THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CHỌN LỌC TẠ DUY ANH
3.2.3. Thời gian tâm tưởng
Tạ Duy Anh còn thành công khi khai thác và đi vào chiều sâu tâm lý nhân vật những buồn vui đâu khổ và những ký ức xen lẫn nhau trong tác phẩm.
Tạ Duy Anh sử dụng rất nhiều trạng từ chỉ thời gian đã qua mang tính chất hồi ức như: Hồi ấy, từ lâu, khi đó…Nhiều nhất là từ “Bố kể” hoặc một ai đó kể lại…không gian tâm lý tâm tưởng giúp đọc giả hướng về một thời xa xưa đó. Sự bừng sáng lên của tình yêu mặc dù chẳng thích thú với nhưng biến thể của quá khứnhưng ông chấp nhận nó như một phần cuộc sống này. Tạ Duy Anh thong cảm với những số phận đau khổ là người phụ nữ “chàng thong cảm với hai người đàn bà” “ Cậu không sống kiếp của chị cậu chẳng thể hiểu được”
Con người Tạ Duy Anh biết tha thứ, đặc biệt cách giãi thoát cho mình và cả những con người đã một thời gây bao đau khổ cho mình “ Nhân danh
những người thân của tôi, nhân danh sự khốn khổ của con người tôi tha thứ cho ông và xin ông tha thứ”[4, tr. 244] . Trong cái quá khứ ấy con người qua thời gian mặc dù họ nhận ra họ thất bại song họ chẳng bao giờ họ chấp nhận hoặc thừa nhận điều đó.
Những tiềm thức trong tâm tưởng đặc biệt hơn nữa dòng hồi ức của chính nhân vật là người trần thuật kể lại là câu chuyện của cả nhân vật trong câu chuyện như người cha kể lại cuộc đời cay đắng của mình từ thưở ông tổ bốn đời và cả cái chết của người chú.
Họ cứ luẩn quẩm trong cái vòng trầm luân trần gian ấy một cái vòng đó mà họ đấu đa nhau từng li tưng tí một làm cho làng Đồng nhỏ bé một thời huy hoàng giờ đây lầy lội tăm tối, thù hận đến nỗi nhà văn hóa hóa thành nơi vừa nhốt người vừa, vừa nhốt lợn, ghế đá bị đập què chân,gãy lưng,sân bong thành nơi cho trẻ con và cho phóng uế. Chú Hỗ là người luôn đấu tranh chống lại những bất công phi lí đó cũng trở thành phần tử nguy hiểm.
Nhân vật tôi viết lại chính ký ức của mình, tình yêu,nơi làng quê gắn liền với tuổi thơ những ký ức tuôn chảy theo dòng cảm xúc. Đó là một thời khắc sâu vào tâm cảm của mình là tuổi thơ với bao kỷ niệm như bao đứa trẻ trên đất nước Việt Nam những ngày chăn trâu thả diều “Cánh diều trẻ con của tôi mền mại như cánh bướm, thanh sạch không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tối sướn đến phát dại khi nhìn lên trời. Sáo luông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép,sáo bè…như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm trên bãi thã diều thật không có gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên giãi ngân hà”[4, tr.52] hững ký ức tuổi thơ ngọt ngào và đầy thơ mộng với những mơ ước về chàng hoàng tử nàng tiên xinh đẹp.
Thêm vào đó là những trận đòn soi của tụi trẻ dành cho cô bé Qúy Anh không có tội tình gì nhưng cam chịu đáng thương. Nó cam chịu đến kỳ lạ. Thế rồi tình yêu cũng chớm nở trong tâm hồn của Cậu Tư và Qúy Anh hai người hai thế giới khác nhau do các bậc cha chú tạo ta một bức tường vô
hình ngăn cản họ. Thế nhưng họ lại gặp nhau ở một điểm chung là họ mang trong mình một tình yêu nồng cháy đốt cháy cái lới nguyền trói chặt con ngươi bao đời nay. Một tình yêu không vụ lợi toan tính họ sẳn sang lam tất cả để bảo vệ tình yêu ấy.
