hàng nên nợ đọng vốn nhiều, tăng chi phí tồn kho lên.
6. Quản lý thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng.
Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ sau bán hàng là điều không thể thiếu nhằm duy trì, củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Đối với công ty xăng dầu khu vực 3 các dịch vụ chủ yếu là vận chuyển, bơm rót, bảo quản, giữ hộ, dịch vụ miễn phí trong lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật, tư vấn trong lựa chọn hàng hoá sử dụng, thay thế. Cung cấp các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành.... Đồng thời quan tâm hơn nữa đến chất lượng xăng dầu, đảm bảo đúng chất lượng hàng hoá khi bán ra.
+ Với lượng xe ôtô xitec gần 50 chiếc có dung tích từ 4 000 đến 12 000 lít/ xe và 06 sà lan tự hành và không tự hành có tổng dung lượng 1 000 m3, công ty có đủ khả năng thoả mãn mọi nhu cầu vận chuyển xăng dầu cho khách hàng.
+ Trạm kiểm định ôtô xitec của Công ty được uỷ quyền của Nhà nước, hàng năm kiểm địng trên 100 xe cho các khách hàng trong và ngoài ngành xăng dầu.
+ Tận dụng thế mạnh về bến bãi - kho bể - cầu cảng và phương tiện vận chuyển. Công ty đã ký hợp đồng dịch vụ tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển nhiên liệu máy bay (Jet - A1) cho Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam, giữ hộ xăng ôtô cho quân đội, dịch vụ xăng công nghệ - xăng pha sơn cho Chi nhánh dầu nhờn Hải phòng...
+ Nhận lại hoặc giúp khách hàng xử lý những lô hàng kém phẩm chất do tồn chứa lâu ngày, do lẫn hàng khi bơm rót, tư vấn cho khách hàng các biện pháp kỹ thuật giảm hao hụt xăng dầu. Cho mượn đổi vỏ bình gas không tính tiền, mua lại vỏ phuy, vỏ bình gas đã qua sử dụng.
Nhìn chung công tác dịch vụ sau bán hàng của công ty đã được chú ý . Trong thời gian tới công ty cần quan tâm hơn nữa tới tâm lý người mua để có những dịch vụ tốt hơn nữa.
IV. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. công ty.
Biểu 2.17: Kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Tuyệt
đối đối( %)Tương Tuyệt đối đối( %)Tương Doanh thu bán hàng và cc dịch vụ 2.348. 720 2.861. 964 3.653. 542 513.2 44 121,85 791.5 78 127,66 Giá vốn hàng bán 2.251. 898 2.753. 214 3.523. 192 501.3 16 122,26 769.9 78 127,97 CPBH,QLDN 91.50 7 99.167 115.596 7.660 108,37 16.429 116,57 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 1.266 6.723 11.39 9 5.457 531,3 4.676 169,56 Lợi nhuận khác 480 1.031 561 551 214,78 -470 54,41 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.746 7.754 11.96 0 6.008 444,1 4.206 154,25 Thuế TNDN phải nộp 559 2.481 3.827 1.922 443,83 1.346 154,25
Lợi nhuận sau
thuế 1.187 5.273 8.133 4.086 444,23 2.860 154,24
( Nguồn phòng kế toán tài chính Công ty xăng dầu khu vực III)
Tổng doanh thu của công ty năm 2005 đạt 2.348.720 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 513.244trđ, bằng 121,85% so với năm 2005. Năm 2007 doanh thu đạt 3.653.542 trđ, tăng hơn năm 2006 là 791.578 trđ, bằng 127,66% so với năm 2006.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 chỉ đạt 1.187 trđ, năm 2006 là 5.273 trđ, bằng 444,23% so với năm 2005. Năm 2007 là 8.133 trđ, tăng 2.860 trđ, bằng 154,24% so với năm 2006.
Từ đó cho thấy công ty đã có những thay đổi phù hợp về chiến lược kinh doanh, cũng như quản lý hoạt động tiêu thụ tốt dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cuả những năm qua tăng đáng kể, kết quả thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của công ty được hoàn thành với mức đóng góp ngày càng tăng, cụ thể là năm 2005 nộp thuế là 559 trđ, năm
2006 là 2481 trđ, tăng 1.922trđ và bằng 443,83% so với năm 2005. Năm 2007 nộp thuế 3.827 trđ, tăng 1.346 trđ, bằng 154,25% so với năm 2006.
Thành phố Hải Phòng được xác định là Thành phố mở, là trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch của vùng Duyên hải, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và của cả nước, là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, kinh tế Hải Phòng cũng đang trên đà phát triển, các khu công nghiệp tập trung phía Tây, phía Bắc, phía Đông và phía Đông nam Thành phố đã và đang hình thành, tạo nên thị trường tiêu thụ xăng dầu mới và khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng xăng dầu rất lớn.
Công ty xăng dầu khu vực III là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam được cấp lượng vốn lớn để tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh. Việc tạo nguồn hàng không bị chi phối bởi vốn và các nhà cung cấp, công ty kinh doanh trong điều kiện thuận lợi về nguồn vốn và nguồn hàng.
Là đơn vị chuyên kinh doanh và cung ứng xăng dầu, trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có cơ sở vật chất kho tàng, bể chứa lớn, có phương tiện vận tải đường bộ và đường sông, có hệ thống trang thiết bị chuyên ngành, có khả năng tiếp nhận lượng xăng dầu lớn, bảo đảm cung ứng đầy đủ kịp thời cho các đơn vị khách hàng.
