5. Bố cục luận văn
2.2.2. Các cách diễn đạt tình thái cơ bản trong lời thỉnh cầu của tiếng Nhật
tiếng Nhật
Không giống như tiếng Việt, tiếng Nhật không có nhóm động từ biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu như trên mà bằng cách chia dạng thức của động từ và sử dụng nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận để biểu thị ý thỉnh cầu. Sau đây là các dạng thức cơ bản thường được sử dụng:
1. Vろ (V-ro )
頼かにしろ。Shizukani shiro. Trật tự đi.
2. Nをください (N wo kudasai)
(レストランで)すみませんが、すしをください。 (Resutoran de) Sumimasen ga, sushi wo kudasai.
(Ở nhà hàng) xin lỗi, cho tôi sushi. 夜、家に電話をください。 Yoru, uchi ni denwa wo kudasai. Tối, gọi điện đến nhà cho tôi.
3. Vて (V-te)
食べて。 Tabete. Ăn đi. 待ってよ。 Matteyo. Chờ với.
ここに名前を書いてください。 Koko ni namae wo kaitekudasai. Hãy viết tên vào đây.
あのう、もう少しゆっくり言ってください。 Anou , mou sukoshi yukkuri ittekudasai.
Xin lỗi … xin hãy nói chậm lại một chút.
5. V(ます形)なさい (V (bỏ “masu”) – nasai) まず、お座りなさい。
Mazu, osuwarinasai.
Trước hết, xin hãy ngồi xuống.
6. Vてくれ (V - tekure)
(社長が社員に)明日までレポ頼トを出してくれ。 (Shachou ga shain ni) Ashita made repo-to wo dashitekure. (Giám đốc nói với nhân viên) Cho đến mai hãy nộp báo cáo đi.
7. ~ お願いします。(onegaishimasu.)
(タクシに頼って、運頼手に言う)東京タワ頼お願いします。 (Takusi ni notte, untenshu ni iu) Toukyou tawa- onegaishimasu. (Lên taxi và nói với lái xe): Nhờ anh (cho tới) tháp Tôkyô
ちょっと、手を借りてほしいんですが、... Chotto, te wo karitehoshiindesuga…
Xin lỗi, tôi mong anh giúp cho…
書いたレポ頼トを見てほしいんですが、... Kaitarepo-to wo mitehoshiindesuga…
Tôi mong anh xem giúp cho bảng báo cáo đã viết…
9. Vてもらえませんか。(V- temoraemasenka.)
頼いけど、傘を貸してもらえませんか。 Waruikedo, kasa wo kashite moraemasenka. Xin lỗi nhưng anh có thể cho tôi mượn ô không?
10. Vてもらえないでしょうか。(V - temoraenaideshouka.)
すみませんが、手紙を出してもらえないでしょうか。 Sumimasen ga, tegami wo dashite moraenaideshouka. Xin lỗi nhưng anh có thể gửi thư hộ tôi không?
11. おV(ます形)ください。(O V (bỏ “masu”) kudasai.)
少頼お待ちください。 Shoshou omachikudasai. Xin anh chờ một chút.
あのコップを取ってくれませんか。 Ano koppu wo tottekuremasenka.
Anh lấy cho tôi chiếc cốc kia được không?
13. Vてくださいませんか。(V - tekudasaimasenka.)
ごみを出してくださいませんか。 Gomi wo dashitekudasaimasenka. Anh có thể vứt rác hộ tôi không ạ?
14. Vていただけませんか。(V - teitadakemasenka.)
すみませんが、郵便局までの行き方を頼えていいただけませんか。 Sumimasen ga, yuubinkyoku made no ikikata wo osieteitadakemasenka.
Xin lỗi, anh làm ơn chỉ cho tôi đường tới bưu điện được không?
15. Vていただけないでしょうか。(V - teitadakenaideshouka.)
先生、明日、時間を取っていただけないでしょうか。 Sensei, ashita, jikan wo totteitadakenaideshouka.
Thưa thầy, ngày mai thầy có thể dành chút thời gian cho em được không ạ?
Có thể thấy từ 1~6 các động từ được chia ở dạng mệnh lệnh, cho nên lời thỉnh cầu ở đây có tính trực tiếp cao. Mẫu 7,8 thể hiện mong muốn của người nói, mẫu 11 cũng là dạng mệnh lệnh song có tính lịch sự hơn các mẫu 1~6. Các mẫu còn lại là thuộc nhóm động từ bổ trợ tiếp
nhận đặc trưng của tiếng Nhật. Nó không chỉ biểu thị ý thỉnh cầu mà còn biểu hiện được cả tính lịch sự trong đó, vì khi dùng các trợ động từ cho nhận lời thỉnh cầu có tính gián tiếp hơn các mẫu khác.
