thụ trên thị trường, tìm măt mạnh và mặt yếu của mặt hàng đó.

- Thu nhập thông tin về phương thức bán hàng, hình thức phục vụ khách hàng tại các điểm bán hàng của công ty cũng như các đối thủ để từ đó có sự so sánh, chọn lựa phương thức phù hợp nhất.

- Dựa trên những thông tin trong quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường kết hợp thông tin thu nhập được của khách hàng với biện pháp thống kê, phòng nghiên cứu thị trường sẽ xác định mẫu mã, chủng loại hàng tiêu thụ nhiều, hàng tiêu thụ chậm từng mùa, từng vụ. Qua đó, đề xuất phương hướng chiến lược sản phẩm theo từng giai đoạn, từng mùa vụ ở các vùng khác nhau. Có như vậy, công ty mới phản ứng nhanh với thị trường, đưa ra chủng loại hàng hoá, giá cả phù hợp với thị trường nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ.

2.3 Điều kiện thực hiện.

Hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường của công ty xăng dầu khu vực III còn nhiều hạn chế. Đội ngũ nhân viên chưa có đủ trình độ để có thể thu thập và xử lý thông tin về thị trường họ chỉ là kiêm nhiệm. Do đó công ty cần đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra qua việc tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ.

Trong thời gian tới công ty cần mở thêm phòng marketing gồm một đội ngũ nhân viên chuyên nghiên cứu dự báo thị trường để công tác này càng có hiệu quả hơn.

Để có thể làm được các điều kiện trên thì công ty cần phải có nguồn ngân quỹ phù hợp đầu tư cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay. (Trang 81 - 85)