Tính trực tiếp gián tiếp trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật

Một phần của tài liệu CÁC DẤU HIỆU VỀ TỪ VỰNG - TÌNH THÁI TRONG LỜI THỈNH CẦU CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT (Trang 46 - 53)

5. Bố cục luận văn

3.1. Tính trực tiếp gián tiếp trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật

Từ cơ sở lý luận đã trình bày ở chương một với lý luận lịch sự, dấu hiệu nhận biết lời thỉnh cầu cũng như các yếu tố tình thái biểu thị tính lịch sự trong lời thỉnh cầu được trình bày ở chương hai và các tài liệu liên quan người viết nhận thấy có những khác biệt văn hóa trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật như sau:

3.1. Tính trực tiếp - gián tiếp trong lời thỉnh cầu của tiếng Việt và tiếng Nhật và tiếng Nhật

Khi nghiên cứu, trao đổi về ngôn ngữ, chúng ta không thể không nhắc đến hình thức cấu trúc tư duy văn hoá ngôn ngữ, để có cái nhìn tổng thể về hình thái tư duy văn hoá của một số ngôn ngữ trên thế giới, ta xem biểu đồ Kaplan [, 76]

Oriental English Romance

Theo biểu đồ trên thì tiếng Nhật và tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Oriental, tức là thuộc kiểu ngôn ngữ có tư duy vòng vo. Người Á Đông trong đó có người Việt Nam, người Nhật khi giao tiếp thường hay đi từ những vấn đề bên ngoài rồi sau mới đi vào nội dung, mục đích chính mà họ muốn nói. Để hiểu rõ hơn điều này, ta xét ví dụ sau:

A: Thức ăn còn nhiều lắm, để chị gói cho một ít mà đem về. B: Thôi, em không mang về đâu.

A: Nhiều lắm mà, đem về đi, đừng ngại. B: Thôi em không…

A: Đem về mà ăn chứ sao lại thôi. (vừa nói vừa gói thức ăn cho B) B: Chị chu đáo quá, lần nào cũng thế.

Trong tình huống hội thoại trên thì A, B là hàng xóm của nhau. B được A mời sang ăn cỗ, tình huống xảy ra ở cuối bữa ăn. A đưa lời đề nghị lần 1, B từ chối, A tiếp tục đề nghị lần 2, B vẫn từ chối, A tiếp tục đề nghị lần thứ 3 và B đồng ý. Đây là mẫu hội thoại khá phổ biến trong quá trình giao tiếp của người Việt. A và B đều liên tục đề nghị và từ chối mấy lần song không bị coi là mất lịch sự. Vì trong bối cảnh văn hoá của Việt Nam, việc A liên tục đề nghị như vậy đồng nghĩa với việc tỏ rõ sự rộng rãi, lòng hiếu khách.

Thêm một ví dụ khác:

Có lần phóng viên (A) phỏng vấn nhà báo Lại Văn Sâm (B) - một MC truyền hình rất được khán giả nữ ái mộ:

A: Còn vợ anh thì sao, có ghen không khi anh được nhiều công chúng nhất nữ hâm mộ như thế. Liệu anh có là một đức ông chồng chắc chắn không?

B: Mới đây, báo “Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh” có phỏng vấn vợ tôi qua điện thoại. Tôi không rõ nội dung câu hỏi. Tôi chỉ nghe vợ tôi nói lại câu trả lời là: Nước nào cũng có những bí mật quốc gia. Cuộc hôn nhân nào cũng có những bí mật gia đình mình. Ta thử coi điều anh muốn tôi trả lời là bí mật của gia đình tôi đi. [18, 21]

Trong hội thoại trên, A đã từ chối trả lời một cách gián tiếp bằng cách nói vòng vo. Trước một câu hỏi khá tế nhị và khó trả lời của B, để giữ thể diện âm tính của mình và thể diện dương tính của A, B dùng hành vi trần thuật để A tự hiểu được câu trả lời của B là từ chối trả lời về vấn đề đã được hỏi.

Còn trong tiếng Nhật, lối nói vòng cũng khá phổ biến. Thử xem xét hội thoại sau. Hoàn cảnh của hội thoại: Satou là một nữ nhân viên văn phòng. Arakawa là đồng nghiệp nam, cùng tuổi. Hai người nói chuyện vào giờ nghỉ trưa.

荒川:近くに、新しいエスニックのレストランができたんだけど、 知ってる。

Arakawa: Chikakuni, atarashii esunikku no resutoran ga dekitandakedo, shitteru.

(Ở gần đây có nhà hàng dân tộc mới mở…, em biết không?)

砂糖:え!ほんと。どこ。

Satou: E! Hontou. Doko. (A, thật không? Ở đâu thế?)

荒川:頼のそばだよ。

砂糖:ああ、あそこね。どこの料理でしたっけ。

Satou: Aa, asokone. Doko no ryorideshitakke.

(À…, ở đấy à. Không biết là món ăn nước nào nhỉ?)

荒川:タイの料理。食べたことある。

Arakawa: Tai no ryouri. Tabetakotoaru.

