Cơ cấu nguồn vốn hoạt động

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 30 - 32)

Đơn vị tính: Triệu đồng 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ

tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt

đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Vốn huy động 291.643 28 378.846 30 323.499 29 87.203 29,9 -55.347 -14,6 Vốn điều hòa 750.813 72 864.523 70 800.506 71 113.710 15,1 -64.017 -7,4 Tổng 1.042.456 100 1.243.369 100 1.124.005 100 200.913 19,3 -119.364 -9,6

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của MHB chi nhánh An Giang (2007 – 2009) Năm 2007 28% 72% Năm 2008 30% 70% Năm 2009 29% 71% Vốn huy động Vốn điều hòa

Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, MHB chi nhánh An Giang phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế từ đó Chi nhánh có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì Chi nhánh phải nhờ đến vốn điều hòa từ Hội sở chính. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều hòa cao hơn vốn huy động nên Chi nhánh càng hạn chế được vốn điều hòa càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh.

Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh ta thấy tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh tăng giảm qua 3 năm cụ thể tổng nguồn vốn năm 2008 là 1.234.369 triệu đồng tăng 200.913 triệu đồng với tốc độ tăng 19,3% so với năm 2007. Đến năm 2009 là 1.124.005 triệu đồng giảm 119.364 triệu đồng với tốc độ giảm là 9,6% so với năm 2008. Nguyên nhân, do tình hình chung trên địa bàn vốn nhàn rỗi trong dân cư khan hiếm. Mặt khác, quan hệ đối tác của MHB chi nhánh An Giang chủ yếu là khách hàng nhỏ cá thể, không có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất hạn chế; các dịch vụ hỗ trợ còn yếu nên khó thu hút được lượng tiền gửi thanh toán qua Ngân hàng; phát hành thẻ ATM

không đạt yêu cầu (tổng số thẻ đang hoạt động chỉ 685 thẻ trên tổng số thẻ đã phát hành 939 thẻ) nguyên nhân chủ yếu là Chi nhánh chỉ có một máy ATM mà thường xuyên bị lỗi trong hoạt động trong khi các tiện ích mang lại từ thẻ quá đơn điệu chỉ rút tiền mặt, gửi tiền, chuyển tiền trên máy trong cùng hệ thống; công tác phục vụ và chăm sóc khách hàng triển khai chưa mạnh làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn. Mặc dù Chi nhánh đã nổ lực thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn như Chi nhánh đã nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến lãi suất trên thị trường để đưa chính sách lãi suất và hình thức huy động phù hợp nhằm ổn định lượng tiền gửi cho Chi nhánh; triển khai các sản phẩm huy động vốn từ Trung Ương như huy động kỳ phiếu, huy động có khuyến mãi, tăng cường giới thiệu quảng bá thương hiệu để phát hành thẻ ATM. Mặt khác, trong năm 2009 doanh số cho vay tại Chi nhánh giảm so với năm 2008 nên nhu cầu sử dụng vốn điều hòa tại Chi nhánh cũng giảm theo điều đó đã làm tổng nguồn vốn của Chi nhánh giảm.

Tóm lại, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của MHB chi nhánh An Giang là dựa vào nguồn vốn điều hòa từ Hội sở và nguồn vốn huy động tại chỗ trên địa bàn bằng nhiều hình thức. Nguồn vốn điều hòa từ Hội sở luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh là do trong thời gian qua công tác huy động vốn của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ vốn huy động trong tổng nguồn vốn còn thấp. Do đó, Ngân hàng cần phải cơ cấu lại nguồn vốn ngày càng hợp lý hơn, tăng dần tỷ trọng vốn huy động và giảm dần tỷ trọng vốn điều hòa để đem lại hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh An Giang (Trang 30 - 32)