Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (Trang 66 - 107)

2.4.2.1. Chất lượng giáo dục còn thấp và chưa đồng đều

Về cơ sở vật chất ở một vài xã, phường vẫn chưa có trường mầm non và trường trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục ở các trường nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu đầu tư (nhiều trường đạt chuẩn quốc gia nhưng chất lượng giáo dục ở các trường này còn nhiều bất cập). Đồng thời, chất lượng giữa các trường và các xã, phường cũng không đồng đều: phụ huynh phải tính toán chuyện chuyển hộ khẩu trước mấy năm để xin cho con mình được học ở những trường “xa nhà hơn nhưng chất lượng tốt hơn”.

Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy chất lượng giáo dục của Thị xã có xu hướng sụt giảm là thống kê xếp hạng kết quả tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục Tỉnh BR-VT đối với các trường THPT trên địa bàn (bao gồm 3 trường THPT Châu Thành, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trung tâm GDTX Thị xã) trong 3 năm học gần đây. Có lẽ, đó không chỉ là kết quả về chất lượng của những trường này, mà xa hơn là thành quả của chất lượng giáo dục mà các em có được từ lúc vào học tiểu học lên đến THCS.

Bảng 2.4.2.1: Xếp hạng kết quả tốt nghiệp THPT các trường ở Thị xã

TT Đơn vị trường THPT Xếp hạng trong Tỉnh

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Châu Thành hạng 5/25 hạng 7/27 hạng 13/27

2 Nguyễn Bỉnh Khiêm hạng 23/25 hạng 26/27 hạng 25/27

3 Trung tâm GDTX hạng 3/9 hạng 7/8 hạng 8/8

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2008-2009 của Sở Giáo dục Tỉnh BR-VT và tổng hợp của tác giả)

Giáo dục phổ thông nói chung còn nặng “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người” và dạy nghề cho thanh niên; phương pháp giáo dục chậm đổi mới; tình trạng học sinh nghỉ, bỏ học còn cao; việc huy động học sinh bỏ học ra các lớp phổ cập giáo dục còn thấp; việc phân luồng sau tốt nghiệp THCS chưa được quan tâm do thiếu các cơ sở đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Hoạt động của một số Trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng còn yếu. Khả năng thu hút các nguồn lực của xã hội để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chủ yếu vẫn là nguồn từ ngân sách nhà nước.

2.4.2.2. Tỷ trọng chi cho sự nghiệp y tế chưa tương xứng

Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước của Thị xã cho hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao, Y tế, bảo hiểm ngày càng tăng (giai đoạn 1996-2000 chiếm tỷ trọng 1,42%/năm; giai đoạn 2001-2005 chiếm tỷ trọng 4,69%/năm; giai đoạn 2006-2008 chiếm tỷ trọng 17,38%/năm).

Trong khi đó, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế nói riêng (không tính các hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao) thì có xu hướng mỗi năm lại giảm (bình quân giai đoạn 2001-2008 cơ cấu ngân sách của Thị xã chi cho y tế chiếm tỷ trọng 2,06%/năm). Riêng năm 2009, nhiệm vụ chi ngân sách cho sự nghiệp y tế được giao về ngân sách nhà nước của Tỉnh.

Có thể nói, sự phân phối lại thành quả của tăng trưởng kinh tế dành cho việc chăm sóc sức khỏe chưa tương xứng: chi đầu tư phát triển nhằm tạo cơ hội cho nhân dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế thì ngày càng mở rộng (hiện nay ở Thị xã chỉ còn 3 phường Phước Hưng, Phước Nguyên và Long Tâm chưa có Trạm y tế) nhưng chi cho hoạt động sự nghiệp y tế thì ngày càng giảm, nghĩa là chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân chưa được đáp ứng kịp theo nhu cầu.

Biểu đồ 11: Tỷ trọng (%) chi cho sự nghiệp y tế trong cơ cấu chi NSNN

của thị xã Bà Rịa (giai đoạn 2001-2008)

2.61 2.98 2.36 1.57 1.55 1.47 1.16 2.81 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm c ấu ( % )

(Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa, Tác giả tính toán)

2.4.2.3. Xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội chưa thật vững chắc

Thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao. Một số chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo đạt hiệu quả chưa cao, một số hộ nghèo có tâm lý ỷ lại, còn trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Tình trạng hộ nghèo đã vượt khỏi chuẩn nghèo vẫn không muốn ra khỏi chương trình vì muốn hưởng các quyền lợi của hộ nghèo. Khi nâng mức chuẩn nghèo lên thì hầu như các hộ này lại rơi vào chuẩn mới.

Mạng lưới an sinh xã hội chưa bao phủ. Việc đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động hộ nghèo chưa đạt được kết quả như mong đợi. Nhiều người không thích học nghề, thay vào đó tìm một việc làm để kiếm tiền phục vụ cuộc sống trước mắt. Một số trường hợp học xong việc, tìm việc và tự giải quyết việc làm còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí không có nơi nhận vào làm.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày khái quát thực trạng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 1995-2009, cụ thể là: những kết quả trong tăng trưởng kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tiến bộ, sử dụng vốn đầu tư hiệu quả, năng suất lao động xã hội tăng cao; tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội, biểu hiện trên các phương diện như lao động và việc làm, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, xóa đói-giảm nghèo và an sinh xã hội, xây dựng hạ tầng kỹ thuật kinh tế-xã hội và đô thị hóa đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày những tồn tại, yếu kém trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong thời gian qua tại thị xã Bà Rịa, trong đó phân tích cụ thể từng mặt tồn tại, yếu kém trong tăng trưởng kinh tế như tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng, chuyển dich cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, việc thực hiện công bằng xã hội như chất lượng giáo dục, y tế, xóa đói-giảm nghèo và an sinh xã hội còn bất cập, chưa tương xứng, độ bao phủ chưa rộng. Qua đó, xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa trong thời gian tới.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KẾT

HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

3.1. Những quan điểm và định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Trong những năm đổi mới ở nước ta, đường lối của Đảng cũng như chính sách của Nhà nước đã thể hiện một cách nhất quán và ngày càng hoàn thiện những quan điểm mới, sâu sắc và toàn diện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, cụ thể như sau:

Một, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội trong

từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển

Đây là quan điểm chỉ đạo cơ bản và nhất quán xuyên suốt quá trình đổi mới của Đảng. Văn kiện Đại hội VII (1991) nêu rõ “Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân”[9 ; tr.73]. Đại hội VIII (1996) nhấn mạnh: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển"[10; tr.113]. Đại hội lần thứ IX khẳng định: "… phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường" [11; tr.88- 89]. Đại hội lần thứ X bổ sung và phát triển một bước quan trọng, cụ thể là: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”[ 12; tr. 101].

Hai, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục,

giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người

Con người không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực để phát triển xã hội. Trong thời đại ngày nay, muốn tăng trưởng kinh tế phải đầu tư vào con người bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận với các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và mạng lưới an sinh xã hội nhằm tạo điều kiện cho con người phát huy mọi năng lực và hưởng thụ xứng đáng những thành quả của chính mình. Vì vậy, sự nghiệp phát triển kinh tế phải đặt con người vào vị trí trung tâm. Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người [9, tr.73 và 115]. Đại hội X chỉ rõ: “ Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa-thông tin, thể dục thể thao…”[12; tr.101]. Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung ương (khóa X) khẳng định: “ tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người” [13; tr.139-140].

Ba, thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu

quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và

thông qua phúc lợi xã hội

Đại hội VIII (1996) nêu rõ: “phải luôn quan tâm bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả” [10; tr.72-73] và khẳng định: “Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có

cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình" [10; tr.113].

Về phân phối: “ Chính sách phân phối và phân phối lại phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người lao động và doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động, doanh nhiệp và bảo đảm lợi ích quốc gia. Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế; bảo đảm đời sống, ít nhất là ở mức trung bình của xã hội cho các đối tượng chính sách” [13; tr. 143]. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói-giảm nghèo; từng bước làm cho mọi thành viên xã hội đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển [13; tr. 154-155].

Bốn là, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội

Thực tiễn phát triển thành công của nhiều nước đã cho thấy giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau, không thể vì tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ công bằng xã hội và cũng không thể thực hiện công bằng xã hội mà không dựa trên những thành quả do tăng trưởng kinh tế đem lại. Tăng trưởng mà không công bằng thì tăng trưởng không bền vững; ngược lại, công bằng mà không tăng trưởng thì công bằng mong manh.

Vì vậy, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Đại hội X khẳng định: “ kết hợp chặt chẽ, hợp lý các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế-xã hội” [12; tr.32].

3.2. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa về tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội giai đoạn 2010 – 2020

3.2.1. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa IV trình Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần Vđã đề ra mục tiêu tổng quát giai đoạn 2011 – 2020, chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2011 – 2015, phát triển thị xã Bà Rịa và các đô thị vệ tinh, cụ thể như sau:

Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến 2020: Tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế biển, phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào đầu thời kỳ 2015 – 2020; gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2011 – 2015:

Về kinh tế

 Tốc độ tăng trưởng GDP kể cả dầu khí bình quân 9,3%/năm; trừ dầu khí bình quân 12,2%/năm.

 Đến năm 2015, GDP/người kể cả dầu khí khoảng 14.000 USD, trừ dầu khí đạt 10.600 USD.

 Cơ cấu kinh tế kể cả dầu khí: CN 70,13% - DV 27,04% - NN 2,83%; trừ dầu khí: CN 66,02% - DV 30,76% - NN 3,22%.

 Giá trị xuất khẩu trừ dầu khí đạt 6.990 triệu USD, tốc độ tăng 12,51%/năm.

Về xã hội

 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,04%, mức giảm sinh 0,2‰, tuổi thọ trung bình đạt 74 tuổi. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2015 đạt 0,844 (năm 2010 là 0,795).

 Tỷ lệ người biết chữ 99%, tỷ lệ học sinh nhập học tiểu học và trung học cơ sở 99,5%, nhập học trung học phổ thông 95%, cao đẳng và đại học 40%. Số học sinh phổ thông đạt 1.818 học sinh/1 vạn dân; tỷ lệ huy động các cháu đi nhà trẻ 30% và đi mẫu giáo 85%, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi trên 95%.

 Số bác sĩ đạt 6,5 bác sĩ/1 vạn dân; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi còn suy dinh dưỡng xuống còn dưới 10%.

 Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 30%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới quốc gia còn dưới 1%, theo chuẩn mới của tỉnh còn dưới 3%.

 Gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 92%; dân số nông thôn được sử dụng điện và nước hợp vệ sinh 99%.

Phát triển thị xã Bà Rịa và các đô thị vệ tinh

Phát triển thị xã Bà Rịa đáp ứng yêu cầu vị thế đô thị tỉnh lỵ, trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh theo hướng trở thành một trung tâm dịch vụ - thương mại – công nghiệp với các đô thị vệ tinh là Long Điền, Đất Đỏ, Ngãi Giao, Phước Bửu và các thị tứ lân cận.

3.2.2. Định hướng và mục tiêu của thị xã Bà Rịa

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Bà Rịa

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (Trang 66 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)