Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật – so sánh với tiếng Việt

Một phần của tài liệu CÁC DẤU HIỆU VỀ TỪ VỰNG - TÌNH THÁI TRONG LỜI THỈNH CẦU CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT (Trang 68 - 91)

5. Bố cục luận văn

3.2.2. Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật – so sánh với tiếng Việt

với tiếng Việt

Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Nhật cũng có một hệ thống từ xưng hô riêng phản ánh đặc trưng văn hóa xã hội của dân tộc mình. Tương tự như tiếng Việt, từ xưng hô tiếng Nhật cũng có các đại từ chỉ ngôi thứ nhất: 私watashi/watakushi (tôi), boku (tớ - chỉ nam giới sử dụng), あた しatashi (tớ - chỉ nữ giới dùng), おれore (tao – nam giới sử dụng)… và

điều dễ nhận thấy là số lượng không nhiều, không phong phú như của tiếng Việt.

Người Nhật cũng có hệ thống từ xưng hô thân tộc để gọi những người trong gia đình, cùng huyết thống như: おじいさん ojiisan (ông), お ばあさん obaasan (bà), おじさん ojisan (bác/chú ), おばさん obasan (bác/cô), お兄さんoniisan (anh), お姉さんoneesan (chị)… Và tiếng Nhật

cũng có hiện tượng dùng các từ xưng hô thân tộc này để gọi những người ngoài gia đình song nó không được xã hội hóa cao như trong tiếng Việt [m s đ v h nhat viet wa khao sat…, 62]. Trong tiếng Nhật, đây chỉ là cách xưng hô không chính thức mang tính thân mật xuề xòa. Chẳng hạn ở những nơi mà tính trang trọng không bị đòi hỏi cao như ở cửa hàng Izakaya (những cửa hàng phục vụ rượu và đồ nhậu) có thể gọi người bán hàng là: おばあさんobaasan,おじいさん ojiisan,お姉さん oneesan,お兄

さん oniisan… như một cách cố tình xoá bớt khoảng cách giữa người bán và người mua, tạo sự thân mật. Nhưng ở những nơi như công sở nhà nước, tức là khi xưng hô mang tính chính thức, trịnh trọng thì người khách đến giao dịch thường được gọi là お客さんokyakusan hay お客頼okyakusama

(quý khách) vốn là những từ xưng hô lịch sự.

Trong tiếng Nhật các từ xưng hô lịch sự thường là các từ chỉ chức vụ như: 社 長 shachou (giám đốc), 課 長 kachou (trưởng phòng), 院 長

inchou (viện trưởng), 頼長 gakuchou (hiệu trưởng), 先生 sensei (thầy/cô giáo)… Ngoài ra cách hô gọi bằng:

+tên người +san/sama (ngài)

cũng là một cách gọi phổ biến.

Phương tiện này được xếp vào danh sách phương tiện kính ngữ của mọi tác giả một cách nhất quán. Khi dùng phương tiện này thường xuất hiện đồng thời với đại từ xưng hô khiêm tốn: わたくしwatakushi và tránh

dùng đại từ ngôi hai あなた anata. Một cách xưng hô khiêm tốn mà chỉ

thấy trong tiếng Nhật: đó là viêc tạo ra hai hệ thống hô gọi các thành viên chỉ có quan hệ thân tộc: một hệ thống từ dùng xưng hô trong nội bộ, một hệ thống dùng cho người ngoài gia đình. Ví dụ:

父 chichi (bố tôi) → お父さん otoosan (bố anh/bố người khác)

母 haha (mẹ tôi) → お母さんokaasan (mẹ anh/mẹ người khác)

家頼 kanai (vợ tôi) → 頼さんokusan (vợ anh/vợ người khác)

