Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 45)

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban giám đốc gồm có 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc. Tiếp đó là 5 hội đồng, 13 phòng nghiệp vụ, 09 phòng giao dịch, 01 quầy thu đổi ngoại tệ và 4 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.

GIÁM ĐỐC Phụ trách chung và phụ trách hoạt động Ngân hàng bán buôn PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ P. Quan hệ khách hàng PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách chung và phụ trách hoạt động Ngân hàng bán lẻ PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách Quản trị rủi ro và xử lý tài sản Nợ - Có PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách tác nghiệp và hoạt động Ngân Hàng P. Tổng hợp P. Thanh toán Xuất nhập khẩu

P. Dịch vụ NgânHàng P. Thanh toán thẻ P.Tín dụng thể nhân

P. Quản lýrủi ro P. Tin học P.Kiểm tra nội bộ

P. Ngân Quỹ P. Kế toántài chính P.Quản lýnợ P.Hành chính nhân sự

MẠNG LƯỚI - CHI NHÁNH TRỰC THUỘC

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC HỘI ĐỒNG

CN Thành Công CN Cầu Giấy CN Chương Dương CN Ba Đình

Phòng Kế toán và dịch vụ Hội đồng tín dụng Hội đồngXử lý rủi ro Hội đồng thi đua Hội đồng Lương B A N G Phòng Kế toán và dịch vụ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Hành chính Ngân quỹ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Hành chính ngân quỹ Phòng Kế toán và dịch vụ Phòng Hành chính ngân quỹ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Kế toán và dịch vụ Phòng Hành chính ngân quỹ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương

2.2.2.2.Chức năng các phòng ban 1. Ban giám đốc

- Ban giám đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và các phòng ban nói riêng.

- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có thể uỷ quyền cho các Phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trực thuộc ngân hàng.

- Các Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho Giám đốc và chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho các phòng chức năng của ngân hàng.

2. Các phòng nghiệp vụ

* Phòng quan hệ khách hàng: Là đầu mối trong quan hệ với khách hàng, có nhiệm vụ xác định các nhóm khách hàng mục tiêu; Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch; Xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng. Đồng thời phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

* Phòng tổng hợp: với các nhiệm vụ như: Lập kế hoạch kinh doanh; Xây dựng chương trình công tác; Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế; Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam; Lập báo cáo và tổng kết các báo cáo hoạt động kinh doanh gửi ngân hàng cấp trên; Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng và các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.

* Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất - nhập khẩu; Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; Thực hiên nghiệp vụ chuyển

tiền nước ngoài; Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý và một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

* Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực (Bố trí điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng lao động,…); Thực hiện các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công tác lễ tân, phục vụ, bảo vệ trong ngân hàng; Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan. Thực hiện công tác, văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax . Quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho.

* Phòng kiểm tra nội bộ: Là đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động của ngân hàng; Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với DNNN do Bộ tài chính ban hành; Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Giúp giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của ngân hàng.

* Phòng quản lý rủi ro: Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếp tham gia và giám sát thực hiện các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng; Tham gia đào tạo nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro; Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.

* Phòng dịch vụ ngân hàng: Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành séc cá nhân và các loại chứng từ có giá khác thông qua việc tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới; Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, séc du lịch; Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư; Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho khách hàng cá nhân; Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định; Thực hiện các chức năng marketing

khách hàng về thẻ; Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao.

* Phòng thanh toán thẻ: Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định; Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ; Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành và thanh toán thẻ của chi nhánh ngân hàng; Thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành; Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ và quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao.

* Phòng tín dụng thể nhân: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân (cho vay cầm cố, thế chấp theo quy định hiện hành); Tổ chức, nghiên cứu, triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay du học, cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các sản phẩm khác, . . .; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. * Phòng ngân quỹ: Công việc chính của phòng ngân quỹ là thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả; Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá ; Điều chuyển và điều hoà tiền mặt VND, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội; Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao .

* Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản của khách hàng, các tài khoản nội bộ trong và ngoài bảng cân đối kế toán; Thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi, thanh toán séc, ngân phiếu,…thông qua thanh toán nội bộ, thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ. Cụ thể:

• Bộ phận “Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền” : Thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

• Bộ phận quản lý tài khoản: Quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng, các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản.

• Bộ phận “Quản lý chi tiêu nội bộ”: Thực hịên các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác.

• Bộ phận “Thông tin khách hàng”: Phục vụ tài khoản khách hàng là TCKT .

• Bộ phận “Kế toán giao dịch”: Xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoản của các khách hàng là tổ chức kinh tế.

* Phòng quản lý nợ: Lập các báo cáo và cập nhật dữ liệu của các khoản vay; Nhận và lưu trữ hồ sơ tín dụng; Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi; Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn; Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.

* Phòng tin học: Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng; Thực hiện quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của chi nhánh và bảo mật thông tin của ngân hàng; Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội những năm gần đây những năm gần đây

2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trước yêu cầu phải tăng cường huy động vốn của NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, với các chính sách đã thỏa thuận lãi suất linh hoạt với diễn biến thị trường, lượng huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong

3 năm qua vẫn đạt kết quả khá tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế năm 2008 gặp nhiều khó khăn.

