Nitơ đioxit (NO2)
Nitơ đioxit có màu nâu đỏ, là một chất khí được tạo thành từ phản ứng oxit hóa nhanh khí nitơ (NO) trong môi trường không khí. Phương tiện giao thông cơ giới và nhà máy nhiệt điện chạy bằng than là các nguồn phát thải nitơ oxit chính. Người
bị bệnh mãn tính về đường hô hấp khi hít NO2 ở nồng độ thấp trong thời gian ngắn
có thể dẫn đến các thay đổi về hô hấp và chức năng phổi. Trẻ em hít thở chất khí
này cũng có thể làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Hít thở NO2 trong một thời
gian dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng hô hấp và có thể gây tổn thương nặng cho phổi.
NOX cũng tác động đến môi trường với nhiều hậu quả. Nitơ có trong thành phần
của mưa axit, có thể làm phèn hóa đất và nước mặt. Quá trình phèn đất gây ra những tổn thất về dinh dưỡng cần thiết cho thực vật và làm tăng mức độ hòa tan của nhôm gây độc cho thực vật. Mưa axit gây tổn hại nặng nề cho môi trường do quá trình phèn hóa. Nhiều loài cá, côn trùng, thực vật nguyên sinh và vi khuẩn khó sinh sản, thậm chí chúng có thể chết.
Đối với ngành dệt nhuộm NO2 phát thải ra chủ yếu từ lò hơi do dùng than, củi, dầu
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 27
Sunphua điôxít (SO2)
Sunphua điôxít thuộc nhóm chất khí sunphua ôxít (SOx). Các khí này được tạo
thành khi đốt nhiên liệu chứa lưu huỳnh (chủ yếu là than và dầu) ở các nhà máy
nhiệt điện và trong quá trình công nghiệp khác. Nhìn chung, nồng độ của SO2 cao
nhất là ở gần các cơ sở công nghiệp lớn. Nguồn chính phát thải sunphua điôxít là các nhà máy có quy trình nung chảy kim loại và sản xuất nhiệt điện. Phơi nhiễm
nồng độ SO2 có thể gây suy giảm hô hấp tạm thời đối với người lớn hoặc trẻ em bị
mắc bệnh hen. Nếu phơi nhiễm với nồng độ cao sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp và làm giảm sức đề kháng của phổi.
SO2 phát thải ra trong ngành dệt nhuộm chủ yếu từ lò hơi, do sử dụng than, dầu,
củi làm nguyên liệu đốt phục vụ trong các công đoạn nấu, hấp, văng khô sợi.
Các chất hữu cơ bay hơi (VOCs)
Bất kì hợp chất hữu cơ nào tham gia vào các phản ứng quang hóa trong khí quyển đều được xem là VOCs. VOCs phát thải từ nhiều nguồn khác nhau, từ các phương tiện giao thông, nhà máy hóa chất, dược phẩm, chất đông lạnh, chất tẩy khô, cửa hang bán sơn và những khu dân cư có sử dụng sơn và các dung môi hòa tan. Nồng độ của các loài VOCs ở trong nhà thường cao hơn (đến tận 10 lần) so với ngoài trời. Các loài VOCs điển hình là dung môi công nghiệp như tricloetylen, chất oxi hóa nhiên liệu như methyl tetra-butyl (MTBE), hoặc các chất sinh ra từ khử trùng bằng clo.
VOCs tác động đến sức khỏe tùy thuộc vào thành phần cụ thể của các chất, cũng như nồng độ và thời gian phơi nhiễm. Phơi nhiễm một số chất ở nồng độ cao trong quá trình làm việc hoặc gia công, chế biến nguyên liệu có thể làm tổn hại đến sức khỏe con người. Do đó cần xem xét tác động cụ thể tùy theo thành phần của các chất. Khi phơi nhiễm ở nồng độ thấp, mắt, mũi và họng có thể bị kích thích, đau đầu, nôn mửa, tổn hại thận…Một số chất VOC có thể gây ung thư ở động vật; một số bị nghi là có thể gây ung thư ở người.
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 28
VOCs trong ngành dệt nhuộm chủ yếu phát thải trong các công đoạn như phát ra từ lò hơi do sử dụng dầu, từ tanh chứa hàng hóa và các hóa chất, từ khâu sản xuất hàng đan móc do sử dụng các chất hữu cơ dễ bay hơi để bôi trơn vải…
Bụi (PM)
Bụi (PM) bao gồm bụi, bụi đất, bồ hóng, các phân tử khí và hạt chất lỏng phát thải trực tiếp vào không khí từ các nguồn như nhà máy, nhà máy điện, phương tiện giao thông, công trường xây dựng, quá trình đốt nhiên liệu, nguyên liệu và bụi gió cuốn.
Bụi tạo thành trong không khí do sự cô đọng, hoặc biến đổi từ khí thải ra như SO2
và VOC cũng được coi là bụi. Bụi gây ra những tác động bất lợi đối với sức khỏe con người, phá hủy các vật liệu và tạo thành sương mù trong khí quyển làm giảm tầm nhìn. Bụi thường được phân thành các loài khác nhau tùy thuộc theo kích thước, từ bụi tổng (TSP) đến bụi mịn từ PM-10 (hạt có đường kính khí động học hơn 10 micromet) cho đến PM-2.5. Nhìn chung, bụi hạt nhỏ nhất lại gây tác động lớn đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến hô hấp, làm tăng bệnh tim mạch, hen, người già trẻ em rất mẫn cảm với PM.
Trong ngành dệt nhuộm Bụi là thông số có tải lượng ô nhiễm ít, bụi mịn chủ yếu phát sinh từ các quá trình như đốt lò hơi từ bụi than, củi, từ quá trình xử lý xơ bộ các sợi bông thô như kéo sợi, chải…