Hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp (IPPS)
IPPS là mô hình kết hợp số liệu về ngành công nghiệp (như lao động và sản xuất) và số liệu về tải lượng ô nhiễm để tính toán hệ số cường độ ô nhiễm, tức là mức độ phát thải ô nhiễm tính trên một đơn vị hoạt động công nghiệp. IPPS được xây dựng năm 1995, là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa phòng nghiên cứu kinh tế thuộc Cục Tổng điều tra Mỹ, Cục bảo vệ môi trường các nước, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình, đáp ứng nhu cầu về dữ liệu phát thải ô nhiễm dựa vào đó có thể hoạch định và xây dựng hệ thống quản lý chi phí-hiệu quả nhằm ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm (Hettige và nnk,1995).
Đầu tiên, hệ số cường độ ô nhiễm được tính toán dựa trên số liệu sẵn có của Mỹ lấy từ kết quả Tổng điều tra công nghiệp chế biến, chế tạo của Mỹ và số liệu của Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA). Các tính toán cơ bản dựa vào các thông tin của công nghiệp chế biến chế tạo như giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, số lao động, sau đó so sánh các giá trị này với số liệu của USEPA về tải lượng ô nhiễm của từng nhà máy. Sau đó, tính toán cường độ ô nhiễm bằng cách chia tổng tải lượng ô nhiễm cho các chỉ tiêu sản xuất (như giá trị sản lượng, giá trị gia tăng, số lao động). Ví dụ, hệ số cường độ gây ô nhiễm tính theo số lao động sẽ là kilogram một chất ô nhiễm trên một lao động. Hệ số cường độ ô nhiễm tính theo lao động có trị số ổn định hơn nhiều so với hệ số tính theo các yếu tố sản xuất khác. Điều này đúng cả ở các nước phát triển và đang phát triển (Dasgupta và nnk, 2002).
USEPA thu nhập và lưu trữ thông tin về phát thải các chất gây ô nhiễm và hóa chất có hại cho sức khỏe con người và môi trường.
IPPS có hệ số cường độ ô nhiễm cho các chất sau: Các chất ô nhiễm không khí:
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 36
- Nito-đi-ôxit (NO2)
- Các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC);
- Bụi, bao gồm cả bụi tổng (TSP) và bụi mịn có kích thước dưới 10 micron
(PM10).
- Các chất ô nhiễm nước:
- Nhu cầu ôxy sinh học (BOD)
- Tổng các chất rắn lơ lửng (TSS)
Hình 3.1 trình bày quy trình xác định cường độ ô nhiễm (hệ số phát thải) bằng hệ thống dự báo ô nhiễm công nghiệp (IPPS-Industrial Pollution Projection System)
Hình 3.1. Sơ đồ xác định cường độ ô nhiễm cho các ngành công nghiệp của Mỹ
[Nguồn: phòng nghiên cứu chính sách Môi Trường, World Bank, 1994] Dữ liệu kinh tế
Số liệu về phát thải ô nhiễm và độc chất ra
không khí, nước
Dữ liệu IPPS Cường độ ô nhiễm theo Pound/1000 $
Cường độ ô nhiễm theo Pound/1000 employee
Của từng ngành sản xuất chế biến và đối với từng chất ô nhiễm 200.000 nhà máy sản xuất chế
biến của toàn bộ phân ngành sản xuất của Mỹ
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 37
Một câu hỏi phổ biến được đưa ra khi áp dụng IPPS ở các nước đang phát triển như Việt Nam là: có thực tế không khi sử dụng các hệ số cường độ ô nhiễm tính toán dựa trên dữ liệu của Mỹ? Câu trả lời gồm hai điểm. Thứ nhất, trong hoàn cảnh thiếu thông tin chi tiết về phát thải ô nhiễm, IPPS được sử dụng như phương pháp ước lượng sơ bộ cho tới khi có những thông tin thu nhập từ hệ thống quan trắc địa phương và nạp thế vào mô hình để có được hệ thống dữ liệu đặc thù của nước cụ thể. Thứ hai, một lý do khác dẫn đến sử dụng IPPS là ở chỗ phải hiểu rằng trình độ công nghệ trong hệ thống IPPS có thể phản ánh được trình độ công nghệ của các cơ sở Việt Nam. Các hệ số cường độ ô nhiễm lấy từ IPPS được tính dựa trên dữ liệu phát thải từ 20.000 nhà máy ở Mỹ vào năm 1987. Ở Việt Nam, phần lớn các cơ sở công nghiệp hiện đang sử dụng công nghệ giống với công nghệ mà các nhà máy ở Mỹ áp dụng cách đây 15-20 năm, vào khoảng cuối của thập niên 80 và đầu thập niên 90. Điều quan trọng nhất là trong báo cáo này dung các giá trị giới hạn dưới của hệ số như vậy kết quả tính tải lượng ô nhiễm dựa theo công nghệ sử dụng ở Mỹ sát với thực tế hơn.
