Số vốn đầu tư từ chối chi thông qua công tác kiểm soát thanh toán VĐT

Một phần của tài liệu Công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (Trang 41 - 43)

Một trong những vai trò quan trọng của KBNN được đề cập ở trên là giảm thất thoát, lãng phí VĐT. Điều này được thể hiện rõ trong lượng vốn đầu tư từ chối chi qua KBNN. Qua kiểm soát mỗi năm KBNN đã từ chối thanh toán một lượng VĐT khá lớn, điều này tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý dự án của các chủ đầu tư, các Bộ ngành và các cấp có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý

thanh toán vốn đầu tư của Nhà nước. Thêm vào đó, việc từ chối thanh toán VĐT làm tăng thêm tính pháp lý trong hoạt động TTVĐT, tiết kiệm VĐT cho những dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, giảm thất thoát, lãng phí và đầu tư dàn trải..Tình hình từ chối thanh toán VĐT được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.5 : Số vốn từ chối chi thông qua công tác kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản của NSNN qua KBNN

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Số VĐT qua kiểm soát, thanh toán Số tiền từ chối thanh toán Tỷ trọng(%) 2003 56341 424 0.75256 2004 62894 481 0.76478 2005 75666 554 0.73217 2006 83324 551.4 0.66175 2007 99762 465 0.46611 2008 116378 241 0.20708

(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán VĐT xây dựng cơ bản )

Như vậy trong 5 năm KBNN đã từ chối chi 2716.4 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến VĐT bị từ chối chi chủ yếu là do hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ hay sai định mức đơn giá, sai lỗi số học, khối lượng phát sinh vượt dự toán, vượt hợp đồng hay giá trị trúng thầu mà không có giải trình hợp lý…Tuy nhiên trong những năm gần đây, số tiền KBNN từ chối thanh toán có xu hướng giảm dần. Một mặt là do những thay đổi trong cơ chế, chính sách kiểm soát thanh toán. Năm 2005 trở về trước KBNN có quyền từ chối chi khi kiểm tra dự toán và cả khi kiểm soát thanh toán nên lượng vốn bị từ chối chi tương đối cao. Từ năm 2006 trở đi, KBNN chỉ từ chối chi trong khâu kiểm soát thanh toán, còn CĐT tự chịu trách nhiệm về tổng dự toán của mình. Còn sang năm 2008 số vốn từ chối chi lại tiếp tục giảm vì CĐT tự chịu trách nhiệm cả về hạn mức, đơn giá, KBNN chỉ kiểm soát khía cạnh này trong một phạm vi nhất định. Mặt khác, số lượng từ chối chi giảm dần cũng cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các cấp chính quyền, các CĐT, ban QLDA, nhà thầu đã có tinh thần kỷ luật, trách nhiệm hơn với vốn đầu tư thuộc NSNN, có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đơn giá, dự toán, thiết kế được duyệt. Ngoài ra cũng thấy được tính hiệu quả, công khai của các văn bản hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư XDCB. Các văn bản này đã trở thành khung pháp lý, là cơ sở cho cả cấp lãnh đạo và cấp thực hiện có căn cứ hoạt động theo phạm vi, trách nhiệm

và thẩm quyền của mình. Nhờ có các quy định, nghị định hướng dẫn cụ thể, chi tiết các CĐT đã chấp hành tốt hơn trong việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ thanh toán vốn.

Một phần của tài liệu Công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (Trang 41 - 43)