Một số kiên nghị

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng VPBank (Trang 64 - 70)

a. Kiến nghị với nhà nước và các bộ, ngành có liên quan.

Khi mà cơ chế chính sách của nhà nước có sự thay đổi sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động của NH vì các hoạt động của NH đều chịu sự điều chỉnh của các bộ luật và các quy định chung, văn bản của nhà nước. Muốn hoạt động của NH ngày càng phát triển mạnh thì nhà nước cũng như các bộ, ngành phải có các giải pháp thích hợp sau:

- Cần công khai, minh bạch trong hệ thống luật, các văn bản liên quan:

Đối với luật đất đai: Khi một doanh nghiệp kinh doanh cần phải sử dụng đất nhưng ở nước ta cơ chế đất đai là vấn đề rất phức tạp, nhiều quy trình, thủ tục cho nên khi thẩm định dự án cán bộ cũng gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Muốn đầu tư hiệu quả, quá thẩm định dự án đỡ tốn thời gian thì nhà nước ta phải bổ sung thêm một số điều luật cần thiết về quy định thời gian cho thuê đất, xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên trong hợp đông thuê đất. Đồng thời có quy hoạch cụ thể về tổng thể về đất đai và đưa ra định giá về thuê đất.

Luật đầu tư: nhà nước nên hoàn thiện thêm luật đầu tư để khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là cải thiện thêm luật đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy sẽ có nhiều dự án được đưa vào thực hiện hơn. Quá trình thẩm định sẽ được hoàn thiện hơn.

- Cần được tăng cường hỗ trợ thông tin.

Thông tin là một yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế của NH cũng như của nhà nươc. Vì vậy, nhà nước rất khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin.

- Môi trường kinh doanh:

Môi trường kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Nếu nhà nước xây dựng được một môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định thì sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư, như thế quá trình CNH – HĐH của nước ta sẽ dễ dàng hoàn thành sơm hơn dự kiến.

Khi xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp. Có như thế, trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định sẽ bớt ưu tiên cho các dự án của doanh nghiệp nhà nước. sẽ giúp cho NH không bỏ lỡ các dự án có tính khả .

Môi trường kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó môi trường kinh doanh mà không thuận lợi về các quy chế sẽ gây khó khăn cho cán bộ thẩm định dự án.

NHNN cần phải đưa ra những quy định chung cho quá trình thẩm định để tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định dự án một cách dễ dàng, tránh được nhứng vướng mắc và hiểu sai trong quá trình thẩm định.

Mặt khác, NHNN phải tăng cường chính sách để hộ trợ cho các NHTM nói chung và VPBank nói riêng. NHNH mở các khóa tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên. Hàng năm, NHNN còn tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm toàn ngành cho các cán bộ thẩm định của các NHTM với nhau.

Bên cạnh đó, NHNH cần phải thường xuyên thanh tra, kiếm tra, giám sát đối với NHTM để còn kịp thời phát hiện sai sót trong công tác thẩm định dự án.

Còn các NHTM nên quan hệ với nhau để tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm và thông tín với nhau.

KẾT LUẬN

Quá trình thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại các ngân hàng có vai trò hết sức quan trong. Nhất là trong tình hình kinh tế lạm phát hiện nay, việc đưa ra quyết định cho vay vốn đối với ngân hàng là hết sức quan trọng. Trong thời gian thực tập tại VPBank, em nhận thấy quá trình thẩm định dự án được thực hiện với quy trình thẩm định đầy đủ. Nội dung thẩm định đã được thẩm định đầy đủ các khía cạnh. Nhưng bên cạnh đấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Thông qua quá trình nghiên cứu, đánh giá ở trên, em xin đưa ra một sô giải pháp và kiến nghị với cơ quan nhà nước, NHNN, nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại VPBank.

Do quá trình nguyên cứu còn nhiều hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều sai sót, mong nhận được sự góp ý của thấy cô giáo và ban giám đốc NH để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Trần Thanh Hải (2008), "Những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực tài chính-ngân hàng khi Việt nam gia nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 56(5), tr. 2-8.

3. Đào Hải Hiền (2007), "Quản trị rủi ro hoạt động - Hành trang của NHTM bước vào hội nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 55(23), tr. 26 - 27.

4. Phí Trọng Hiển (2007), "Hệ thống ngân hàng Việt Nam - Hội nhập và phát triển bền vững", Tạp chí Ngân hàng, 55(1), tr. 9 - 12.

5. Trần Văn Hiệu (2006), "Quan hệ tín dụng giữa TCTD và doanh nghiệp khi Việt nam gia nhập WTO", Tạp chí Ngân hàng, 54(17), tr. 43 - 44.

6. Nguyễn Đắc Hưng (2007), "NHTMCP nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Ngân hàng, 55(21), tr. 38 - 46. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Phát triển dịch vụ bán lẻ của các

NHTM Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2005, 2006, 2007), Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007, Hà Nội. 9. Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2003,

2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo thường niên năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, Hà Nội.

10.Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2002),

11.Ngân hàng TMCP Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (2003), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng, Hà Nội.

12.Lê Văn Tề (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.

13.Nguyễn Đình Tự (2007), "Các NHTM Việt Nam trước áp lực tự do hóa tài chính", Tạp chí Ngân hàng, 55(9), tr. 18 - 21.

14.Nguyễn Đình Tự (2007), "Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO của hệ thống ngân hàng Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, 55(21), tr.11-15.

15.Website của NHNN: http://www.sbv.gov.vn/

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án cho vay vốn tại Ngân hàng VPBank (Trang 64 - 70)