0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 50 -50 )

Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang giai đoạn 2007 – 2009 4.3.1. Phân tích dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn

Bảng 4.3.1: Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ ngắn hạn 579.393 578.174 432.366 Tổng nguồn vốn 1.042.456 1.234.369 1.124.005 Dư nợ ngắn hạn/ tổng nguồn vốn (%) 55,6 46,8 38,5

Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn tín dụng ngắn hạn mà Chi nhánh cấp cho khách hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Bảng 4.3.1 cho thấy dư nợ ngắn hạn/tổng nguồn vốn năm 2007 là 55,6%, năm 2008 là 46,8%, đến năm 2009 là 38,5%. Chỉ tiêu này giảm dần qua 3 năm chứng tỏ nguồn vốn của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào các khoản tín dụng trung – dài hạn trong đó cho vay xây dựng – sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng cao2 do trong thời gian qua MHB chi nhánh An Giang đã tận dụng nguồn vốn tài trợ AFD để cho vay mà nguồn vốn tài trợ này có lãi suất thấp và nguồn vốn này tài trợ để đầu tư vào các hoạt động nhà: mua, sửa chữa – xây dựng mặt khác do trong năm 2009 Ngân hàng đã chuyển dịch cơ cấu cho vay tăng dư nợ cho vay trung - dài hạn. Điều này phù hợp với mục tiêu hoạt động của MHB chi nhánh An Giang và phù hợp với chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung – dài hạn theo Quyết định số 433/QĐ – TTg và Thông tư số 05/TT – NHNN vào năm 2009.

4.3.2. Phân tích dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động

Bảng 4.3.2: Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ ngắn hạn 579.393 578.174 432.366 Vốn huy động 291.643 378.846 323.499 Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động (%) 198,7 152,6 133,7

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2009 _ Phòng kinh doanh)

Do lãi suất huy động vốn cao nên hầu hết các tổ chức tín dụng nói chung và MHB chi nhánh An Giang nói riêng đều thu hút được một lượng vốn nhàn rỗi lớn từ bên ngoài. Nhìn vào bảng 4.3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng vốn huy động nên chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể dư nợ ngắn hạn/vốn huy động năm 2007 là 198,7%, năm 2008 là 152,6%, năm 2009 là 133,7%. Nghĩa là với việc huy động được 100 đồng vốn nhàn rỗi từ bên ngoài, Chi nhánh cho vay được 133,7 đồng. Bảng trên còn cho thấy Chi nhánh đã sử dụng hết nguồn vốn huy động để cho vay ngoài ra Chi nhánh còn sử dụng thêm nguồn vốn khác để cho vay do số tiền huy động được Chi nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho sản xuất và tiêu dùng của khách hàng trên địa bàn Tỉnh. Vì vậy bên cạnh việc đầu tư cho hoạt động tín dụng thì Chi nhánh cần phải chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn nữa cho Chi nhánh trước sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Tỉnh An Giang.

4.3.3. Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn Bảng 4.3.3: Nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn Bảng 4.3.3: Nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Nợ quá hạn ngắn hạn 7.989 10.899 5.889 Dư nợ ngắn hạn 579.393 578.174 432.366 Nợ quá hạn ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn (%) 1,4 1,9 1,4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2009 _ Phòng kinh doanh)

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Bảng 4.3.3 cho thấy chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn tăng giảm qua 3 năm cụ thể chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn năm 2007 là 1,4%, năm 2008 là 1,9% sang năm 2009 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,4%. Chỉ tiêu này giảm mạnh vào năm 2009 mặc dù năm 2009 được xem là năm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vào những tháng cuối năm 2008 điều này cho thấy chất lượng tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh là tốt. Có được điều này là do việc thẩm định các dự án trước khi cho vay là tương đối tốt, các dự án được đầu tư trong năm luôn được thực hiện theo đúng qui định cho phép và theo sự chỉ đạo của Chi nhánh. Như vậy, trong 3 năm qua tình trạng nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo và không vượt quá tỷ lệ mà Chi nhánh đề ra3. Điều này thể hiện khả năng lãnh đạo của Ban Giám Đốc Chi nhánh cũng như trưởng, phó phòng kinh doanh và sự tận tâm với công việc của tập thể cán bộ kinh doanh đã rất tích cực trong việc đôn đốc khách hàng nộp lãi vay và trả nợ đúng hạn; kiểm tra, kiểm soát việc gia hạn nợ theo qui định đồng thời cũng xuất phát từ ý thức trả nợ của khách hàng khi đi vay.

