Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 34 - 37)

Bảng 4.2.1.1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Ngành nghề 2007 2008 2009

Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Nông nghiệp 78.054 112.526 133.000 34.472 44,2 20.474 18,2 Thương nghiệp 405.881 750.173 526.379 344.292 84,8 -223.794 -29,8 Xây dựng 195.135 375.087 14.490 179.952 92,2 -360.597 -96,1 Khác 101.470 12.503 27.731 -88.967 -87,7 15.228 121,8 Tổng 780.540 1.250.289 701.600 469.749 60,2 -548.689 -43,9

Biểu đồ 4.2.1.1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

78,054 112,526 133,000 405,881 750,173 526,379 195,135 375,087 14,490 101,470 12,503 27,731 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Tr i ệ u đồ ng Nông nghiệp Thương nghiệp Xây dựng Khác

Qua bảng 4.2.1.1 ta thấy doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng qua các năm; ngành khác giảm vào năm 2008, tăng lên ở năm 2009; ngành thương nghiệp và xây dựng giảm vào năm 2009 cụ thể:

* Ngành nông nghiệp:

Doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng qua ba năm cụ thể năm 2008 doanh số cho vay là 112.526 triệu đồng tăng 34.472 triệu đồng với tốc độ tăng 44,2% so với năm 2007, năm 2009 doanh số cho vay là 133.000 triệu đồng tăng 20.474 triệu đồng với tốc độ tăng 18,2% so với năm 2008. Nguyên nhân do phần lớn người dân sống bằng nghề nông nên Chi nhánh chủ yếu cho vay nông nghiệp mà thời hạn cho vay chủ yếu là ngắn hạn. Tuy nhiên, trong những năm qua ngành nông nghiệp gặp phải những yếu tố bất lợi: thời tiết, dịch bệnh, giá cả… đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Mặc dù gặp khó khăn nhưng do sự nỗ lực lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên phòng kinh doanh đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn của hộ sản xuất nên doanh số cho vay ngành này tăng. Chính nhờ sự gia tăng đó đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp được phát triển, tăng nhanh sản lượng lương thực của vùng từ đó đảm bảo lương thực cho tiêu dùng trong nước và dành một phần cho xuất khẩu, đảm bảo nguồn lương thực quốc gia.

* Ngành thương nghiệp:

Bên cạnh ngành nông nghiệp thì ngành thương nghiệp cũng là lĩnh vực rất phát triển của Tỉnh. Với chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên toàn quốc thì tại địa bàn Tỉnh An Giang ngày càng có nhiều công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp,… được thành lập nên nhu cầu nguồn vốn cũng tăng. Cụ thể bảng 4.2.1.1 cho thấy doanh số cho vay đối với ngành thương nghiệp tăng giảm qua ba năm cụ thể năm 2008 doanh số cho vay là 750.173 triệu đồng tăng 344.292 triệu đồng với tốc độ tăng 84,8% so với năm 2007, năm 2009 doanh số cho vay là 526.379 triệu đồng giảm 223.794 triệu đồng với tốc độ giảm 29,8% so với năm 2008. Do sau khi Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế Tỉnh nhà đã có những chuyển biến tích cực, nổi bật là ngành thương nghiệp. Tuy nhiên, để có thể mua bán và trao đổi hàng hóa

với nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có nguồn vốn lớn để việc hợp tác giữa hai bên được tiến hành một cách thuận lợi. Chính vì thế mà Ngân hàng là nơi các doanh nghiệp tìm đến đầu tiên mỗi khi cần đến vốn làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ngành thương nghiệp năm 2008 tăng so với năm 2007. Sang năm 2009 do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn đây chính là nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành thương nghiệp năm 2009 giảm.

* Ngành xây dựng:

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành xây dựng năm 2008 là 375.087 triệu đồng tăng 179.952 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 92,2% so với năm 2007; đến năm 2009 con số này giảm xuống còn 14.490 triệu đồng, giảm 360.597 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ giảm 96,1%. Nguyên nhân do năm 2008 có nhiều công trình xây dựng được đầu tư bên cạnh đó do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về xây dựng và sửa chữa nhà cũng tăng lên điều này đã làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng năm 2008 tăng so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 tình hình thị trường biến động mạnh làm giá cả vật tư, vật liệu tăng lên rất cao dẫn đến việc ngán ngại của người dân trong việc xây dựng – sửa chữa nhà mặt khác là do sản phẩm chủ lực của MHB là cho vay phát triển nhà ở với thời gian dài kết quả là doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng năm 2009 giảm so với năm 2008.

* Ngành khác:

Bảng 4.2.1.1 cho thấy doanh số cho vay ngành khác biến động qua 3 năm cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành khác năm 2008 là 12.503 triệu đồng giảm 88.967 triệu đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 87,7% so với năm 2007; đến năm 2009 con số này tăng lên 27.731 triệu đồng, tăng 15.228 triệu đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng 121,8% nguyên nhân là do nhu cầu vốn đầu tư cho ngành khác ở năm 2007 cao hơn so với năm 2008 đồng thời năm 2007 doanh số cho vay đối với ngành khác là rất cao 101.470 triệu đồng trong khi doanh số thu nợ năm 2007 là 8.670 triệu đồng rất thấp so với doanh số cho vay chính vì vậy Ngân hàng đã có chính sách cắt giảm doanh số cho vay mà chỉ tập trung vào thu hồi nợ dẫn đến nguồn vốn đầu tư cho vay ngành này vào năm 2008 giảm so với năm 2007. Sang năm 2009 do Ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư vào cho vay các ngành sản xuất truyền thống của Tỉnh, tạo được việc làm cho nhiều người, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện cuộc sống ngày càng tốt hơn điều này làm doanh số cho vay đối với ngành này tăng so với năm 2008.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)