5. Bố cục luận văn
3.2.1. Cách xưng hô trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt
Cho đến ngày nay, tiếng Việt có một hệ thống từ xưng hô hết sức phong phú: tôi, tớ, mình, ấy, cậu, chúng, họ… Trong hệ thống từ xưng hô này có hai loại chính: các đại từ ngôi thứ nhất được người nói dùng để chỉ mình với tư cách là chủ thể của lời nói, các đại từ ngôi thứ hai được dùng để chỉ người nghe. Các đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai này là những từ xưng hô trong giao tiếp vì ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai chỉ người nói và người nghe là những đối tượng nhất thiết phải có mặt trong tình huống phát ngôn. Khi để nói về mình, người Việt thường dùng các từ: tôi, tui,
tao, tớ, ta, mình…chỉ số ít, còn số nhiều sẽ là: chúng tôi, chúng tớ, chúng ta… Có một điều đặc biệt ở đây là đôi khi đại từ chỉ ngôi thứ nhất “mình”
lại có ý chỉ cả người nói và người nghe với ý thân mật, gần gũi:
- Mai mình gặp nhau nhé. (Tình huống 2, đối tượng là bạn thân)
Một đặc điểm trong cách xưng hô của người Việt là dùng danh từ thân tộc làm từ xưng hô không chỉ với những người trong gia tộc, có quan hệ huyết thống mà còn dùng để xưng hô ngoài xã hội với những người vốn không có quan hệ thân thuộc gì với mình [dung hoc v ngu, 33]. Từ những người bán hàng rau quả cho tới các nhân viên nhà nước như nhân viên ngân hàng, bưu điện…cũng đều gọi khách hàng là ông, bà, cô, bác, anh, chị… Ngay cả trong công văn giấy tờ chính thức người ta cũng giới hạn bằng hai từ “ông” cho nam giới, “bà” cho phụ nữ không kể tuổi tác. Lúc này hai danh từ “ông” “bà” đã hoàn toàn được đại từ hóa thích hợp với vai trò xã hội, không còn mang nét nghĩa chỉ người sinh ra bố, mẹ nữa. Như vậy có thể thấy từ xưng hô thân tộc tiếng Việt được xã hội hóa cao, đồng thời hiện
tượng này cũng nói lên tính tôn ti tầng bậc vẫn được thể hiện rất rõ trong cách xưng hô ngay cả trong bối cảnh xã hội. Sự phân biệt cách xưng hô ở đây là theo tuổi tác: gọi anh/chị với đối tượng cùng thế hệ; cô/chú/bác với đối tượng trung niên, ông/bà với đối tượng cao tuổi (giả sử người nói là thanh niên). Tuy nhiên vì đây là xưng hô chính thức mang tính xã hội cao nên người nói lúc này không nhất thiết phải xưng “cháu” “em” như khi dùng trong gia đình mà có thể dùng một từ trung lập là “tôi” tuỳ theo vị thế xã hội và mức độ thân hữu giữa người nói và người nghe mà người ta lựa chọn những từ thích hợp. Trong các tình huống 1, 2 của điều tra, khi đối tượng là cấp trên, người quen, người lạ hơn tuổi thì phần lớn các từ xưng hô được lựa chọn là: bác, cô/chú, anh/chị… Còn trong trường hợp đối tượng là người ít tuổi hơn thì người nói thường gọi người nghe là: cháu, em, bé… và xưng là: bác/cô/chú, anh/chị…Ví dụ trong tình huốnh 1:
- Anh cho em hỏi đường ra bưu điện thì đi thế nào ạ? (j) ( Đối tượng là cấp trên, hơn tuổi)
- Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường tới bưu điện được không ạ? (k)
(Đối tượng là người lạ, hơn tuổi)
- Em chỉ anh đường tới bưu điện với. (l) (Đối tượng là người quen,
kém tuổi)
Từ các ví dụ trên có thể thấy đối với từng đối tượng mà cách xưng hô khác nhau, các từ gạch chân trong từng câu là các cặp từ xưng hô được sử dụng. Ở phát ngôn (j), đối tượng là cấp trên, hơn tuổi nên cặp từ xưng hô: anh – em được sử dụng. Ngoài ra, trong tình huống này, cũng có nhiều lựa chọn khác như: bác – cháu, chú – cháu, chị - em…Đối tượng là người lạ, hơn tuổi: bác – cháu, cô/chú – cháu, anh – em…Đối tượng là người quen kém tuổi: em – anh/chị…
Có thể thấy, trong lời thỉnh cầu, sự lựa chọn xưng hô cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố về tuổi tác, vị thế xã hội, mức độ thân hữu giữa người nói và người nghe như trong cách xưng hô nói chung của cộng đồng người Việt. Do lời thỉnh cầu có nguy cơ đe doạ thể diện cao, để tránh đe dọa thể diện cần có các yếu tố thể hiện tính lịch sự. Và đối với người Việt Nam, xưng hô một cách phù hợp là một cách thể hiện tính lịch sự. Điều này giải thích cho việc số liệu thống kê được từ bảng điều tra phần lớn các lời thỉnh cầu đều có từ xưng hô, tỉ lệ cao hay thấp chỉ khác ở từng đối tượng. Trong cả tình huống 1 và 2, tỉ lệ lời thỉnh cầu có yếu tố xưng hô cao đều rơi vào trường hợp các đối tượng là: thầy/cô giáo, cấp trên, người quen (hơn tuổi). Đây là một điều dễ hiểu bởi vì đối với người Việt Nam, những người quen quan hệ với nhau theo kiểu làng xã nông nghiệp gia trưởng, lễ độ đối với người trên là điều cần thiết gần như bắt buộc [43, 63]. (Xem bảng H.7 và H.8) TT Cách thỉnh cầu Đối tượng Có từ xưng hô Không có từ xưng hô Không có câu trả lời 1 Bạn thân 63% 35% 2% 2 Anh (chị, em) 91% 7% 2%
3 Thầy cô giáo 100%
4 Đồng nghiệp (cùng
giới, cùng tuổi) 82% 18%
5 Đồng nghiệp (khác
giới, cùng tuổi) 94% 6%
6 Cấp trên (hơn tuổi) 98% 2%
7 Cấp trên (kém tuổi) 92% 8%
8 Người quen (hơn tuổi) 100%
9 Người quen (kém tuổi) 84% 16%
10 Người lạ (hơn tuổi) 91% 9%
11 Người lạ (kém tuổi) 89% 9% 2%
TT Cách thỉnh cầu Đối tượng Có từ xưng hô Không có từ xưng hô Không có câu trả lời 1 Bạn thân 44% 54% 2%
2 Thầy cô giáo 100%
3 Đồng nghiệp (cùng
giới, cùng tuổi) 65% 35%
4 Đồng nghiệp (khác
giới, cùng tuổi) 71% 29%
5 Cấp trên (hơn tuổi) 94% 6%
6 Cấp trên (kém tuổi) 80% 18% 2%
7 Người quen (hơn
tuổi) 82% 18%
8 Người quen (kém
tuổi) 33% 60% 7%
H.8. Cách xưng hô của tình huống 2 (Người Việt Nam)