Quản lý nợ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 60)

- Liên tục đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng ngắn hạn để phân loại các khoản tín dụng ngắn hạn thành các nhóm nợ theo Quyết định số 493 đã phân loại nợ thành 5 nhóm:

+ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai.

+ Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

+ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày. Đây là khoản nợ có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày. Được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý. Đây là khoản nợ không còn khả năng thu hồi.

Việc phân loại các khoản nợ thành các nhóm nợ như trên sẽ giúp cho Ban lãnh đạo Chi nhánh dễ dàng nắm bắt kịp thời tình hình nợ xấu và có những biện pháp xử lý.

- Mỗi cán bộ kinh doanh cần xây dựng cho mình những dấu hiệu để nhận biết một khách hàng yếu kém vì việc phát hiện sớm những dấu hiệu xảy ra là một trong những nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý cũng như là xử lý các khoản vay có vấn đề. Những dấu hiệu nhận biết một khách hàng yếu kém có thể là những dấu hiệu liên quan đến tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, thời hạn thanh toán tiền hàng như chậm trễ trong việc đưa các báo cáo tài chính, thu hồi tiền hàng, số dư các khoản phải trả tăng lên thời gian thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp kéo dài…; những dấu hiệu liên quan đến quản lý: không thực thi được trách nhiệm cá nhân của người quản lý,phong cách sống xa hoa, những người nắm giữ các vị trí quan trọng bị ốm hoặc chết, theo đuổi việc kinh doanh quá mạo hiểm và nhiều rủi ro…; đến hoạt động của người vay: thay đổi về tính chất của hoạt động kinh doanh, quản lý hoạt động và tài chính yếu kém, xây dựng lại các nhà máy xí nghiệp…; đến hoạt động của Ngân hàng: số dư tiền gửi tại Ngân hàng giảm mạnh, thay đổi hợp đồng vay một cách thường xuyên và bất ngờ, dựa quá nhiều vào nguồn vay ngắn hạn vì nếu sử dụng nhiều nguồn vay ngắn hạn tuy sẽ giải quyết kịp thời nguồn vốn mình cần nhưng do thời gian sử dụng vốn ngắn nên khi các khoản vay này tới hạn hàng loạt thì khó thanh toán kịp thời cho Ngân hàng…

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 60)