4.3.4. Phân tích vòng quay tín dụng ngắn hạn

Vòng quay tín dụng ngắn hạn phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn và chất lượng tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh. Vòng quay tín dụng ngắn hạn lớn nói lên sự luân chuyển vốn nhanh và chất lượng tín dụng ngắn hạn tốt. Ngược lại, vòng quay thấp thể hiện luân chuyển vốn chậm, chất lượng tín dụng ngắn hạn chưa tốt, thu nợ còn kém. Sau đây là tình hình vòng quay tín dụng ngắn hạn tại MHB chi nhánh An Giang:

Bảng 4.3.4: Vòng quay tín dụng ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh số thu nợ ngắn hạn 619.286 1.251.508 847.408 Dư nợ ngắn hạn bình quân 798.766 578.784 460.270 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng) 0,8 2,2 1,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2009 _ Phòng kinh doanh)

Vòng quay tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong ba năm qua có sự biến động, năm 2008 vòng quay tín dụng ngắn hạn tăng, năm 2009 giảm cụ thể: Năm 2007 vòng quay tín dụng ngắn hạn là 0,8 vòng, năm 2008 tăng lên 2,2 vòng. Đến năm 2009 vòng quay tín dụng ngắn hạn giảm còn 1,8 vòng, cho thấy vòng quay tín dụng ngắn hạn năm 2009 chậm lại có nghĩa là khả năng thu hồi vốn giảm, rủi ro tăng lên và chất lượng tín dụng ngắn hạn giảm xuống.

Nguyên nhân của sự giảm xuống này là do trong năm qua doanh số thu nợ ngắn hạn giảm vì tình hình kinh tế khó khăn khách hàng vay vốn kinh doanh không đạt hiệu quả cao mặc dù Ngân hàng đã rất sàng lọc chọn lựa khách hàng nhưng do yếu tố khách quan làm cho doanh số thu nợ giảm. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế đầy khó khăn Chi nhánh đạt được kết quả như vậy là rất tốt có được kết quả này là do công tác chỉ đạo thu nợ của Ngân hàng tốt, Ngân hàng đã đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn có thể trả được lãi vay và nợ gốc góp phần giữ ổn định vòng quay tín dụng ngắn hạn. Ngoài ra trong năm 2009 vừa qua Ngân hàng đã có nhiều cải tiến trong công tác thu hồi nợ, đảm bảo được đồng vốn trong cho vay, xác định được kỳ hạn trả nợ tương đối phù hợp với chu kỳ của từng đối tượng vay vốn trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

4.3.5. Phân tích hệ số thu nợ ngắn hạn Bảng 4.3.5: Hệ số thu nợ ngắn hạn Bảng 4.3.5: Hệ số thu nợ ngắn hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh số thu nợ ngắn hạn 619.286 1.251.508 847.408

Doanh số cho vay ngắn hạn

780.540 1.250.289 701.600

Hệ số thu nợ ngắn

hạn (%) 79,3 100,1 120,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2009 _ Phòng kinh doanh)

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biết 1 đồng doanh số cho vay sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn, qua đó cho biết hiệu quả công

tác quản lý và thu hồi nợ của Ngân hàng, nó đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu chỉ tiêu này càng tiến gần về 1 thì càng tốt. Qua bảng 4.3.4 cho thấy hệ số thu nợ tăng qua 3 năm cụ thể hệ số thu nợ năm 2007 là 79,3%, năm 2008 tăng lên 100,1% đến năm 2009 hệ số thu nợ tiếp tục tăng lên 120,8% nghĩa là với 1 đồng doanh số cho vay năm 2007 Ngân hàng thu hồi được 0,793 đồng vốn đến năm 2008 tăng lên 1,001 đồng vốn sang năm 2009 lại tiếp tục tăng lên 1,208 đồng vốn do doanh số thu nợ năm 2008 và năm 2009 cao hơn doanh số cho vay trong năm 2008, 2009 cho thấy công tác thu hồi nợ của Chi nhánh ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả nên không chỉ thu hồi được số tiền cho vay trong năm mà còn thu được những khoản nợ tồn đọng từ năm trước. Sự tăng trưởng này chứng tỏ tình hình thu nợ của Chi nhánh là rất tốt cũng như khả năng trả nợ của khách hàng là rất cao, từ đó cho thấy tình hình kinh tế Tỉnh đang trên đà phát triển. Hệ số thu nợ năm 2009 tăng lên đáng kể so với năm 2008 có được kết quả như vậy là do Chi nhánh làm tốt công tác thu hồi nợ như: thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, áp dụng nhiều biện pháp xử lý thu hồi nợ và ý thức trả nợ của khách hàng cao. Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của toàn thể cán bộ kinh doanh. Cán bộ kinh doanh đã cho vay đúng đối tượng; làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; khuyến khích khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích; thực hiện tốt công tác thu nợ nhằm đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn vì cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh ít tốn chi phí cho quản lý khoản vay từ đó mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Do đó, Chi nhánh cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa để hệ số thu nợ ngày càng cao.

4.4.Kết quảđạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang giai đoạn 2007 – Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh An Giang giai đoạn 2007 – 2009

4.4.1. Kết quảđạt được

Nhờ tích cực hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ cùng với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ kinh doanh ở MHB chi Nhánh An Giang, nên trong những năm gần đây Chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng.

- Nội bộ đoàn kết luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau để hoàn thành nghĩa vụ đối với khách hàng và nhiệm vụ đối với Ngân hàng.

- Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, tích cực trong công tác thu hồi nợ, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình tạo mọi điều kiện phục vụ tốt khách hàng.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh điều hành quyết liệt với quyết tâm cao, bám sát hoạt động thực tiễn.

- Công tác Marketing đã giúp cho MHB nói chung và Chi nhánh An Giang nói riêng chuyển mình với nhiều màu sắc mới: chính thức tuyên bố sứ mệnh là Ngân hàng số 1 Việt Nam về tư vấn tài chính chu đáo và phục vụ công bằng; tuyên bố triết lý hoạt động và tiêu chuẩn phục vụ khách hàng mang bản sắc riêng, chương trình khách hàng bí mật, tác phong riêng biệt, kênh thông tin nhanh chóng và tiện lợi.

- Trong điều kiện kinh tế không thuận lợi tập thể cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh đã rất cố gắng để mang về lợi nhuận không nhỏ cho Chi nhánh.

4.4.2. Hạn chế

Bên cạnh tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh MHB chi nhánh An Giang cũng bộc lộ một số tồn tại sau đây:

- Nhìn một cách tổng quát về hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh trong thời gian 3 năm (từ năm 2007 đến năm 2009), mặc dù vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng, song tốc độ đã chậm lại. Trong đó, nếu doanh số thu nợ năm 2008 đạt 102,1% so với năm 2007 thì đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng giảm 32,3% so với năm 2008, cho thấy hiệu quả thu hồi nợ của Chi nhánh giảm đi chứng tỏ chất lượng tín dụng của Chi nhánh cũng đã giảm đi.

- Đối với tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có sự biến động qua các năm và có sự chuyển dịch qua lại giữa các ngành. Cụ thể:

+ Năm 2007 nợ quá hạn phát sinh ở tất cả các ngành nhưng tập trung chủ yếu vào ngành nông nghiệp với số tiền 4.154 triệu đồng trong tổng số nợ quá hạn năm 2007 là 7.989 triệu đồng.

+ Năm 2008 nợ quá hạn tăng cao lên đến 10.599 triệu đồng trong đó ngành nông nghiệp là 5.233 triệu đồng, xây dựng 3.269 triệu đồng, thương nghiệp 2.179 triệu đồng.

+ Năm 2009 nợ quá hạn giảm xuống còn 5.889 triệu đồng tuy nhiên nợ quá hạn của ngành thương nghiệp là rất cao với số tiền 4.357 triệu đồng, cao nhất trong các ngành. Tuy dư nợ của ngành này giảm 27.038 triệu đồng với tốc độ giảm 7,8% so với năm 2008. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng đối với ngành thương nghiệp là rất thấp do ngành này dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường do đó cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của ban lãnh đạo Chi nhánh trong việc thu hồi nợ đối với ngành thương nghiệp.

- Trong việc phân loại nợ thành từng nhóm đòi hỏi phải có thông tin chính xác về tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng theo mốc thời gian cụ thể, do Chi nhánh mới áp dụng phần mềm quản lý tín dụng nên còn nhiều lúng túng dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút.

- Việc áp dụng phần mềm quản lý mới làm cho tình trạng quá tải về công việc của các cán bộ kinh doanh tại Chi nhánh (số lượng cán bộ kinh doanh tại Chi nhánh ít trong khi phải vừa quản lý các khoản nợ vừa phải điều chỉnh theo chương trình mới) làm cho công tác kiểm tra sử dụng vốn, quản lý khách hàng có đôi lúc còn thiếu sự chặt chẽ, vì thế dễ tạo nguy cơ nợ quá hạn phát sinh ngoài tầm kiểm soát của cán bộ kinh doanh.

- Ngoài ra còn có một số yếu tố còn tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh:

+ Vốn huy động chỉ đạt 62% theo kế hoạch Trung Ương giao phải nhờ đến nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chính để cho vay nên chưa mang lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh.

+ Lãi suất đầu vào cao và nguồn vốn không ổn định dẫn đến năng lực cạnh tranh kém, các hộ cá thể vay số tiền lớn và Chi nhánh khó xâm nhập, số còn lại là khách hàng nhỏ lẻ làm tăng chi phí quản lý khoản vay, chưa đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm bán chéo. + Phát triển mạng lưới trong năm chưa đạt kế hoạch đề ra là mở hai phòng giao dịch nhưng chỉ mở được một phòng giao dịch Long Xuyên.

+ Việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn và chậm do các thủ tục từ cơ quan Tòa án và Thi hành án.

CHƯƠNG 5: GII PHÁP NÂNG CAO CHT LƯỢNG TÍN DNG

NGN HN TI NGÂN HÀNG PHÁT TRIN NHÀ ĐỒNG BNG

SÔNG CU LONG CHI NHÁNH AN GIANG

Để đảm bảo hoạt động tín dụng ngắn hạn đạt kết quả tốt MHB chi nhánh An Giang đã đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện làm cơ sở cho các hoạt động tín dụng ngắn hạn tại

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 50 -50 )

×