1.2.1. Điểm nhìn người kể chuyện
Một số ý kiến cho rằng điểm nhìn trần thuật là một mánh khóe hay là một thủ thuật trong việc trần thuật của tác giả. Điểm nhìn trần thuật thể hiện tư tưởng quan điểm của nhà văn. Như vậy điểm nhìn trần thuật là khả năng nhìn nhận lý giải con người của tác giả hay được quy chiếu vào phương diện trần thuật trong cấu trúc truyện kể. Đó là con người vô thức hay hữu thức, con người cá thể hay phi cá thể con người đơn nhất hay con người đa chiều. Truyện bao giờ cũng kể từ một diểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó Pospelov hẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật tronh tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự điề quan trọng là tương quan giữa các nhân vật và chủ thể trần thuật, hay nói cách khác điểm nhìn người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả. Thật ra trong các tác phẩm văn học chọn kiểu nhìn nào xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể kại chuyện chính là do cách tổ chức “truyện” có dụng ý của nhà văn. Dù nhà văn kể với tư cách là người kể chuyện hàm ẩm hay trao quyền cho nhân vật xuât phát từ mọi điểm nhìn đều thể hiện được (trực tiếp hay gián tiếp). Quan niệm tư tưởng thái độ của chủ thể sang tạo. Trong nghệ
thuật kể chuyện có những tác phẩm phối kết nhiều điểm nhìn hoặc luân phiên trượt điểm nhìn tư ngôi kể chuyện thứ nhât, hoặc ngôi kể thuă ba hay cả hai cách trên.
Với cách kể chuyện như thế này người đọc dễ dàng nhân ra quan điểm của nhà văn trước các vấn đề về cuộc sống va nhân sinh quan qua nhân vật tôi người kể chuyện có thể bình luận đánh giá mà vẫn không gây cho đọc giả cảm giác bị áp đặt định hướng. Trong truyênh ngắn của Tạ Duy Anh điểm nhìn bên trong giúp độc giả hình dung ra được “chân dung” của nhà văn một hình hài cụ thể không phải trong đời sống mà trong thế giới của những câu chuyện trong trường hợp này điểm nhìn bên trong chình là dấu hiệu chuẩn để khám phá con ngươi khác của người cầm bút trong thế giới nghệ thuật ngôn từ.
Việc nhà văn sử dụng điểu nhìn như thế nào nó gắn với quan điểm và khả năng luận giãi của con người trong từng thời kỳ văn học. Vơi Tạ Duy Anh ông đã sử dụng điểm nhìn của mình trên rất nhiều bình diện và điểm nhìn người kể chuyện mang đến nhiều thành công về nghệ thuật cho các tác phẩm của ông.
Cái nhìn hiện thực trong quan niệm trong sáng tác của Tạ Duy Anh không phải là cái nhìn xuôi chiều dễ dãi, lạc quan. Với tin thần nhìn thẳng vào sự thật nhà văn luôn có xu hướng đi sâu vào những vấn đề gai góc. Ông khẳng định: “Mỗi có nhân đều có mỗi cái nhìn hiện thực được quy định trước hết bởi môi trường sống, khả năng nhận thức, những ám ảnh về hạnh phúc và tương lai mà họ trải qua, chiều hướng tư tưởng mà họ theo đuổi...nó thuộc về sự bí ấn cá nhân, không thể lí giải bằng cách quy định bịa đặt chủ quan như phần lớn những nhà nghiên cứu thô thiển vẫn làm. Tôi được chuẩn bị từ chính cuộc đời để khai thác hiện thực như những gì mọi người cho là gai góc” [10, tr.162]. Có nhà phê bình khẳng định: “Văn chương của anh bao giờ cũng đau đáu riết róng chuyện....tàn ác liêm sĩ và vô lương”. Tạ Duy Anh từ điểm nhìn của người kể chuyện đã khai thác dẫn lối cho bạn đọc hiểu về nhiều khía cạnh của cuộc sống và tuổi thơ của chính ông “Sau trọn mười