Công ty đã xây dựng được mạng lưới bán xăng dầu phủ kín khắp nội ngoại thành Hải Phòng, được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống bể chứa hàng đủ sức phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Công ty đã tạo được mối quan hệ với số lượng khách hàng lớn, bao gồm khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết khách hàng đã quen thuộc và tin tưởng vào chủng loại, số lượng, chất lượng xăng dầu của công ty và phương thức kinh doanh của công ty.
Thế mạnh của công ty là luôn đảm bảo nguồn hàng ổn định, phong phú về chủng loại, chất lượng đảm bảo. Hiện công ty có trên 500 khách hàng thường xuyên mua hàng của công ty.
Công ty đã tổ chức các dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ kỹ thuật, hướng dẫn thay dầu xe máy, ôtô với mức giá và chất lượng được khách hàng chấp nhận.
Phương thức hạch toán kinh doanh hưởng theo tỷ lệ chiết khấu như hiện nay đã tạo thế ổn định về thu nhập cho CBCNV, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành hoạt động của công ty.
2. Tồn tại.
- Hao hụt xăng dầu còn cao: Mặc dù trong thời gian qua công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm ra những biện pháp quản lý làm hạn chế sự hao hụt của các mặt hàng xăng dầu, song những biện pháp mà công ty hiện đang áp dụng vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của những người thực hiện, vì vậy kết quả hiện nay mà công ty có được chưa thể xem là chính xác, khách quan.
- Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật chưa cao: Thực tế cho thấy công ty xăng dầu khu vực III có khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật khá lớn, nhưng chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ. Phần lớn hệ thống bể chứa hiện nay của công ty đã được xây dựng cách đây gần 30 năm theo tiêu chuẩn của Liên Xô (cũ) nên chi phí sửa chữa, bảo quản và vận hành hàng năm rất lớn. Hệ thống máy bơm đầu tư kèm theo đến nay cũng đã lạc hậu, công suất thấp, chi phí cho vận hành và bảo quản tương đối lớn. Hệ thống cửa hàng của công ty tuy đã được trang bị máy vi tính và được nối mạng với công ty, nhưng số liệu xuất bán hàng ngày qua cột bơm vẫn đang được cập nhật bằng tay, không chính xác, chưa kịp thời và do đầu tư sớm nên nhiều máy vi tính của Công ty đã lạc hậu không đáp ứng được với việc ứng dụng các phần mềm tiên tiến.
- Việc chiếm lĩnh, ổn định thị trường nhất là thị trường tương lai còn hạn chế, hiệu quả chưa cao do đội ngũ cán bộ tiếp thị chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu trong điều tra nhu cầu, chưa bám sát thị trường, hoạt động Marketing chưa được chú trọng đúng mức, phương pháp làm việc chưa khoa học, chưa bài bản, nội dung chưa được cụ thể khi tiếp cận các đối tượng khách hàng...
- Mặt khác do thực hiện nhiệm vụ chính trị, công ty đã phải đầu tư các cửa hàng bán lẻ ở một số vùng thị trường không thuận lợi, chi phí đầu tư cao, năng suất thấp, không có hiệu quả.
- Số lượng nhân viên phòng thị trường ít trong khi phải quản lý một số lượng lớn các đại lý nên không bám sát được hoạt động của đại lý và nhu cầu khách hàng, thị trường. Vốn bằng tiền của công ty còn bị khách hàng chiếm dụng, do chậm thanh toán và nợ đọng kéo dài nhiều năm.
- Các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán còn chưa được quan tâm đúng mức, ngân sách hạn hẹp, các dịch vụ sau bán hàng còn sơ sài.
Tất cả những hạn chế nêu trên mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng để mở rộng mạng lưới kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, song trên thực tế cho thấy sản lượng tiêu thụ của công ty phát triển chưa đồng đều và tốc độ tăng còn chậm.
3. Nguyên nhân của tồn tại.
- Nguyên nhân chủ quan.
+ Hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật công nghệ hầu hết được sử dụng, khai thác từ thời bao cấp, nên hiện nay một số trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, xuống cấp dẫn đến chi phí bảo quản, bảo dưỡng lớn. Tiền thuế đất hàng năm rất cao lên tới hàng tỷ đồng.
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ - công nhân viên tuy đã được đào tạo và đào tạo lại, có nhiệp vụ chuyên môn, tay nghề, nhưng số đông trình độ và kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường còn hạn chế, một số còn bị ảnh hưởng, tác động tư tưởng của thời kỳ bao cấp.
+ Chi phí dành cho công tác tiêu thụ còn khiêm tốn, chưa thật sự khuyến khích nhân viên hết mình trong công việc.
- Nguyên nhân khách quan.
+ Giá xăng dầu do nhà nước qui định, nên công ty thường bị động trước những biến động giá trên thị trường, vì vậy có thời điểm hạn chế tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, hơn nữa do việc phân công đảm nhiệm thị trường cung ứng nên đã hạn chế tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty.
+ Công ty không được trực tiếp quan hệ với các nhà cung cấp ngoài nước để tạo nguồn hàng, nên không thể thực hiện được chính sách về sản phẩm và cơ cấu mặt hàng, có những mặt hàng có nhu cầu mà công ty không có để đáp ứng kịp thời.
+ Thị trường tiêu thụ xăng dầu tại Hải Phòng và khu vực đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị trong và ngoài tổng công ty xăng dầu làm cho thị trường của công ty bị thu hẹp lại.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XĂNG
DẦU KHU VỰC III.