Các chất ô nhiễm theo độc tính có cùng đơn vị khi ta nhân tải lượng với hệ số hiệu
chỉnh độc tính (α). Do đó, ta chỉ cần cộng tải lượng ô nhiễm của các chất ô nhiễm
lại với nhau (PLt), phân ngành nào có tải lượng ô nhiễm đã hiệu chỉnh lớn nhất thì
phân ngành đó có tải lượng phát thải theo độc tính là lớn nhất.
Trong đó: PLt= ∑
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 65
Bảng 4.10. Tổng tải lượng ô nhiễm trung bình đã hiệu chỉnh qua 3 năm của các phân ngành vào môi trường không khí
R (Rank) PLt SO2 NO2 CO VOC BỤI MỊN TỔNG BỤI LƠ LỬNG J1 35166 36391 1628 16638 235 1573 91631 J2 4168 4313 193 1972 28 186 10860 J3 41 19 1 363 0 15 439 J4 0 0 0 0 0 0 0 J5 1373 321 150 1043 0 181 3068 J6 641 199 28 269 10 100 1247 J7 9152 2840 172 90849 0 1361 104374 J8 1674 473 44 522 4 20 2737
(j1: sản xuất sợi và dệt vải, j2: hoàn thiện các sản phẩm dệt, j3: sản xuất sản phẩm dệt may sẵn trừ quần áo, j4: sản xuất thảm và chân đệm, j5: sản xuất dây bện và lưới, j6: sản xuất hàng dệt khác chưa phân vào đâu, j7: sản xuất hàng đan móc, j8: sản xuất trang phục trừ quần áo lông thú).
Từ bảng 4.11 Ta thấy được J7 là phân ngành có (PLt) lớn nhất. Có một số nhà máy,
xí nghiệp sử dụng than, dầu, củi… làm nguồn năng lượng chạy máy thay thế cho điện năng, làm phát thải một lượng các chất ô nhiễm lớn. Ngoài ra, trong công đoạn sản xuất hàng đan móc người ta sử dụng hóa chất bôi trơn để đan sợi, sau đó hóa chất này bay hơi phát thải vào không khí. Đứng thứ 2 là phân ngành J1, phân ngành này sử dụng than, dầu, củi… làm năng lượng phục vụ cho quá trình nấu, hấp… làm phát thải ra các chất ô nhiễm dẫn đến tải lượng ô nhiễm của phân ngành lớn. Các phân ngành còn lại tuy có phát thải ra môi trường không khí nhưng tải lượng của chúng tương đối nhỏ, J4 là phân ngành không gây ô nhiễm bởi lẽ không sử dụng nguồn năng lượng từ như than, dầu, củi…không cần hóa chất bôi trơn để
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 66
chống cháy vải, vì vải ở phân ngành này mềm mịn. Do đó, phân ngành không gây ra chất ô nhiễm đối với môi trường không khí. Nói tóm lại đối với ô nhiễm không khí theo độc tính ta chỉ cần quan tâm đến 2 phân ngành đó là J7 và J1 là những ngành có tải lượng phát thải theo độc tính lớn.
4.4.2 Đối với môi trường nước
4.4.2.1 Theo khối lượng
Tương tự như ở môi trường không khí theo khối lượng vì đơn vị của các chất ô nhiễm không giống nhau nên tôi sử dụng chỉ số ô nhiễm trung bình đối với môi trường nước WPI (Water pollution index). Nếu phân ngành nào có chỉ số ô nhiễm trung bình nhỏ nhất thì phân ngành đó có tải lượng phát thải ra môi trường nước là lớn nhất. Phân ngành có tải lượng ô nhiễm lớn nhất đối với từng chất ô nhiễm sẽ được đánh số thứ tự là 1 R (Rank) =1, phân ngành ô nhiễm lớn thứ 2 thì R=2, tương tự như vậy cho đến số 8 là phân ngành không phát thải ô nhiễm.
Trong đó:
I (nước) = ∑
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 67
Bảng 4.11. Thứ tự ưu tiên cho các phân ngành vào môi trường nước R (Rank) CHỈ SỐ Ô NHIỄM TRUNG BÌNH (WPI) BOD TSS J1 1 1 1 J2 2 2 2 J3 8 8 8 J4 3 3 3 J5 8 8 8 J6 4 4 4 J7 8 3 5,5 J8 8 8 8
Với 1= ưu tiên cao; 2, 3= ưu tiên trung bình.
(j1: sản xuất sợi và dệt vải, j2: hoàn thiện các sản phẩm dệt, j3: sản xuất sản phẩm dệt may sẵn trừ quần áo, j4: sản xuất thảm và chân đệm, j5: sản xuất dây bện và lưới, j6: sản xuất hàng dệt khác chưa phân vào đâu, j7: sản xuất hàng đan móc, j8: sản xuất trang phục trừ quần áo lông thú).
Từ bảng 4.11 ta thấy được phân ngành J1 có chỉ số ô nhiễm trung bình thấp nhất. Điều đó, chứng tỏ J1 là phân ngành có tải lượng phát thải lớn nhất. Lý do mà phân ngành này có tải lượng ô nhiễm lớn như vậy là trong phân ngành có những công đoạn như kéo sợi, chải…các sợi bông thô được đánh tung, trộn đều làm phát sinh lượng cặn, bụi lớn. Sau đó, những sợi bông này được làm sạch bằng nước, lúc này các hạt bụi, cặn sẽ được nước giữ lại làm cho TSS trong nước tăng lên. Sau quá trình làm sạch, sợi sẽ được mắc qua các quả ống để phục vụ cho công đoạn hồ sợi. Hồ sợi bằng hồ tinh bột, ngoài ra còn sử dụng các chất hóa học như PVA (Polyvinylalcol), một phần các chất hóa học này không bám vào sợi mà sẽ hòa tan với nước tạo nên độ màu, độ đục cho nước, dẫn đến BOD tăng cao. Điều đó, lý giải chi phân ngành J1 lại có tải lượng ô nhiễm cao trong môi trường nước. Phân ngành J2 có chỉ số ô nhiễm trung bình thấp thứ 2, lý do mà phân ngành này có tải lượng phát thải đứng thứ 2 là trong phân ngành có các công đoạn như nhuộm vải
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 68
hoàn thiện. Công đoạn này sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. Phần thuốc nhuộm không gắn vào vải mà đi vào trong nước thải làm cho BOD và TSS tăng cao. Dẫn đến phân ngành J2 có tải lượng ô nhiễm phát thải vào không khí lớn, đứng thứ 2. Bên cạnh những phân ngành có chỉ số ô nhiễm trung bình thấp- tức là ải lượng ô nhiễm cao, còn có những phân ngành không làm ô nhiễm môi trường nước như J3, J5, J8. Các phân ngành này trong quá trình sản xuất không sử dụng nguồn nước, chính vì vậy mà nó không phát sinh ô nhiễm đối với môi trường nước. Tóm lại đối với ô nhiễm theo khối lượng vào môi trường nước, ta chỉ cần quan tâm tới 2 phân ngành có chỉ số ô nhiễm trung bình (WPI) nhỏ nhất là J1 và J2.
4.4.2.2 Theo độc tính
Vì hệ số hiệu chỉnh độc tính của môi trường nước đối với BOD và TSS là như nhau và băng 1 nên phần thứ tự ưu tiên theo độc tính của môi trường nước tôi sẽ không trình bày. Mọi giải thích tương tự như phần sắp xếp thứ tự ưu tiên các thông số của từng phân ngành theo khối lượng vào môi trường nước mà tôi đã trình bày ở trên.