Tiền gửi của dân cư

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM (Trang 69 - 71)

Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hà nội. Ngân hàng luôn coi đây là nguồn tài trợ chủ yếu cho các dự án đầu tư dài hạn.

Có thể nói chi nhánh NHNo&PTNT Hà nội là một trong những ngân hàng có thế mạnh về nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư. Trong thời qua, ngân hàng đã vận dụng nhiều biện pháp khai thác vốn theo hướng ổn định và có lợi trong kinh doanh. Ngân hàng đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Năm 2004 lượng tiền tiết kiệm của dân đạt 1332 tỷ đồng chiếm 14,36% so với tồng nguồn vốn.Nhưng đến năm 2005 lượng vốn này tăng lên và đạt 1957 tỷ đồng chiếm 16,87% so với tổng nguồn vốn. Đến năm 2006 thì đã đạt được 3633 tỷ đồng chiếm 28,28%. Lượng vốn này không ngừng gia tăng trong các năm gần đây do ngân hàng đã có nhiều thay đổi trong chính sách lãi suất, tạo thêm nhiều kỳ hạn để cho dân cư có thể lựa chọn.

Đây không phải là nguồn vốn mang tính ổn định cao bởi nó phụ thuộc nhiều vào quyết định của người gửi. Vì đây là khoản tiền mà mục đích của người gửi là hưởng lãi suất, nếu người dân tính được lãi suất mà ngân hàng trả cho khoản tiền mà họ hi sinh thời gian sử dụng không bằng với việc mua đô la hay vàng thì họ sẽ không sử dụng dịch vụ của ngân hàng, không đưa tiền đến gửi vào ngân hàng. Vì vậy khoản tiền này phụ thuộc lớn vào khả năng phân tích và đưa ra quyết định của khách hàng.

Qua những thành tựu đã đạt được, NHNo&PTNT Hà nội đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, khách hàng đã thực sự tin tưởng và gửi tiền của mình vào ngân hàng. Điều đó làm cho nguồn vốn huy động theo hình thức này không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Tiền gửi của các TCKT, TCTD, đây là nguồn vốn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, chi phí đầu vào của nó thấp hơn nhiều so với các nguồn vốn khác. Bởi vậy các ngân hàng đang tìm cách thu hút được số lượng lớn nguồn vốn này. Ngoài việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư, ngân hàng còn tìm mọi biện pháp tiếp cận với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng hay tổ chức kinh tế khác có nguồn vốn nhàn rỗi nhằm gia tăng thêm vốn hoạt động của mình.

NHNo&PTNT Hà nội luôn giữ được mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế có nguồn vốn lớn như: công ty bia Hà nội, Kho bạc,...Bởi vậy nguồn tiền gửi của các TCKT, TCTD luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Và có xu hướng tăng mạnh qua các năm, cụ thể là: năm 2004 nguồn vốn này đạt 7312 tỷ đồng chiếm 78,83% so với tổng nguồn vốn, đến năm 2005 đạt 9294 tỷ đồng chiếm 80,1 so với tổng nguồn vốn và đã tăng 1928 tỷ đồng, tức tăng 27,11% so với năm 2004.

Nguồn vốn tuy tăng trưởng nhanh nhưng không vững chắc. Các khách hàng truyền thống của ngân hàng như: TCKT chiếm gần 26% tổng lượng vốn, Kho bạc chiếm 28%, TCTD chiếm 3,5% tồng nguồn vốn này. Mỗi khách hàng lớn như vậy khi rút tiền đột ngột sẽ làm ngân hàng mất tính ổn định của ngồn vốn. Nguồn vốn này có chi phí đầu vào thấp, có khả năng huy động được khá lớn vì vậy NHNo&PTNT Hà nội đã tìm mọi cách để gia tăng nguồn vốn này. Để có thể huy động tốt nguồn vốn này thì ngân hàng phải xác định cho đúng khách hàng trọng tâm, sử dụng các chính sách khách hàng linh hoạt, đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn và có nhiều biện pháp thu thêm khách hàng mới.

NHNo&PTNT Hà nôi luôn hoạt động trong hệ thống liên ngân hàng. Do đó để đáp ứng nhu cầu chi trả và quan hệ với các khách hàng thì không những NHNo&PTNT Hà nội phải đạt quan hệ với các ngân hàng khác mà còn phải quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng khác.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM (Trang 69 - 71)