Có một hệ thống từ xưng hô tôn kính lịch sự như vậy liệu có thể hiện rằng người Nhật coi việc xưng hô là một yếu tố biểu thị tính lịch sự? Trong bảng H.9 và H.10 thì số lượng lời thỉnh cầu có từ xưng hô gần như là không có, nếu có thì rất thấp, ngược với tiếng Việt. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người Nhật kém lịch sự hơn người Việt Nam. Bởi lẽ, nếu với người Việt Nam xưng hô phù hợp là một yếu tố gần như là bắt buộc thể hiện tính lịch sự thì với người Nhật xưng hô lịch sự chỉ là một yếu tố thể hiện lịch sự, không phải là yếu tố thiết yếu. Người Nhật không coi sự hiện diện nhiều của từ xưng hô chỉ người nghe và người nói là một phương tiện lịch sự hữu hiệu [45, 32]. Họ thường tránh dùng từ xưng hô đến chừng nào có thể, khi bối cảnh giao tiếp cho phép và dựa vào đuôi động từ cùng các dấu hiệu kính ngữ hay khiêm tốn để nhận biết nhân vật hành động cũng như thể hiện lịch sự. Ví dụ trong tình huống 2, đối tượng là thầy/cô giáo:

- 明日、お頼いしたいのですが、お時間をいただけないでしょ うか。

- Ashita, oaishitainodesuga, ojikan wo itadakenaideshouka?

Dịch trực nghĩa: Ngày mai, (em) muốn gặp (thầy/cô) nhưng… liệu (em) có

thể nhận được thời gian (của thầy cô) không ạ? Những đại từ em, thầy/cô

trong ngoặc đơn thực tế không có mặt trong câu tiếng Nhật. Nếu chuyển dịch sang tiếng Việt mà không thêm các đại từ xưng hô tương ứng thì lời thỉnh cầu này sẽ bị đánh giá là rất thiếu kính trọng, lễ độ. Tuy nhiên, vì có các yếu tố kính ngữ như tiền tố おO… và đuôi động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích ~いただけないでしょうか itadakenaideshouka đã biểu hiện được thái độ kính trọng, lễ phép của người nói mà không cần phải có yếu tố xưng hô. Sự khác biệt này có thể lý giải từ sự khác biệt trong tâm lý giao tiếp của người Việt và người Nhật. Đối với người Nhật điều cần thiết là phải hòa mình, không ai muốn mình nổi lên tách ra khỏi cộng đồng [45, 32].

T T Cách thỉnh cầu Đối tượng Có từ xưng hô Không có từ xưng hô Không có câu trả lời 1 Bạn thân 98% 2% 2 Anh (chị, em) 96% 4%

3 Thầy cô giáo 92% 2%

4 Đồng nghiệp (cùng giới, cùng

tuổi) 98% 2%

5 Đồng nghiệp (khác giới, cùng

tuổi) 96% 4%

6 Cấp trên (hơn tuổi) 96% 4%

7 Cấp trên (kém tuổi) 98% 2%

8 Người quen (hơn tuổi) 98% 2%

9 Người quen (kém tuổi) 98% 2%

10 Người lạ (hơn tuổi) 96% 4%

11 Người lạ (kém tuổi) 94% 6%

H.9. Cách xưng hô của tình huống 1 (Người Nhật Bản)

# Cách thỉnh cầu Đối tượng Có từ xưng hô Không có từ xưng hô Không có câu trả lời 1 Bạn thân 95% 5%

2 Thầy cô giáo 11% 85% 4% 3 Đồng nghiệp (cùng

giới, cùng tuổi) 95% 5%

4 Đồng nghiệp (khác

giới, cùng tuổi) 96% 4%

5 Cấp trên (hơn tuổi) 2% 98%

6 Cấp trên (kém tuổi) 93% 7%

7 Người quen (hơn

tuổi) 2% 91% 7%

8 Người quen (kém

tuổi) 93% 7%

H.10. Cách xưng hô của tình huống 2 (Người Nhật Bản)

