Vị trí của ngành dệt trong nền công nghiệp nước ta

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành dệt nhuộm dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 31 - 33)

Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong các ngành công nghiệp lâu đời, có bề dày truyền thống ở Việt Nam và khu vực cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua. Tại Việt Nam trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay ngành này chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành luôn đạt luôn đạt trên 10% một năm đem lại cho đất nước một nguồn ngoại tệ không nhỏ. Hàng năm ngành dệt nhuộm đóng góp khoảng 31% tổng sản lượng ngành công nghiệp, đứng thứ hai sau ngành dầu khí, chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp .

[ Nguồn : Tổng công ty dệt may, 2006] Theo bộ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 15,7% so với cùng kì năm trước, trong đó tổng công ty dệt may tăng 26,8%, theo dự báo đến năm 2010 cả nước sẽ sản xuất 1,5 tỷ mét vải xuất khẩu thu được 3.5 đến 4 tỉ USD tạo ra 1,8 triệu việc làm với mức tăng trưởmg bình quân là 14%. Như vậy trong những năm tới đây ngành dệt nhuộm vẫn phát triển và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Cùng với quá trình phát triển ngành dệt may trong thời gian qua cũng gây nên áp lực đối với môi trường nước ta. Những khâu sản xuất gây ô nhiễm nhiều nhất trong lĩnh vực dệt may là khâu dệt – nhuộm – xử lý vải. Việc mở rộng sản xuất và xuất khẩu dệt may, nếu không có các biện pháp quản lý và xử lý các chất thải thì sẽ có tác hại không những làm cho ô nhiễm môi trường gia tăng, mà còn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh do bị hạn chế về rào cản kỹ thuật trong thương mại khi xuất khẩu sản phẩm.

Trước tình hình đó, các cấp lãnh đạo và các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã nhận thấy cần có

SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 22

những giải pháp để hạn chế, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển xuất khẩu bền vững. Hạn chế ô nhiễm môi trường từ sự phát triển của ngành dệt may, cũng góp phần nâng cao uy tín, chất lượng của hàng Việt Nam, giúp tránh được những tranh chấp thương mại đang có xu hướng gia tăng sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tiếp cận mang tính khoa học và có hệ thống đạt được từ hạn chế, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm trong sản xuất ngành dệt may sẽ giúp thực hiện được mục tiêu giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn.

Theo khảo sát của Vinatex cho thấy, khoảng 50% thiết bị ngành công nghiệp dệt nhuộm của nước ta đã sử dụng trên 20 năm. Nếu so với Thái Lan và Trung Quốc thì các công nghệ này lạc hậu tới khoảng 15 – 20 năm. Sản xuất với mức tiêu thụ nguyên, nhiên vật liệu cao, Chi phí năng lượng ở Thái Lan chỉ chiếm 6 – 7% trong giá thành sản phẩm dệt, trong khi đó tại Việt Nam phổ biến ở mức 10 – 12%.

Do năng lực công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường của ngành dệt may Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, ngoài nguyên nhân do chi phí đầu tư các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường quá lớn, thì chi phí để vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cũng còn quá tốn kém so với tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp dệt may, nhất là đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, trước mắt cần ưu tiên sử dụng các giải pháp như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình, thay đổi nguyên liệu, cải tiến thiết bị và áp dụng công nghệ sản xuất mới, và để làm được điều đó ta cần phải phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm của ngành để sớm tìm ra nguyên nhân cũng như là tìm ra những thông số nào xả thải ra ngoài môi trường nhiều nhất từ đó đưa ra phương thức, giải pháp tối ưu nhất nhằm giảm thải ô nhiễm của ngành đối với môi trường.

SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 23

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành dệt nhuộm dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)