Sau bao năm trở về lại làng quê khi nhắc đến cái tên Qúy Anh “ Qúy Anh – ký ức tôi chồm dậy như con ngựa chưa thuần. Phút chốc những kỷ niệm mặn chát của tôi một thời vụt hiện lên tươi rói như vết thương đang ứa máu” [4, tr.46] . Thời gian của cả một thời xưa lắm hiện về cái thời của ông tổ bốn đời. Men theo dòng ký ức ta thấy một thực tại khác hoàn toàn khác một làng Đồng khác giữa hai thế lực bủa vây bởi lời nguyền truyền từ đời khác lại. Hay cả với bà cụ 80 tuổi sống lạc quan với cuộc sồng này. Điều này lý giãi tại sao các nhân vật của ông lai có phần tĩnh lại, như vậy mà con người có thể sống thanh thản hơn mà không phải bon chen đau khổ. Một bà cụ khỏe mạnh vào cái tuổi ấy lại thanh toát bởi với cụ những bon chen đời thường đã không còn nghĩa lý gì. Với cụ bây giờ thời gian không còn là gì vì cụ luôn có “linh hồn cụ ông ở bên”. Đọc tác phẩm ta đang sống trong một hồi ức đẹp của cụ bà khi ông nhà còn sống “Có lần, nói anh đừng cười, ông ấy tận chỗ con trai cả của anh ấy, khi tôi đang bế cháu của nó,vào chỗ tôi nằm bảo: Bà định dứt tình với tôi thâth à!”[4,tr.374]. Ở đó hai con người của hai thế giới gặp nhau,một đời sống tâm tưởng đó phải chăng là một niềm an ủi duy nhất để bà cụ sống tiếp tuổi già màs không cảm thấy cô đơn. Cụ bà sống lạc quan và luôn tìm thấy hạnh phúc trong mắt bà cụ với quan niệm vô cùng đơn giãn
“Nói thì các anh chị bảo chúng tôi là củ hũ, chứ bây giờ muốn bỏ nhau người ta đem nạo béng cái thai trong bụng thì tân tiến để làm gì”[4 ,tr. 375]
Thời gian tâm tưởng trong tác phẩm của Tạ Duy Anh là những hồi ức về quá khứ, những sự việc được nhớ lại theo mạch cảm xúc. Ký ức như là con đường để tác giả nhận thức và biểu hiện thực tại. Ký ức là một sự tìm kiếm thời gian đã đi qua cuộc đời nhân vật.
Không giống như những giai đoạn văn học trước, văn học sau 1975 có những cách tân đámg kể về thể loại cũng như phương pháp sáng tác riêng của mỗi nhà văn. Trong dòng chảy chung đó, truyện ngắn Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ về tuổi nghề hành trình sáng tác của ông chưa hẳn đã dài tuy thế không thể phủ nhận những đóng góp mới mẽ trong việc làm phong phú thêm cho văn học Việt Nam nói chung và truyện ngắn Việt Nam nói riêng. Đó là sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuâth trần thuật trong truyện ngắn.
Nghệ thuật trần thuật giúp các nhà văn mở ra một thế giới bao la của hiện thực đời sống khách quan và hiện thực của tác phẩm. Tạo điều kiện cho các nhà văn đổi mới một cách viêt trong hình thức nghệ thuật. Từ những ngôi kể khác nhau sẽ giúp ban đọc hình dung ra mọi thế giới nội tâm cua nhân vật hay có thể từ cách kể chuyện tác giả có thể đánh giá khách quan hơn.Giọng điệu luôn biến ảo mới với từng hoàn cảnh cụ thể với những con người trong xã hội. Không gian đa chiều được nới rộng ra hay thu hẹp lại nhằm dụ ý của nhà văn.
Không nối tiêp lối mòn của người đi trước, Tạ Duy Anh đã tự tạo ra một lối đi mới cho riêng mình trong sáng tác văn chương. Tạ Duy Anh luôn nỗ lực tìm tòi đổi mới văn chương. Những đánh giá xung quang nhưng sáng tác của ông có khen có che song đó là tùy vào thị hiếu thẩm mỹ của mỗi người khác nhau.