Khi xưng hô, mỗi người được đặt vào một vị trí nhất định. Một sự thay đổi về xưng hô thường kéo theo sự thay đổi về tình cảm, thái độ trọng - khinh đối với người nghe. Từ số liệu điều tra cũng như từ đặc điểm văn hóa trong cách xưng hô như đã trình bày ở trên, ta có thể thấy sự khác biệt cách xưng hô trong lời thỉnh cầu nói riêng và trong giao tiếp nói chung của người Việt Nam và người Nhật Bản. Người Việt Nam ưa sử dụng xưng hô thân tộc, coi xưng hô phù hợp là một tiêu chí để đánh giá sự lễ độ cũng như thể hiện tính lịch sự. Bởi lẽ với người Việt Nam xưng hô không chỉ thuộc phạm vi ngôn ngữ mà nó còn thuộc phạm trù đạo đức. Người Nhật cũng sử dụng xưng hô thân tộc cho người ngoài gia đình song đó mới dừng lại ở mức độ là những hiện tượng nhỏ lẻ, chỉ xuất hiện trong những tình huống hạn chế, không có tính xã hội hóa cao như của Việt Nam. Và với người Nhật, xưng hô không phải là yếu tố thiết yếu đánh giá sự lễ độ hay thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp.

Trong sự khác biệt về xưng hô thể hiện sự khác biệt về tâm lí. Khi giao tiếp không chính thức người Việt có xu hướng hòa nhập với cá nhân hoặc cộng đồng của người đối thoại, thể hiện tâm lí thích gần gũi của người Việt. Ví dụ người bán hàng nhiều tuổi có thể gọi người mua hàng trẻ tuổi là con để tỏ ra thân mật, gần gũi. Song những biểu hiện này không có trong xưng hô giao tiếp của người Nhật. Người Nhật trong giao tiếp xã hội, giữa người nói và người nghe luôn có một khoảng cách được tạo ra bởi cách xưng hô. Bởi lẽ, trong ý thức người Nhật cái “trong” và cái “ngoài” (uchi và soto) được phân biệt hết sức rõ ràng. Đầu tiên, và cũng là trung tâm của cái “trong” này là “tôi”, tiếp đó là gia đình tôi, cơ quan công ty, nơi làm việc của tôi, đất nước dân tộc tôi, tóm lại là tất cả những gì thuộc về “tôi”, để đối lập với cái “ngoài” - gần nhất là người đối thoại, rộng ra là người ngoài gia đình, ngoài công ty, người nước ngoài… Người Nhật nói

“uchi no kaisha” (công ty của tôi), “uchi no shachou” (giám đốc của tôi)…

bởi vì họ thường đồng nhất cá nhân mình không chỉ với gia đình mà cả với công ty nơi mình làm việc. Cho nên cũng dễ hiểu khi người Nhật trong giao tiếp với người nước ngoài không dùng kính ngữ đối với cha mẹ cũng như là công ty, ông giám đốc của họ. Trong khi đó, người Việt không có thói quen đồng nhất bản thân với cơ quan, công ty nơi làm việc.

3.3. Tiểu kết

Qua các phần trình bày trên, ta có thể thấy được một số khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật. Người Việt Nam và người Nhật Bản đều có cách thỉnh cầu gián tiếp và trực tiếp song thỉnh cầu gián tiếp ở người Nhật cao hơn. Xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt là một yếu tố gần như là không thể thiếu để thể hiện tính lịch sự vì với người Việt Nam, xưng hô không chỉ thuộc phạm vi ngôn ngữ mà còn thuộc phạm trù đạo đức. Trong khi đó, với người Nhật xưng hô không phải

là một yếu tố thể hiện lịch sự hữu hiệu và thiết yếu. Người Nhật ưa dùng kính ngữ, đặc biệt ưa dùng nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích – nhóm từ phản ánh rất rõ ý thức 頼-外 uchi – soto (trong – ngoài) của người

Nhật. Ý thức頼-外 uchi – soto (trong – ngoài) có ảnh hưởng khá lớn tới

cách thỉnh cầu, xưng hô của người Nhật. Nó thể hiện tâm lí phân biệt rõ ranh giới giữa người nói và người nghe, trong giao tiếp xã hội luôn có một khoảng cách được tạo ra giữa những người đối thoại. Khác với người Việt Nam luôn có tâm lí kéo người đối thoại về gần phía mình, thuộc cùng nhóm với mình, thể hiện sự nhiệt tình trong giao tiếp.

