5. Bố cục luận văn
2.1.1. Các yếu tố từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái trong lời thỉnh cầu của tiếng
cầu của tiếng Việt
Lời thỉnh cầu so với các loại câu khác như câu hỏi, câu kể thì cũng không có những dấu hiệu ngữ pháp gì đặc biệt, ngoài một số phương tiện hư từ và ngữ điệu. Dù các phương tiện biểu diễn của lời thỉnh cầu không nhiều, nhưng sắc thái ý nghĩa của nó lại khác nhau tuỳ theo ngữ điệu (như cách nhấn giọng) và các từ tình thái được dùng kèm theo. Như vậy có thể thấy bên cạnh các động từ tình thái mang nghĩa thỉnh cầu: cấm, không
được, mời, cho phép, yêu cầu, đề nghị, chúc, xin, v.v… thì ngữ điệu và đặc
biệt là các từ tình thái: hãy, đừng, nghe, nhé, cứ, chớ, nào, với, đi,… đóng vai trò quan trọng trong biểu thị lời thỉnh cầu.
Theo Hoàng Trọng Phiến thì từ tình thái trong lời thỉnh cầu tiếng Việt có những loại như sau:
- Những từ tình thái hàm ý nghĩa kêu gọi sự đồng tình như: đi, nào, với, đã, nhé… Ví dụ:
+ Anh đi đi.
+ Mình cùng hát nào. + Anh em nghỉ tay chút đã.
- Từ tình thái biểu thị ý nghĩa thúc giục, vội vàng như: thôi, nào…
Ví dụ :
+ Đi thôi.
+ Nhanh lên nào ! Anh chị em ơi! - Từ tình thái mang ý nghĩa dặn dò. Ví dụ:
+ Nhớ đấy nhé.
+ Lần này thì chừa cái tội nói dối đi nhé.
- Từ tình thái mang nghĩa khuyên răn, mời mọc thân mật. Ví dụ: + Em phải cố học cho thật tốt đã chứ.
+ Kìa, cậu ăn đi chứ.
2.1.2. Các yếu tố từ vựng biểu hiện ý nghĩa tình thái trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật cầu của tiếng Nhật
Do đặc trưng ngôn ngữ chắp dính, trong tiếng Nhật tồn tại một từ loại gọi là trợ từ (助詞) có vai trò là những phân từ đánh dấu chức năng và ngữ pháp, hay biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa của các từ mà chúng đi kèm trong câu. Các từ loại này ngoài ý nghĩa từ vựng của bản thân chúng còn biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái…mà chúng đảm nhiệm trong câu. Khác với tiếng Việt, có một loại từ riêng mà các nhà ngôn ngữ gọi là từ tình thái, trong tiếng Nhật chỉ có nhóm trợ từ biểu thị ý nghĩa tình thái là nhóm trợ từ kết thúc [6, 117].
Nhóm trợ từ kết thúc bao gồm những trợ từ luôn đứng ở cuối câu, đánh dấu sự kết thúc câu, đồng thời biểu thị các tình cảm, ý chí của người nói như nghi vấn, cảm động, cấm đoán, mệnh lệnh, nhờ vả, yêu cầu … cũng như các ý nghĩa tình thái khác. Ví dụ trợ từ か(ka), な(na), ね(ne), ぞ (zo)… Đa số các trợ từ này chỉ được sử dụng trong lời nói. Theo nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (Khảo sát chức năng và hoạt động của trợ từ tiếng Nhật, Luận văn Thạc sĩ Đông phương học) thì có một số trợ từ kết thúc thường được sử dụng để biểu thị ý thỉnh cầu như sau:
- Trợ từ か(ka) đi với động từ vị ngữ ở dạng phủ định để biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu, mệnh lệnh, đề nghị…
映頼を見に行きませんか。(Eiga wo mi ni ikimasenka)
Đi xem phim không?
さあ、早く答えないか。(Saa hayaku kotaenaika)
Nào , có trả lời nhanh lên không?
- Trợ từ な(na)
+ Kết hợp với động từ dạng nguyên thể để biểu thị ý nghĩa cấm chỉ: バイクの三人頼りはするな。(Baiku no sanninnori wa suruna)
Cấm xe chở ba người.
+ Kết hợp với động từ để biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu (thường dùng với người thân hoặc người ít tuổi hơn):
そんなことはやめな。(Sonna koto wa yamena)
Đừng có làm như vậy.
+ Kết hợp với いらっしゃい(irasshai), ください(kudasai) để biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh:
ちょっとこっちへいらっしゃいな。(Chotto kocchi ha irasshaina)
Lại đây chút nào.
ぜひ頼てくださいな。(Zehi kitekudasaina)
- Trợ từ よ(yo)
+ Biểu thị ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo:
うちに泥棒が入ったよ。(Uchi ni dorobou ga haitta no yo)
Kẻ trộm vào nhà rồi!
+ Biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh hoặc cầu khiến: 一頼に行こうよ。(Isshouni ikou yo)
Cùng đi nào.
よく考えなさいよ。(Yoku kangaenasaiyo)
Hãy suy nghĩ cho kĩ đi.
Cần chú ý là よ(yo) ít được dùng để nói với người lớn tuổi hoặc có địa vị cao hơn mình. Nên khi thực hiện hành vi thỉnh cầu, cần chú ý dùng đúng để tránh gây hiểu lầm, bị đánh giá là thiếu lịch sự, lễ độ, dẫn tới đổ vỡ trong giao tiếp.
Ngoài những trợ từ trên, một số từ khác như かな kana, だっ け dakke,… cũng hay được sử dụng nhưng chủ yếu diễn tả sự ngập ngừng, hơi băn khoăn, phân vân của người nói khi đưa ra thỉnh cầu. Ví dụ:
郵便局ってどこかな。 Yuubinkyokutte dokokana. Bưu điện ở đâu nhỉ?
郵便局ってどうやっていけばいいんだっけ。 Yuubinkyokutte douyatte ikeba iin dakke.
Đến bưu điện thì đi thế nào thì được nhỉ?
Khi dịch những ví dụ trên sang tiếng Việt thì có thể hiểu được nội dung chính nhưng biểu hiện của từ だっけdakke hay かなkana…thực sự là rất khó chuyển dịch sang tiếng Việt. Sự khó khăn này không chỉ gặp ở việc chuyển nghĩa các từ tình thái trong lời thỉnh vầu của tiếng Việt và tiếng Nhật mà cả trong việc chuyển nghĩa của những dạng thức động từ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt. Bởi lẽ dạng thức động từ trong tiếng Nhật không chỉ mang trong nó hàm ý thực của từ vựng, mà nó đồng thời biểu hiện mức độ trang trọng, lịch sự, thái độ của người phát ngôn. Đây là một biểu hiện đặc trưng của tiếng Nhật, sẽ được đề cập đến cụ thể hơn trong phần tiếp theo.