năm kể từ ngày khóc thầm ra đi tôi lại trở về cái nơi ghi dấu tuổi thơ cai đắng cảu tôi. Bố tôi già đi ghê gớm. Tóc ông bạc như cước, xơ xác trên trước trán bị thời gian đào rãnh lô xô. Em út tôi lớn phổng thành một thiếu nữ xinh đẹp. Mười năm trước, chính nó từng họa theo lời bố tôi để thét lên: “ Anh hèn hạ lắm! Anh cút đi cho bớt tai tiếng”. Lúc đó nó mới nười hai tuổ, nổi tiếng là đứa bé có bản lĩnh. Nó giống bố tôi như đúc về hình thức lẫn tính cách. Giờ đây em tôi,con bé chỉ thích đeo kiếm đóng vai nữ tướng hồi bé, vồ lấy tôi khóc nức nở”
Nhờ điểm nhìn trần thuật này mà nhà văn đã vẻ lên một thế giới trong một làng “Đồng” chứa nhiều sự thù hận. Ở nơi đó vẫn hiện lên một tình yêu vượt qua cõi rào cản định kiện luân lí đời thường do các bậc cha chú truyền lại. Người kể chuyện chính là tác giả đồng nghĩa cùng chung một điểm nhìn
Tác giả chỉ xuât hiện trực tiếp,chỉ xưng danh khi dùng những lời lẽ “bao biên” cho hành động ghi chép lại và kể lại của mình, củng như muốn thâu thóm toàn bộ tác phẩm để rút ra vài giả thiết về số phận nhân vật. Điểm nhìn người kể chuyện bằng cách kể chuyện này sức mạnh ý chí chủ quan mà tác giả đã vạch trần cái long tin ù quáng của kẻ khác để mưu cầu lợi ích riêng của mình. Dạng nhân vật này có vẻ đông hơn và nhiều biến tướng tinh vi hơn chính cuộc đời thực hiện nay. Có khi nó chỉ là đai diện là cá nhân nhưng có khi nó là cả một cộng đồng. Trong truyện ngắn Xưa kia chị đẹp nhất làng có một nhân vật là Quần chúng.
Khi cơ chế tổ chức lỏng lẽo, sơ hở, khi người dân hiền lành cam phận và cấp trên quan lieu là bọn này có cơ hội “kiếm chác” tốt nhất. Đó chính là nhân vật đóng vai trò nguyên đơn kiện ông già dạy thú, nhân vật này đã tận dụng được mọi cơ chế để tăng tiến và long tin cậy của cấp trên và dần lao vào một căn bệnh mà loài người vẫn gọi là thành tích, công thức, nhân vật này đã hành động và nói năng theo đúng công thức của nhà lãnh đạo và kết cục là anh ra rơi vào một căn bệnh không hiểu tiếng người.
Con người với bản chất là ích kỷ, thờ, thường ngoảnh mặt đi, “không dính” vào những vụ lôi thôi có thể gây phiền hà chi mình cũng như chình hắn, con người vụ lợi, ưa nói xấu nên sẳn sang bôi nhọ, phết hồ vào những điều hắn biết, vì sợ sệt, vì quyền lợi, vì vô tình, vì ác ý…Vì tất cả những lý do có thể mượng tượng được. Cho nên anh có thể là anh mà cũng có thể là người khác, không ai nhận diện được ai cũng như chẳng ai tự nhận diện được mình.
Chúng tôi cho rằng phê phán quan niệm duy lí qua các mẫu người trên cũng chính là để đi đến quan niện đầy đủ hơn, hợp lí hơn về con người bởi nó góp phần thức tỉnh chân lí mà trước hết thức tỉnh trước quy luật muôn thuở của cuộc sống đó là quy luật tự nhiên.