Về hiện tượng này, xem xét lịch sử tư tưởng, văn hóa của hai nước thì thấy rằng: Người Nhật luôn ý thức được sư thua kém văn hóa, văn minh của mình so với những nền văn minh khác rực rỡ hơn. Bước ngoặt thứ nhất là vào thế kỉ IV – VI khi đứng trước nền văn minh Trung Hoa vĩ đại, bước ngoặt thứ hai là vào thế kỷ 17 – 19 khi va chạm với văn minh công nghệ phương Tây tiến tiến. Với tính cách khôn ngoan, thực tế, họ khéo léo chủ động tiếp thu những thành tựu của những nền văn minh tiên tiến hơn, trong khi vẫn giữ được tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc. Có thể thấy lịch sử Nhật Bản toát lên một tư tưởng bao trùm là học tập, tiếp thu để phòng thủ, cố vươn lên để xóa bỏ sự thua kém. Do đó, một cách khôn ngoan, thực tế, họ luôn tỏ ra nhún nhường, xa cách với bên ngoài. Trong sự nhún nhường ấy hàm chứa cả ý thức tự tôn về mình, về những gì thuộc về mình. Ngược lại, lịch sử của người Việt là lịch sử của các cuộc chống xâm lược. Văn minh tiên tiến thường vào bằng con đường áp đặt ngoại xâm. Vì vậy, tư tưởng thường trực của người Việt là tư tưởng chống đối. Và phù hợp với tư tưởng đó là một tinh thần tự hào về dân tộc mình. Điều đó cũng đồng thời đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao trong cộng đồng người Việt. Nói chung người Việt là một dân tộc dũng cảm, sống vị tình.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

Trải qua ba chương, luận văn đã tìm hiểu, phân tích và lý giải các yếu tố ảnh hưởng tới lời thỉnh cầu, cũng như thấy được những nét khác biệt về văn hoá trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật. Tựu chung, có thể nhận định, đánh giá tổng quát như sau:

Để thỉnh cầu, tiếng Việt và tiếng Nhật đều có cách thỉnh cầu trực tiếp và gián tiếp song thỉnh cầu gián tiếp trong tiếng Nhật cao hơn thỉnh cầu gián tiếp trong tiếng Việt. Bởi vì: thỉnh cầu gián tiếp trong tiếng Việt không chỉ thể hiện tính lịch sự mà còn nhiều hàm ý phi lịch sự khác như đe dọa, áp đặt, châm biếm; gián tiếp được dùng với chức năng lịch sự trong thỉnh cầu có tính đe doạ thể diện cao nhiều hơn trong thỉnh cầu có tính đe doạ thể diện thấp; sự cạnh tranh của các phương tiện biểu thị lịch sự khác: các từ xưng hô, các từ tình thái, các yếu tố điều biến lực ngôn trung. Còn trong tiếng Nhật, gián tiếp dù không phải lúc nào cũng thể hiện lịch sự (giống tiếng Việt) nhưng vẫn được ưa dùng nhiều hơn trực tiếp. Bởi vì, người Nhật rất hay dùng kính ngữ và đặc biệt là nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích - một biểu hiện cho cách nói gián tiếp.

Trong lời thỉnh cầu nói riêng và trong giao tiếp nói chung, người Việt Nam coi xưng hô phù hợp là một yếu tố quan trọng thể hiện sự lễ độ, lịch sự trong khi với người Nhật xưng hô không phải là một yếu tố thiết yếu thể hiện lịch sự, ngược lại họ càng tránh dùng từ xưng hô đến chừng nào còn có thể.

