Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 70 - 71)

Trong thời gian qua, lạm phát trong nước cao cùng với diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt trước tình hình thanh khoản khó khăn, biến động tỷ giá phức tạp và thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường nguyên liệu diễn biến phức tạp,…đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các NHTM nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nói riêng.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ làm công tác bảo lãnh cùng với sự quan tâm của Ban lãnh đạo, doanh số bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt những kết quả khả quan với các loại hình bảo lãnh ngày càng phong phú và đa dạng.

Để đánh giá kết quả kinh doanh bảo lãnh của ngân hàng, người ta thường quan tâm đến doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh là tất cá giá trị bảo lãnh phát sinh trong một giai đoạn nào đó. Dư nợ bảo lãnh (hay số dư bảo lãnh) là số dư còn treo ngoại bảng tính đến cuối kỳ (thường là tính đến ngày 31/12 hàng năm).

Dư nợ bảo lãnh = Phát sinh nợ - Phát sinh có + số dư bảo lãnh tính đến trong năm trong năm cuối kỳ năm trước

Phát sinh nợ trong năm là tất cả giá trị bảo lãnh phát sinh mà ngân hàng đã phát hành bảo lãnh cho khách hàng.

Phát sinh có trong năm là toàn bộ giá trị bảo lãnh mà ngân hàng đã xuất ra để thanh toán cho các khoản bảo lãnh của khách hàng.

Bảo lãnh đã “giải toả” là số tiền mà Ngân hàng đã xuất ra để trả cho các bảo lãnh của khách hàng. Nó bao gồm cả những bảo lãnh đã quá hạn.

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w