Tiền gửi có kỳ hạn

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM (Trang 64 - 65)

Ngoài các mối quan hệ trên để thu hút nguồn vốn của mình, ngân hàng còn sử dụng phương thức huy động từ các khoản vốn tạm thời chưa sử dụng của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Đây là khoản vốn mà các tổ chức này chưa sử dụng đến trong một thời gian xác định, nguồn vốn này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng. Nó mang lại nguồn vốn ổn định cho NHNo&PTNT Hà nội trong quá trình kinh doanh.

Nhìn vào bảng số liệu 4 ta thấy: tiền gửi có kỳ hạn của NHNo&PTNT Hà nôi năm 2004 đạt 2.128 tỷ đồng chiếm 22,9% so với tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2005 thì lượng tiền gửi có kỳ hạn đã đ tăng lên và đạt tới 3.234 tỷ đồng chiếm 27,9% so với tổng nguồn vốn. Có được sự tăng trưởng này là do ngân hàng đã đưa ra rất nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm phù hợp với lượng vốn nhàn rỗi của các đơn vị, mỗi kỳ hạn được quy định bởi một mức lãi suất riêng, thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Và do ngân hàng có chính sách ưu đãi đối với khách hàng: khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng chưa đến hạn khách hàng muốn rút trước kỳ hạn ngân hàng đã có hai cách giải quyết: một là khách hàng dùng sổ tiết kiệm thế chấp để vay tiền của ngân hàng, khi đến hạn sẽ rút tiền tiết kiệm để trả cho ngân hàng, cách thứ hai là ngân hàng ưu tiên cho họ rút và hưởng lãi suất thấp hơn hoặc lãi suất không kỳ hạn. Bên cạnh đó ngân hàng còn mở thêm hình thức tiết kiệm bậc thang, với hình thức này khách hàng có thể rút từng phần trong sổ tiết kiệm mà không bị mất lãi. Đây là một điểm mới để thu hút khách hàng gửi tiền vào chi nhánh đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn. Để khuyến khích nhiều người gửi tiết

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w