Các cách diễn đạt tình thái cơ bản trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt

Một phần của tài liệu CÁC DẤU HIỆU VỀ TỪ VỰNG - TÌNH THÁI TRONG LỜI THỈNH CẦU CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT (Trang 37 - 39)

5. Bố cục luận văn

2.2.1. Các cách diễn đạt tình thái cơ bản trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt

tiếng Việt

Trong tiếng Việt, để biểu thị ý nghĩa thỉnh cầu người ta thường dùng các động từ có ý nghĩa thỉnh cầu (còn gọi là các động từ tình thái biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu) như: cấm, yêu cầu, đề nghị, hãy, đừng,xin, chớ… Ví dụ:

- Cấm đổ rác!

- Yêu cầu anh không hút thuốc ở đây! - Đề nghị các đồng chí trật tự!

- Hãy nói to lên. - Đừng nói với ai nhé! - Em ơi chớ lấy quân buôn Hồi vui nó ở, hồi buồn nó đi18

Qua những ví dụ trên, có thể thấy rằng các động từ tình thái biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu như trên là một dấu hiệu để nhận biết lời thỉnh cầu trong tiếng Việt. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là chúng mang tính trực tiếp cao, vì thế sự áp đặt trong lời thỉnh cầu cũng vì thế mà tăng lên. Điều đó dễ dẫn tới việc thiếu lịch sự, đe doạ thể diện của người nghe. Nên sự xuất hiện của các từ tình thái (như đã trình bày ở mục 2.1.1) có vai trò làm giảm nhẹ tính áp đặt của lời đề nghị, nhờ đó biểu thị tính lịch sự và tránh đe doạ thể diện âm tính của người nghe, người nghe không thấy đang bị áp đặt, mất tự do trong hành động. Ví dụ:

- Cho tôi mượn cái bút. (a)

- Anh cho tôi mượn cái bút đi. (b) - Anh cho tôi mượn cái bút đi nào. (c)

- Anh cho tôi mượn cái bút nhé. (d) - Anh cho tôi mượn cái bút với nhé. (e)

Rõ ràng là các câu có các từ tình thái và các từ xưng hô thích hợp đi kèm (b, c, d, e) nghe nhẹ nhàng, tạo thiện cảm và dễ được chấp nhận hơn, tức là lịch sự hơn câu không có các yếu tố này (a).

Ngoài ra, để thể hiện tính lịch sự, trong lời thỉnh cầu thường xuất hiện các yếu tố khác mà TS Nguyễn Văn Độ gọi là phần ngoại biên, là phần làm tăng hay giảm lực thỉnh cầu. Lời thỉnh cầu được chia thành hai phần, phần cốt lõi và phần ngoại biên. Phần cốt lõi là phần mang nội dung thỉnh cầu, phần ngoại biên là “những yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung của thỉnh cầu” (9, 44). Ví dụ:

- Thưa cô, ngày mai cô có bận không ạ? Nếu có thể, gặp em một chút

được không ạ?

Trong lời thỉnh cầu trên, nội dung thỉnh cầu chính là “gặp em”, phần ngoại

biên của thỉnh cầu là: Thưa cô, ngày mai cô có bận không ạ?, Nếu có thể…

được không ạ?

Người Việt hay sử dụng các phương tiện từ ngữ mà trong đó nổi bật là các từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé, ạ… và các dạng từ đặc dụng, các từ hô gọi: này,

ê… đại từ nhân xưng: ông/bà, chú/cô, anh/chị, em, cháu…; các khuôn mẫu

mở đầu câu: làm ơn, làm ơn cho tôi…; các phương thức nói láy, nói đúp:

có đúng không? thật chứ?…; yếu tố kêu gọi, động viên hành động: được chứ? được không? không sao chứ? ...và cả giọng điệu để làm tăng hoặc

giảm lực ngôn trung của hành động thỉnh cầu. (Để tiện cho việc trình bày, các yếu tố này sẽ được gọi là: các yếu tố thể hiện lịch sự trong bảng kết quả điều tra)

Một phần của tài liệu CÁC DẤU HIỆU VỀ TỪ VỰNG - TÌNH THÁI TRONG LỜI THỈNH CẦU CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w