Nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành dệt nhuộm dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 38 - 40)

Nhu cầu oxy sinh học (BOD)

Các loài vi sinh như vi khuẩn đóng vai trò phân hủy các chất thải hữu cơ trong môi trường nước. Khi vật chất hữu cơ như xác thực vật, lá cây, phân, bùn thải hoặc thậm chí là chất thải từ thức ăn có mặt trong môi trường nước, vi khuẩn sẽ phân hủy loài chất thải này. Trong quá trình phân hủy, oxy hòa tan có trong môi trường nước sẽ được các vi khuẩn hiếu khí tiêu thụ, trong khi đó các loài sinh vật thủy sinh khác cần oxy cho hoạt động sống. BOD dung đế đo nồng độ oxy được vi sinh vật sử dụng trong quá trình phân hủy các chất thải. Nếu lượng chất thải hữu cơ trong nước lớn thì sẽ có nhiều vi khuẩn tồn tại và chúng tiến hành phân hủy các

SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 29

chất này. Trong trường hợp này, nhu cầu oxy sẽ cao; do đó, giá trị BOD cũng sẽ cao. Khi BOD có giá trị cao thì DO sẽ giảm, bởi nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp.

BOD trong ngành dệt nhuộm phát thải chủ yếu từ các công đoạn hồ sợi, tẩy trắng, giặt, nhuộm in… Vì BOD là thước đo các sinh vật có khả năng phân hủy chất thải, sự tồn tại của vi sinh vật này trong môi trường nước, thì sẽ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn khác nếu chúng không được xử lý triệt để.

Tổng các chất rắn lơ lửng (TSS):

Tổng các chất rắn lơ lửng (TSS) là các chất rắn trong nước có thể thu gom bằng các dụng cụ lọc nước. Nó được tính bằng khối lượng của các chất vô cơ có kích thước trung bình lơ lửng trong môi trường nước. TSS có thể bao gồm nhiều rất nhiều lào vật khác như bùn, xác động thực vật phân hủy, phù sa, chất thải công nghiệp và bùn thải. Khi TSS ở nồng độ cao sẽ ngăn sự truyến ánh sang đến các loài thực vật sống dưới nước, làm chậm quá trình quang hợp. Điều này sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan được giải phóng trong nước nhờ thực vật. Nếu ánh sáng hoàn toàn không thể chiếu xuống thực vật đáy, các loài thực vật này sẽ ngừng sản xuất oxy và chết đi. Nồng độ TSS cao có thể dẫn tới việc tăng nhiệt độ nước bề mặt bởi vì các chất lơ lửng hấp thụ ánh sáng mặt trời. Điều này cũng làm cho nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm nhanh chóng. Các chất rắn lơ lửng cũng có thể cản trở hoạt động của mang cá, làm giảm tốc độ phát triển, giảm sức đề kháng với bệnh tật, ngăn chặn sự phát triển của trứng và ấu trùng.

TSS trong ngành dệt nhuộm phát sinh từ các công đoạn như nhuộm, in, giũ hồ. Các công đoạn này sử dụng một lượng hóa chất tương đối lớn, một phần các hóa chất này không đi vào sợi vải mà đi vào nước thải làm TSS tăng lên. Ngoài ra công đoạn xử lý bông thô, một lượng cặn bẩn từ bông sẽ phát thải sau đó đi vào nước qua công đoạn làm sạch bông, làm cho TSS tăng cao.

SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 30

Một phần của tài liệu Phân cấp thứ tự ưu tiên các thông số ô nhiễm cho ngành dệt nhuộm dựa trên tải lượng ô nhiễm (Trang 38 - 40)