(Đồ ăn của Thái Lan. Em đã ăn bao giờ chưa?)

砂糖:ええ、私、大好きだわ。

Satou: Ee, watashi, daisukidawa. (Ừ, em cực thích đấy.)

荒川:じゃあ、明日、食べに行かない。

Arakawa: Jaa, ashita, tabe ni ikanai. (Vậy, mai, sao mình không đi ăn?)

砂糖:ええ。明日...。

Satou: Ee. Ashita… (Hả, mai á?)

荒川:都合頼いの。

Arakawa: Tsugou waruino. (Thời gian không tốt à?)

砂糖:ええ、まあ...。誰とですか。

(Ừm, thế… Với ai cơ?)

荒川:二人だよ。だめなの。

Arakawa: Hutari dayo. Damenano. (Hai chúng mình thôi. Không được sao?)

砂糖:だめというわけじゃないんですけど...ちょっと都合が。

Satou: Dametoiuwakejanaindesukedo… chotto tsugou ga. (Không phải là không được mà… thời gian hơi…)

荒川:じゃあ、頼週は。

Arakawa: Jaa, raishyuu ha. (Vậy, tuần sau thì sao?)

砂糖:そうねえ、行ってみたいんですけど...。

Satou: Sounee, ittemitaindesukedo… (Thế nhé, em cũng muốn thử đi nhưng…)

荒川:そう。じゃあ、またの機頼にしようか。

Arakawa: Sou. Jaa, mata no kikai ni shiyouka. (Thế à. Vậy, để tìm cơ hội khác nhé.)

砂糖:すいませんが、せっかくですけど。

Satou: Suimasen ga, sekkaku desukedo. (Xin lỗi, anh đã mất công mời mà…)

(Keizo Osamu, Sanada Nobihiro, Kaiteishinpan Nihongokyoshi Youseikouza Tekisuto 1, Hyu-man Akademi-, 2004, tr. 67)

Trong hội thoại trên, Arakawa muốn mời Satou đi ăn cùng mình nhưng không trực tiếp đề nghị ngay mà bắt đầu bằng cách đưa ra thông tin về việc có một nhà hàng mới, rồi hỏi Satou đã ăn đồ Thái bao giờ chưa, Satou trả lời là rất thích đồ Thái (tức là đã ăn đồ Thái rồi). Dựa vào câu trả lời của Satou, Arakawa đã đưa ra lời mời của mình khá hợp lý và có vẻ như rất dễ được chấp nhận. Có thể thấy ở đây lối nói vòng vo trong việc đưa ra lời mời của Arakawa. Và cách Satou từ chối cũng thể hiện rõ lối vòng vo, gián tiếp trong giao tiếp của người Nhật. Satou không nói luôn là “Không” hay “Xin lỗi, em không muốn đi” – cách nói rất trực tiếp để từ chối vì muốn tránh việc đe dọa thể diện dương tính của Arakawa, đồng thời cũng là để không bị đánh giá là người thiếu lịch sự. Thay vào đó, Satou dùng cách nói ngập ngừng để từ chối một cách gián tiếp. Arakawa phải tự suy ra ý của Satou từ cách Satou trả lời.

Qua phân tích hội thoại trên, có thể thấy lối tư duy vòng vo của người Nhật được thể hiện rất rõ nét trong giao tiếp, cụ thể ở đây là hành vi thỉnh cầu và từ chối.

Khi thực hiện hành vi thỉnh cầu thì lối tư duy vòng vo của nhóm ngôn ngữ Oriental được bộc lộ rõ nét. Hơn nữa, hành vi thỉnh cầu có tính đe doạ thể diện cao, để tránh được điều đó người thỉnh cầu phải điều chỉnh bằng những cách thức khác nhau ở các cộng đồng có nền văn hóa khác nhau. Đồng thời thỉnh cầu đòi hỏi người nói phải khéo léo tìm được hình thức ngôn từ để diễn đạt sao cho người nghe chấp nhận lời thỉnh cầu của mình. Điều này phụ thuộc vào cách thỉnh cầu. Và thỉnh cầu gián tiếp thay vì thỉnh cầu trực tiếp được coi là một giải pháp hữu hiệu để người nói đạt được mục đích giao tiếp của mình, giảm được mức độ đe dọa thể diện, tránh đổ vỡ giao tiếp và duy trì được cuộc thoại. Cách nói gián tiếp, “nói vòng” này đòi hỏi giữa người nghe và người nói phải có chung tri thức nền

văn hóa, tâm lí dân tộc để có cách suy nghĩ, suy luận giống nhau và tránh hiểu sai ý. Thỉnh cầu trực tiếp hay gián tiếp là một biểu hiện đặc trưng của các ngôn ngữ thuộc nền văn hóa Á Đông, cụ thể ở đây là tiếng Việt và tiếng Nhật.

Một phần của tài liệu CÁC DẤU HIỆU VỀ TỪ VỰNG - TÌNH THÁI TRONG LỜI THỈNH CẦU CỦA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w