Phát huy truyền thống, thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các hình thức huy động vốn hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vốn vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tiếp tục tăng cao.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008

( Đơn vị: tỷ VND)

Năm 2005 2006 2007 2008

Nguồn vốn 8.260 10.830 7.088 7.553 Tốc độ tăng 28.8% 31% 5% 7%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005, 2006, 2007, 2008.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động, công tác huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005 đạt 8.260 tỷ đồng, tăng 28.8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống NHNT đạt 15.8%. Năm 2006, nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng 31% so với năm 2005, đạt 10.830 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cả năm 2006. Năm 2007, chi nhánh đã huy động được 7.088 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006. Năm 2008, nguồn vốn huy động được là 7.553 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2007. (Chú thích: Do tỷ giá khác nhau nên mặc dù nguồn vốn huy động

được năm 2007 và 2008 giảm so với 2006 nhưng tính theo tỷ giá hiện tại thì nguồn vốn huy động được trong 2 năm này vẫn cao hơn so với năm 2006).

Cụ thể:

* Phân loại theo tiền:

- Huy động VND: Năm 2006 đạt 5.584 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2005, chiếm 51.6% tổng vốn huy động; đạt 3.433 tỷ đồng năm 2007, chiếm 54.7% tổng nguồn vốn huy động; và đạt 3.919 tỷ đồng năm 2008, chiếm 54.6% tổng nguồn vốn huy động.

- Huy động ngoại tệ: đạt 5.246 tỷ quy đồng năm 2006, tăng 23% so với năm 2005, chiếm 48.4% tổng nguồn vốn huy động; Năm 2007, huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ quy đồng, chiếm 45.3% tổng nguồn vốn huy động; Năm 2008, nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 3.256 tỷ quy đồng, chiếm 45.4% tổng nguồn vốn huy động.

Tính đến hết năm 2006, huy động USD và VND có tỷ trọng dao động từ 49%  51% trên tổng nguồn vốn trong những năm trước đó. Thị phần huy động VND, USD và quy VND của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trên địa bàn Hà Nội năm 2007 tương ứng là 1.41%, 2.92%, 1.84% và năm 2008 tương ứng là 1.13%, 2.28%, 1.48%.

Nhìn chung, trong 3 năm qua huy động vốn giữa tiền đồng và ngoại tệ có sự chuyển dịch theo hướng huy động vốn ngoại tệ giảm dần (ngược lại so với những năm trước đây). Đây cũng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này trước hết là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007 từ 5.25% xuống còn 4.75% và 4.25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm

theo. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho đồng USD liên tục mất giá trên thị trường Việt Nam khiến các nhà đầu tư Việt Nam e ngại nắm giữ ngoại tệ này. Mặt khác, do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều ngân hàng thương mại cổ phần mới cũng là một nguyên nhân gây ra sự chuyển dịch đó.

* Phân loại theo đối tượng huy động

- Huy động từ dân cư : Năm 2006 đạt 7.257 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2005, chiếm 75% tổng nguồn vốn huy động; đạt 4.136 tỷ đồng năm 2007, chiếm 66% nguồn vốn huy động.

- Huy động từ các tổ chức kinh tế: Năm 2006 đạt 2.415 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2005, chiếm 25% tổng nguồn vốn huy động (những năm trước đó đạt tỷ trọng 19%23%); Năm 2007 đạt 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% tổng nguồn vốn huy động.

Tính toàn năm 2008, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 7.175 tỷ đồng, tăng 14.4% so với năm 2007.

Huy động vốn được thực hiện đa dạng dưới các hình thức:

• Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ;

• Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân;

• Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ;

• Các loại kỳ phiếu, trái phiếu;

• Tiền gửi thanh toán.

2.2.3.2. Hoạt động tín dụng

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được kết quả tốt. Công tác tín

dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2006- 2008 tiếp tục được thực hiện với phương châm “ Hiệu quả và An toàn” trên cơ sở lộ trình cắt giảm dư nợ được chỉ đạo từ NHNN Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, tính đến 31/12/2006, dư nợ tín dụng của Chi nhánh ước đạt 4.274 tỷ đồng, tăng 21.5% so với năm 2005; Năm 2007, dư nợ tín dụng đạt 2.553 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006, đạt 88% kế hoạch năm 2007, chiếm 1.49% thị phần trên địa bàn Hà Nội. Năm 2008, tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 2.524 tỷ đồng, bằng 98.9% so với năm 2007, vượt 3% so với kế hoạch 2.450 tỷ đồng mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã điều chỉnh ngày 05/11/2008.

Hoạt động tín dụng được thực hiện dưới các hình thức:

• Cho vay vốn lưu động: khách hàng có thể lực chọn theo từng lần hoặc vay theo hạn mức tín dụng.

• Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ, đáp ứng nhu cầu tài sản cố định hoặc bất động sản của khách hàng.

• Cho vay chiết khấu bộ chứng từ.

Bám sát định hướng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về nâng cao chất lượng và phát triển thị trường mới, cụ thể là mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã tích cự triển khai và đạt được những kết quả sau đây:

- Dư nợ nhóm khách hàng SMEs đạt 1200 tỷ đồng, chiếm 47.5% tổng dư nợ.

- Dư nợ nhóm khách hàng thể nhân đạt 181.4 tỷ đồng, chiếm 7.2% tổng dư nợ (năm 2006 đạt 152 tỷ đồng. năm 2007 đạt 145 tỷ đồng).

- Dư nợ bảo lãnh đạt 152.6 tỷ đồng, tăng 35.5% so với cuối năm 2007, đạt 89.8% kế hoạch về dư nợ bảo lãnh mà Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cho Chi nhánh.

- Dư nợ ngắn hạn chiếm 73.3% tổng dư nợ (năm 2007 chiếm 77.7% tổng dư nợ).

- Dư nợ trung và dài hạn chiếm 26.6% tổng dư nợ (năm 2007 chiếm 22.3% tổng dư nợ).

- Dư nợ VND chiếm 70% tổng dư nợ.

- Dư nợ ngoại tệ quy USD chiếm 30% tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w