Đối với Việt Nam, mặc dù đã có sẵn một số thông tin quan trắc về ô nhiễm, song thông tin này không được thu nhập một cách đầy đủ và có hệ thống và không bao quát hết các chất gây ô nhiễm hoặc các ngành như trong IPPS. Những kết quả quan trắc này cũng cung cấp dẫn chứng cho câu hỏi: Liệu các công nghệ đang được áp dụng ở Việt Nam có phù hợp với các hệ số của IPPS được tính toán dựa trên các công nghệ được sử dụng ở Mỹ không? Để kiểm tra, các hệ số ô nhiễm BOD và TSS được lấy từ Cục tiêu chuẩn (CTC) Việt Nam và từ dự án môi trường Việt Nam- Canada. Do cơ sở dữ liệu CTC có bao gồm hệ số được tính trên số lượng lao động sản xuất cho 54 phân ngành thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, nên trong nghiên cứu này có thể so sánh với các hệ số của IPPS (tính cường độ ô nhiễm theo số lao động). Các hệ số tương quan được tính toán giữa tải lượng ước tính của BOD và TSS khi sử dụng các hệ số của CTC và IPPS. Kết quả cho thấy có sự tương thích cao ở cấp tỉnh nhưng lại thấp ở cấp ngành. Tuy nhiên, những khác biệt
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 38
giữa các ước tính ở cấp ngành không đáng kể về mặt thống kê. Ngoài ra, sự tương thích thấp hơn ở các ngành là do chỉ có 54 phân ngành được so sánh.
Một loạt các nghiên cứu ứng dụng có liên quan đến tải lượng ô nhiễm đã và đang được thực hiện ở một số các quốc gia như Brazin 1998, Latvia 1998, ThaiLan 2007, Malaysia 2008.
Trong phần dữ liệu của hệ thống dự báo công nghiệp (IPPS) cường độ ô nhiễm được tính theo hai đơn vị:
Pound/1000$
Pound/1000 nhân công (employee)
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng đơn vị Pound/1000 nhân công bởi một số lý do sau đây:
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy kết ước tính tải lượng ô nhiễm tính theo đơn vị Pound/1000 $ khác biệt khá nhiều so với thực tế. Do đơn vị này có thể bị biến động theo tỉ số hối đoái và do mức độ lạm phát của thị trường.
Các giá trị về nhân công thì có thể truy cập và điều tra một cách dễ dàng trong khi nhiều số liệu về kinh tế thì thường liên quan đến việc bảo mật kinh doanh của công ty nên rất khó tiếp cận.
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 39
3.1.2 Sơ đồ nghiên cứu
Giải thích: Từ cường độ ô nhiễm (PI) và dữ liệu của tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) về số lượng nhân công ta tính được tải lượng phát thải của từng chất ô nhiễm trong từng phân ngành và toàn ngành. Sau đó, ta so sánh tải lượng ô nhiễm theo khối lượng, và theo độc tính. Cuối cùng từ những số liệu đã tính toán ta phân hạng ô nhiễm cho từng phân ngành và các chất ô nhiễm.
Dữ liệu IPPS của các chất ô nhiễm (Pound/1000
nhân công)
Dữ liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) (số
lượng nhân công)
Tải lượng phát thải của từng chất ô nhiễm trong từng phân ngành và toàn ngành
• Phát thải ra từ nước
• Phát thải ra không khí
So sánh tải lượng ô nhiễm theo khối lượng
Sao sánh tải lượng ô nhiễm theo tính độc
Phân hạng ô nhiễm cho từng phân ngành và các chất ô nhiễm
SVTH: VŨ VIỆT DŨNG Trang 40