Vì những sự khác biệt đó mà nếu không có hiểu biết về văn hóa nước bạn hay văn hóa mà ngôn ngữ giao tiếp được sử dụng thuộc vào thì những hiểu lầm, “sốc văn hóa” nảy sinh và gây ra đổ vỡ trong giao tiếp là

điều khó tránh khỏi. Cụ thể như trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật. Nếu một người không hiểu về văn hóa Việt Nam, không biết rằng với người Việt Nam khi mời ai đó một cách trực tiếp, thậm chí có phần áp đặt được coi là lịch sự hơn là gián tiếp thì sẽ thấy rất khó chịu. Đặc biệt là với người Nhật, đất nước có ngôn ngữ nghiêng về lịch sự âm tính nhiều hơn dương tính. Hay việc người Việt Nam thường hay sử dụng xưng hô thân tộc với cả người ngoài cũng có thể dẫn đến “sốc văn hóa” nếu người nghe không hiểu về văn hóa Việt Nam. Wakako, một sinh viên Nhật Bản đã học tiếng Việt ở Việt Nam sáu tháng cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên khi bị gọi là chị ơi bởi một người không quen… Và người Việt Nam khi nhờ ai hay bắt đầu bằng việc gọi người nghe là bác ơi, anh ơi, chị ơi… nhưng với người Nhật, khi bị gọi như thế sẽ gây ra cảm giác hơi khó chịu 頼持ち頼 いkimochiwarui. Người Nhật thường hay bắt đầu với những từ như: 申し 頼ございませんmosiwakegozaimasen, すみませんsumimasen, ごめんな さい gomennasai… (đều có nghĩa là xin lỗi) vì như thế người nghe sẽ có

cảm giác dễ chịu hơn 頼持ちいいkimochiii…”. Đây là một ví dụ khá tiêu

biểu cho những “sốc văn hóa” có thể nảy sinh khi giao tiếp do khác biệt văn hóa.

Để có thể tránh được những “sốc văn hóa” như ví dụ đơn cử bên trên, người học ngoại ngữ không chỉ học ngoại ngữ trên phương diện ngữ pháp, từ vựng… mà còn cần tìm hiểu nền văn hóa của ngôn ngữ đích. Cho nên có thể nói học một ngoại ngữ là học một nền văn hóa mới. Cụ thể như trong trường hợp lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật, khi người học có những hiểu biết về văn hóa của nước bạn sẽ biết cách thỉnh cầu như thế nào cho phù hợp, sẽ biết được trong trường hợp nào thì thỉnh cầu trực tiếp,

trong trường hợp nào thì dùng gián tiếp, với đối tượng nào thì gọi là bác, anh/chị… với đối tượng nào thì gọi là em, cháu… Bên cạnh đó người học

cũng cần một cộng đồng văn hóa đích “biết thông cảm”. Cộng đồng này sẵn sàng giúp đỡ người học trong những lúc cần thiết khi mà người học đang là một “người lớn” nhưng hãy còn “trẻ con” về nền văn hóa đích và ngôn ngữ đích [25, 53].

Để kết thúc, luận văn xin đưa ra hình ảnh minh họa khá thú vị mà người viết thiết nghĩ cũng cho thấy ít nhiều nét khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật.

お客頼へ ご使用頼みの紙は頼のくず入れに入れてもらえると本頼 に助かります。

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

Tài liệu tiếng Việt:

1. Chu Thị Thuỷ An, Phân tích đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa của động từ trong mối liên hệ với chức năng cấu tạo câu cầu khiến, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2001

2. PGS. TS Nguyễn Trọng Báu, Các đặc trưng văn hóa và ngôn ngữ chào hỏi của người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 2006

3. Phạm Đăng Bình, Vai trò của nhân tố văn hóa trong quá trình giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 2001

4. GS.TS Đỗ Hữu Châu, Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, 2000

5. GS.TS Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học 2, NXB Giáo dục,

Một phần của tài liệu CÁC DẤU HIỆU VỀ TỪ VỰNG - TÌNH THÁI TRONG LỜI THỈNH CẦU CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT (Trang 68 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w