Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2001, giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may chỉ đạt 1,97 tỷ USD thì năm 2008 đã tăng lên 9,1 tỷ USD, chiếm 14,38% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Bên cạnh giá trị về mặt kinh tế, phát triển xuất khẩu, ngành dệt may còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngày 10/3/2008 tại Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg nêu rõ mục tiêu, định hướng phát triển ngành, với tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng gấp đôi so với năm 2005, đạt khoảng 10 - 12 tỷ USD và đến năm 2020 con số này sẽ đạt 25 tỷ USD.
Song song với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam là vấn đề ô nhiễm môi trường do chính ngành này phát thải ra ngoài môi trường. Vì vậy tìm ra những giải pháp để xử lý cũng như hạn chế tải lượng ô nhiễm trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.
Giảm sự thất thoát nguyên, vật liệu và năng lượng nghĩa là tăng lợi nhuận, đồng thời các sản phẩm dệt may sản xuất ra không chỉ kinh tế, chất lượng mà còn an toàn về môi trường, tạo điều kiện cho ngành dệt nhuộm phát triển bền vững.
Thực tế hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp dệt may có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý liên quan đến môi trường như: Áp dụng một số công nghệ xử lý khí thải thông qua bộ phận thu khí lò hơi; Sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên liệu của ngành dệt nhuộm thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu tại nguồn khác nhau; Có các hệ thống xử lý nước thải cho các dây chuyền dệt nhuộm, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các KCN dệt may có trung tâm xử lý nước thải tập trung.
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 25
Cho đến nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam tổ chức khai giảng khóa học “Sản xuất sạch hơn trong công nghệ dệt - nhuộm” với sự tham gia của 24 học viên là các cán bộ thuộc 8 doanh nghiệp trong và ngoài Vinatex. Các học viên đã được trang bị các kiến thức: Phương pháp luận về đánh giá sản xuất sạch hơn; Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn; Công nghệ dệt nhuộm tốt nhất; Kỹ năng về quản lý sản xuất và kỹ năng liên quan; Các hóa chất, thuốc nhuộm thân thiện với môi trường; Hệ thống quản lý môi trường (EMS) và tổng quan về xử lý nước thải ngành dệt nhuộm để thấy vai trò và tầm quan trọng của việc giảm thiểu nước thải. Tổng lượng nguyên liệu, nhiên liệu mà 8 doanh
nghiệp tiết kiệm hàng năm như sau: Nước: 1.037.000 m3; Dầu FO: 1.910 tấn; Điện:
530.000kwh; Hóa chất và thuốc nhuộm: 1.178 kg. Trong khi đó, lợi ích về môi
trường: Giảm nước thải ra môi trường: 1.037.000 m3; Khí GHG: 5.600 tấn
CO2/năm; Giảm lượng ô nhiễm trong nước thải...
Làm được việc trên, các công ty đã có được một hệ thống quản lý tương đối bài bản về tiết kiệm các chi phí gia công thông qua tiết kiệm được nguồn nguyên, nhiên vật liệu trong sản xuất hàng dệt nhuộm, đồng thời giảm thiểu chất thải ra môi trường, góp phần giúp sản xuất có hiệu quả, làm tốt nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội, cải thiện môi trường, nâng cao đời sống cho CBCNV.
[Nguồn: Lê Tiến Trường- Phó giám đốc tập đoàn dệt may Việt Nam] Ngay từ năm 1999-2000, nhiều doanh nghiệp đã tham gia SXSH như Công ty Dệt lụa Nam Định, Cơ sở nhuộm Nhất trí, Công ty Dệt Sài Gòn, Công ty Dệt Phước Long, Công ty Dệt nhuộm Trung Thư, Cơ sở dệt nhuộm Thuận Thiên. Năm 2001, Tập đoàn Dệt may đã đưa 10 doanh nghiệp lớn tham gia SXSH. Các giải pháp thực hiện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ quản lý nội vi, kiểm soát quá trình sản xuất, thay đổi nguyên liệu đến cải tiến thiết bị công nghệ sản xuất mới, tùy theo năng lực tài chính, trình độ của công nhân các doanh nghiệp tham gia SXSH đã thu được kết quả đáng kể làm tăng năng suất, chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện nay, các xí nghiệp nhuộm, tùy theo công nghệ và thiết bị sản
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 26
xuất, tính ra trung bình khi tham gia SXSH cứ mỗi tấn sản phẩm có tiềm năng tiết kiệm khoảng: 0,2 - 0,5 kg thuốc nhuộm; 100 - 200 kg hóa chất và chất phụ trợ; 50- 100 m3 nước, giảm lượng tiêu thụ khoảng 150 kg dầu và khoảng 50 - 150 kWh điện. Trong thời gian qua, ngành Dệt may đã đầu tư cho SXSH hơn 500.000 USD, tiết kiệm được 2 triệu USD, thời gian hoàn vốn của doanh nghiệp từ 1-17 tháng. SXSH đang là chìa khóa để ngành Dệt may vượt qua rào cản mở rộng thị trường xuất khẩu.
[Nguồn: tổng cục thống kê]
2.3 TỔNG QUAN CÁC CHẤT Ô NHIỄM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI2.3.1 Phân tích các chất gây ô nhiễm môi trường không khí