Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB KBNN nhận nhiệm vụ thanh toán VĐT từ năm 2000. Trong giai đoạn vừa qua, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Từ năm 2003 hồ sơ thanh toán cũng được đơn giản hóa một số nội dung như: CĐT không phải gửi kèm bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đồng thời vốn tạm ứng cũng được mở rộng cho nhiều đối tượng hơn như: tạm ứng cấu kiện, bán thành phẩm, mội số vật tư đặc chủng….Trong giai đoạn từ năm 2003-2008, KBNN tiếp nhận 494365 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư XDCB, trong đó đã kiểm soát thanh toán 404053 tỷ đồng, đạt 81.73% so với kế hoạch phân bổ vốn. Đồng thời đưa vào sử dụng hàng ngàn công trình, dự án, góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho đất nước, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.6: Kết quả giải ngân VĐT XDCB qua KBNN giai đoạn 2005-2007
Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số lượng DA 81,344 90,307 77,057 Kế hoạch vốn (tỷ đồng) 75666 83324 99762 Tổng vốn thanh toán( tỷ đồng) 66450 61842 82187 % / KH 87.82% 83.63% 82.36% Tr.đó dư tạm ứng ( tỷ đồng) 11,683 12,597 13,077 % / vốn thanh toán 17.58% 18.08% 15.91%
Số từ chối thanh toán ( tỷ đồng) 554 551 465
% / vốn thanh toán 0.83% 0.79% 0.57%
Hàng năm trung bình thanh tra KBNN cũng kiểm tra 750 lượt đơn vị Kho bạc. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện được rất nhiều sai sót của hoạt động nghiệp vụ qua công tác thẩm tra thẩm định các dự án theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra qua kiểm soát thanh toán mà KBNN đã tiết kiệm một khoản tương đối lớn cho NSNN qua số vốn từ chối thanh toán lên đến 2716.4 tỷ trong giai đoạn 2003-2008.
Về cơ cấu cán bộ KBNN
Ngày 13/11/2003 Chính phủ đã ban hành Quyết định 235/2003/QĐ-TTg quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN. Công tác quy hoạch cán bộ vẫn luôn được thực hiện thống nhất từ huyện tỉnh đến TW để xây dựng nguồn cán bộ lâu dài và ổn định. Công tác luân chuyển cán bộ được chú trọng ở toàn bộ hệ thống KBNN. Có hơn 1500 cán bộ được điều động, luân chuyển. Đội ngũ cán bộ không ngừng được phát triển về chất lượng lẫn số lượng, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu được giao. Cơ cấu cán bộ trên toàn hệ thống KBNN qua các thời kỳ như sau:
Bảng 1.7 : Cơ cấu cán bộ trên toàn hệ thống KBNN
Năm Chỉ tiêu
1995 2000 2005
Số CB % Số CB % Số CB % Tổng số cán bộ 10394 100 12087 100 13478 100 Đại học và trên đại học 2888 27.79 4888 40.44 6663 49.44 Cao đẳng và trung cấp 4411 42.4
4 4828 39.94 4437 32.92 Sơ cấp và chưa qua đào tạo 3095 29.77 2371 19.62 2378 17.64 (Nguồn: Chiến lược phát triển KBNN) Như vậy tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH trở len tăng liên tục qua các thời kỳ, còn tỷ lệ cán bộ trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp giảm. Điều này cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ đang được cải thiện không ngừng. Tính đến năm 2008, tổng số cán bộ là 13700. Trong đó cán bộ có trình độ ĐH và trên ĐH là 6724 người.
