Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay. (Trang 37 - 42)

I. Tổng quan về công ty

3. Cơ cấu tổ chức

Hiện tại mô hình tổ chức của công ty như sau:

- Giám đốc công ty: Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Giám đốc là người đại diện toàn quyền của công ty trong mọi hoạt động kinh doanh, có quyền ký kết hợp đồng kinh tế có liên quan tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hợp đồng đó, có quyền tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn đề bạt, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên dưới quyền theo đúng chính sách pháp luật của nhà nước và quy định của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về công ăn, việc làm, về đời sống vật chất và tinh thần và mọi quyền lợi hợp pháp khác cho CBCNV trong công ty.

- Phó giám đốc: Hiện tại công ty có 2 phó giám đốc và do vậy có sự phân công trách nhiệm trong ban giám đốc để các phó giám đốc đi sâu giúp giám đốc từng mặt công tác cụ thể như sau :

Giám đốc công ty trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, công tác tài chính, trực tiếp làm trưởng ban giá, trưởng ban chống tham nhũng và buôn lậu của công ty. Đối với các lĩnh vực khác Giám đốc quyết định chủ trương, phương thức kinh doanh, trên cơ sở đề xuất của các phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực có liên quan.

+ Phó giám đốc kỹ thuật : Phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác quản lý kỹ thuật, vật tư.

+ Phó giám đốc nội chính : Phụ trách khối nội chính, trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thanh tra bảo vệ, hành chính, lao động tiền lương, công tác thi đua, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác đoàn thể quần chúng.

Ban giám đốc công ty hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thực hiện chế độ thủ trưởng trong lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực.

- Kế toán trưởng: Giúp cho giám đốc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán của nhà nước trong hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc (phó giám đốc) về từng mặt công tác, đáp ứng công tác chỉ đạo và điều hành của giám đốc với các đơn vị.

+ Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về phần nghiệp vụ của phòng được giao, có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty về kỹ thuật, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.

+ Mối quan hệ giữa các phòng là bình đẳng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ của giám đốc giao.

- Các đơn vị trực thuộc: Là những bộ phận trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên nguyên tắc phục vụ kinh doanh chính và có lãi. Tham mưu, đề xuất với giám đốc các vấn đề về tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của bộ phận.

Mô hình tổ chức của công ty hiện nay bao gồm 43 đầu mối trực thuộc, trong đó: - Phòng ban nghiệp vụ : 6

- Các đơn vị trực thuộc : 6 - Các cửa hàng bán lẻ : 31

a) Khối các phòng ban nghiệp vụ bao gồm

1- Phòng kinh doanh xăng dầu .

2- Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương . 3- Phòng kế toán tài vụ. 4- Phòng quản lý kỹ thuật. 5- Phòng tin học. 6- Phòng hành chính quản trị.

b) Khối các đơn vị trực thuộc công ty :

1- Tổng kho xăng dầu Thượng Lý. 2- Xưởng Cơ khí.

3- Đội xe.

4- Đội bảo vệ cứu hoả. 5- Kho vật tư nội bộ.

6 -Phòng thử ngiệm (VILAS :0,225 ).

c) Khối các cửa hàng bán lẻ :

1- Cửa hàng xăng dầu An Lạc. 2- Cửa hàng xăng dầu Thượng Lý . 3- Cửa hàng xăng dầu Quán Toan . 4- Cửa hàng xăng dầu Trúc Sơn . 5- Cửa hàng xăng dầu Trung Tam. 6- Cửa hàng xăng dầu Thuỷ Tinh. 7- Cửa hàng xăng dầu Lạc Long. 8- Cửa hàng xăng dầu Lạch Tray.

9- Cửa hàng xăng dầu Đổng Quốc Bình. 10- Cửa hàng xăng dầu Tam Bạc.

11- Cửa hàng xăng dầu Lạc Viên. 12- Cửa hàng xăng dầu Công Thành. 13- Cửa hàng xăng dầu Vạn Mỹ. 14- Cửa hàng xăng dầu Quán Trữ. 15- Cửa hàng xăng dầu Kiến An. 16- Cửa hàng xăng dầu Cầu Rào.

1- Cửa hàng xăng dầu An Đồng. 2- Cửa hàng xăng dầu Tam Cường. 3 - Cửa hàng xăng dầu Quang Trung. 4 – Khu công nghiệp Nomura.

5 - Cửa hàng xăng dầu An Tràng. 6 - Cửa hàng xăng dầu Tiên Lãng. 7- Cửa hàng xăng dầu Vĩnh Bảo. 8 - Cửa hàng xăng dầu Minh Đức. 9 – Cửa hàng xăng dầu Phụ Gia. 10- Cửa hàng xăng dầu Đại Bản. 11- Cửa hàng xăng dầu An Hồng. 12- Cửa hàng xăng dầu Thuỷ Sơn. 13- Cửa hàng xăng dầu Tân Dương. 14- Cửa hàng xăng dầu Tràng Kênh. 1 cửa hàng ở huyện đảo Cát Hải.

* Chức năng cụ thể các phòng nghiệp vụ: - Phòng kinh doanh xăng dầu:

Có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong quá trình tổ chức kinh doanh xăng dầu từ khâu mua vào, bán ra. Trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng để cân đối, đồng thời

mở rộng màng lưới kinh doanh, phát triển khách hàng và tổ chức tốt nhóm Marketing phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phòng quản lý kỹ thuật:

Tham mưu giúp giám đốc công ty về mặt xây dựng kế hoạch, công tác quản lý và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị, máy móc, vật tư kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh trong phạm vi được giao. Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phù hợp, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả, năng suất lao động.

- Phòng kế toán - tài vụ:

Tham mưu giúp giám đốc công ty thực hiện pháp lệnh kế toán - thống kê, điều lệ kế toán của nhà nước trong hoạt động kinh doanh của công ty. Thu nhận, xử lý, cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản, vật tư, tiền vốn và sự vận động của chúng, đồng thời kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của công ty.

- Phòng tin học:

Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tin học vào công tác quản lý, kinh doanh, kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Tổ chức xây dựng hệ thống tin học thống nhất trong toàn công ty phù hợp với hệ thống tin học của ngành, mở rộng các chức năng của hệ thống tin học khi có nhu cầu, quản trị toàn bộ hệ thống các chương trình ứng dụng, các phần mềm hệ thống và kho dữ liệu chung của công ty.

- Phòng tổ chức cán bộ - LĐTL - TTBV:

Tham mưu giúp giám đốc công ty xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty phù hợp với sự phát triển, đề xuất các phương án lựa chọn đề bạt, bố trí cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công ty. Trực tiếp quản lý và thực hiện các chế độ chính sách với người lao động theo đúng pháp luật. Tổ chức chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với các đơn vị trực thuộc công ty. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động và thực hiện công tác tuyển dụng, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tay nghề cho CB - CNV. Thực hiện công tác thanh tra theo pháp lệnh thanh tra, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật,

xây dựng các phương án chi trả tiền lương ở các đơn vị trực thuộc theo đúng qui định của Công ty ,ngành và của nhà nước.

Các phòng nghiệp vụ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và các phó giám đốc về từng mặt công tác, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của giám đốc công ty kịp thời, hiệu quả trong toàn đơn vị. Mối quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ bình đẳng, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ của giám đốc giao

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty xăng dầu khu vực III

( Nguồn phòng TCCB-LĐTL công ty xăng dầu khu vực III)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay. (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w