Một điều đặc biệt cần lưu ý với nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận là trong mỗi động từ đó lại có những dạng thức khác nhau thể hiện khẳng định hay phủ định, dạng thông thường hay lịch sự…Người Nhật thường tùy vào đối tượng người nghe là ai mà lựa chọn dạng thức thích hợp. Nếu là người thân trong gia đình, bạn bè thì thể thông thường được sử dụng phổ biến, còn là người ngoài, có khoảng cách hay với những người có vai giao tiếp cao hơn thì dạng thức thể hiện tính lịch sự được sử dụng. Để có thể hình dung rõ hơn về nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận đặc trưng của tiếng Nhật, tôi xin đưa ra bảng liệt kê các dạng thường gặp của nhóm động từ này trong lời thỉnh cầu.
Dạng câu Cách biểu hiện Khẳng định nghi vấn Phủ định nghi vấn くれる型 ↓ くれる kureru くれますか kuremaska くれるのでしょうか kurerunodeshouka くれない kurenai くれませんか kuremasenka くれないでしょうか kurenaideshouka もらう型 ↓ もらう morau もらえる moraeru も ら え ま す か moraemasuka もらえない moraenai も ら え ま せ ん moraemasenka もらえないでしょうか
もらえるのでしょうか moraerunodeshouka moraenaideshouka くださる型 ↓ くださる kadasaru くださいますか itadaku くださいませんか kudasaimasenka いただく型 ↓ いただく itadaku いただける itadakeru いただきますか itadakimasuka いただけない itadakenai いただきませんか itadakimasenka いただけないでしょうか itadakenaideshouka
(Trong bảng trên, mức độ lịch sự tăng theo chiều mũi tên.)
H.2. Các dạng thức của nhóm động từ bổ trợ tiếp nhận lợi ích trong tiếng Nhật
Những yếu tố biểu thị tính lịch sự như đã trình bày ở trên thực chất là thuộc nhóm từ kính ngữ 敬語 keigo mang tính đặc thù cao của tiếng
Nhật. Hệ thống kính ngữ của tiếng Nhật hết sức phong phú, phức tạp, đã được quy chế hóa, xã hội hóa cao độ. Các phương tiện này, mạnh về phương tiện biểu hiện ngữ pháp mà nhẹ về các phương tiện từ vựng. Phương tiện từ vựng (như một số động từ tôn kính và khiêm tốn, các từ hô gọi lịch sự, các tiền tố お o.., ご go…kết hợp với cách danh từ) không nhiều. Các biến đuôi động từ như các phương tiện ngữ pháp lại được sử dụng chủ yếu để biểu hiện tính lịch sự [45, 33]. (Để tiện cho việc trình bày, các yếu tố này sẽ được gọi là: yếu tố thể hiện lịch sự trong bảng H.9 và H.10)
Tiểu kết:
Qua một số phân tích trên, ta có thể thấy các phương thức mà ta gọi là phương thức (từ vựng, cấu trúc) cấu tạo lời thỉnh cầu chính là các yếu tố biểu thị tình thái thỉnh cầu. Sự thêm vào hay bớt đi các yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến tính lịch sự, mạnh hay yếu của lực thỉnh cầu. Có thể thấy các yếu tố từ vựng, cấu trúc, tình thái không chỉ có vai trò biểu hiện ý nghĩa thỉnh cầu mà còn biểu hiện cả thái độ, tình cảm của người nói, từ đó tính lịch sự cũng được thể hiện. Do vậy mà việc lựa chọn cách thức thỉnh cầu cũng có thể hiểu là cách lựa chọn chiến lược lịch sự. Ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, cụ thể ở đây là tiếng Việt và tiếng Nhật, do khác nhau về loại hình ngôn ngữ nên các hình thức biểu hiện ý thỉnh cầu với các sắc thái khác nhau là tất yếu. Song việc lựa chọn “cách chúng ta nói và nói như thế nào” lại do văn hóa quy định. Vì thế, từ sự khác nhau trong việc lựa chọn cách thỉnh cầu, sự khác nhau trong lựa chọn chiến lược lịch sự ta có thể thấy sự khác biệt văn hóa được phản ánh trong ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam và dân tộc Nhật Bản.
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ TRONG LỜI