Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 116 - 118)

Bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng tại Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có một nguồn luật cụ thể để dẫn chiếu. Các hoạt động bảo lãnh mới chỉ được thực hiện thông qua các văn bản dưới luật như các quy chế, quy định, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ. Hệ thống nguồn luật này lại thường xuyên thay đổi và quá chặt chẽ làm cho các ngân hàng (trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện. Nếu

tuân thủ một cách cứng nhắc các quy định hiện hành, tất cả các ngân hàng khó mà nâng cao doanh số bảo lãnh của mình. Do vậy, nhiều trường hợp Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội buộc phải “mạo hiểm” bảo lãnh cho khách hàng trong khi khách hàng không đủ các điều bảo đảm bảo lãnh. Đôi khi, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng đã phải từ chối bảo lãnh cho khách hàng do quy định nghiệp vụ quá chặt chẽ. Vì thế, ban hành Luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Luật bảo lãnh ngân hàng sẽ tạo hành lang pháp lý cho bảo lãnh trong nước, đồng thời cũng sẽ là căn cứ dẫn chiếu thống nhất khi các ngân hàng thực hiện bảo lãnh với bên nước ngoài.

Công ước của Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng đang được Chính phủ Việt Nam nghiên cứu để áp dụng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nếu Việt Nam phê chuẩn và chấp thuận thì Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung nên tham khảo và dẫn chiếu trong việc thực hiện giao dịch bảo lãnh với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh việc ban hành Luật bảo lãnh ngân hàng, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm đến một số các công tác có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng như:

+ Luật về sở hữu tài sản và tài sản thế chấp: Hiện nay, Chính phủ Việt Nam mới chỉ có quy định về sở hữu đất đai, nhà ở trong Luật đất đai và các quy định về cầm cố tài sản trong Bộ luật dân sự mà chưa có quy định riêng đối với việc sở hữu tài sản, thế chấp và cầm cố tài sản trong lĩnh vực bảo lãnh. Đồng thời cũng cấn có những quy định cụ thể hơn nữa trong việc xử lý tranh chấp, phát mại tài sản.

+ Thủ tục công chứng: thủ tục thực hiện công chứng hiện nay còn nhiều bất cập như thời gian xử lý chưa thật sự nhanh chóng, cán bộ tư pháp chưa tư vấn cụ

thể cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục công chứng về quyền sử hữu tài sản, thế chấp tài sản; lệ phí công chứng còn khá cao (Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch dưới 100.000.000 đồng: Thu 100.000 đồng/trường hợp; Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: thu 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch; Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng: Thu 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng; Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch trên 5.000.000.000 đồng: Thu 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng một trường hợp); Công chứng hợp đồng bảo lãnh: 100.000 đồng)

+ Chính phủ cũng cần có các quy định chặt chẽ hơn nữa đối với việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi tiến hành bảo lãnh.

+ Ngoài ra, Chính phủ cũng nên có các chính sách nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thương mại, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất,…thích hợp hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w