Qua hoạt động kiểm soát thanh toán vốn, KBNN đã có những ý kiến đóng góp quan trọng trong việc kiến nghị, sửa đổ, bổ sung những thiếu sót trong chính sách chế độ của Nhà nước như: công tác quản lý vốn, công tác kiểm soát kế toán, công tác huy động vốn cho NSNN, cải cách thủ tục hồ sơ soa cho nhanh gọn, thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho các CĐT nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong công tác kiểm soát thanh toán…Ngoài ra KBNN cũng đã thay mặt Nhà nước tổ chức các buổi tọa đàm, lấy ý kiến của các CĐT về các quy định liên quan đến đầu tư xây dựng. Từ đó tổng hợp ý kiến, tìm ra những điểm thiếu sót cần sửa trong chính sách chế độ, đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, ban hành những quyết định phù hợp hơn với tâm tư nguyện vọng của CĐT, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển. KBNN cũng đã nghiên cứu ban hành đầy đủ kịp thời các văn bản chế độ hướng dẫn nghiệp vụ như quy trình kiểm soát thanh toán VĐT trong và ngoài nước, hướng dẫn quyết toán và tất toán tài khoản, hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo…đáp ứng được những yêu cầu về quy trình kiểm soát thanh toán.
KBNN cũng giúp Nhà nước giải quyết các đơn thư khiếu nại thỏa đáng, đúng luật định, đồng thời thông qua giải quyết thư khiếu nại KBNN đã phát hiện ra những sai phạm của các cán bộ trong hệ thống và đưa ra xử lý. Qua đó đã tham mưu cố vấn cho Nhà nước trong công tác quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng, hạn chế những khe hở tạo điều kiện cho sai phạm xảy ra.
Về việc thực hiện tin học hóa và chế độ thông tin báo cáo
Qua triển khai thực hiện KBNN đã thường xuyên nghiên cứu sửa đổi cải tiến các báo cáo sao cho đáp ứng được yêu cầu thông tin nhanh, chính xác, rõ ràng và kịp thời.
Năm 2002 KBNN đưa vào sử dụng chương trình quản lý kiểm soát thanh toán VĐT trên mạng máy tính ĐTKB/LAN, cập nhật các số liệu, đưa việc quản lý kiểm soát thanh toán trở nên khoa học, thuận tiện và hạn chế được những sai sót trong quá trình làm việc thủ công trước đây. Với chủ trương hiện đại hóa ngành, sau khi sử dụng ĐTKB/LAN với một số hạn chế nhất định, KBNN lại có kế hoạch đưa vào sử dụng mạng ĐTKB/WAN-là một tiểu dự án trong dự án “Hiện đại hóa hệ thống thông
tin KBNN đến năm 2010” nhằm mục đích xây dựng và triển khai chương trình ứng dụng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của công tác quản lý một cách thống nhất, đồng bộ, bao gồm: phục vụ các hoạt động tác nghiệp trong quản lý, kiểm soát; tổng hợp thông tin, báo cáo; hỗ trợ ra quyết định,...với những tiện ích hơn hẳn so với chương trình cũ. Và từ năm 2006 KBNN sẽ triển khai ứng dụng chương trình Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc (TABMIS - Treasury And Budget Management Information System) là một cấu phần quan trọng nhất trong dự án Cải cách Quản lý Tài Chính Công (PFMRP) của Bộ Tài chính Việt Nam. Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc tích hợp hiệu quả trong toàn hệ thống KBNN; kết nối với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, các Bộ sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính các cấp (TW và địa phương). Trong tương lai, TABMIS sẽ được kết nối đến các đơn vị sử dụng ngân sách tạo điều kiện phát huy hết hiệu quả của một hệ thống quản lý tích hợp ERP (Enterprise Resourses Planing – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) với các quy trình ngân sách khép kín, tự động, thông tin quản lý tập trung, cung cấp báo cáo đầy đủ, toàn diện, kịp thời và minh bạch. Lộ trình ứng dụng chương trình này như sau: Năm 2006: Phân tích thiết kế và lựa chọn công nghệ và đấu thầu lựa chọn đối tác phát triển và triển khai thí điểm (Công ty FPT), năm 2007: Phát triển ứng dụng, năm 2008: Kiểm thử và triển khai. Phạm vi áp dụng của chương trình trên toàn hệ thống KBNN. Đây chính là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngân sách của Nhà nước nói chung và Kho bạc nói riêng, góp phần hiện đại hóa từ công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn, kiểm soát thanh toán…Quy trình lại được thực hiện công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị liên quan.