Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (Trang 46)

Một trong những thành tựu nổi bật nhất về tăng trưởng kinh tế của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 - 2009 là tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao, đạt bình quân 18,80 %/năm. Trong giai đoạn này, năm 1996 đạt mức thấp nhất là 7,78%; năm 1999 và năm 2006 đạt mức cao nhất là 27,72% và 25.39%. Đặc biệt, giai đoạn 1998-2004, tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 20,82 %. Trong vòng 15 năm (1995-2009), GDP của Thị xã (theo giá so sánh 1994) đã tăng từ 392.805 triệu đồng năm 1995 lên 4.325.487 triệu đồng năm 2009, tăng 11 lần (phụ lục 2.2.1).

(Nguồn: Niên giám thống kê của Thị xã qua các năm; tổng hợp và tính toán của tác giả)

Tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người từ 305 USD năm 1995 (theo giá thực tế) lên 639 USD năm 2000, vượt ngưỡng 1.000 USD vào năm 2004 là 1.121 USD và vượt ngưỡng

Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP của thị xã Bà Rịa 1996-2009

7.78 % 14 .2 1% 2 4 .0 3% 17 .9 2% 17 .9 8% 19 .2 2% 2 0 .4 6% 18.47 % 12 .4 3% 2 5 .3 9% 17 .4 6% 2 0 .8 4% 19 .2 8% 2 7 .7 2% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm T c đ

2.000 USD vào năm 2008 là 2069 USD và năm 2009 là 2.440 USD, tăng gấp 8 lần so với năm 1995. Tính bình quân trong giai đoạn 1995-2009, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) của Thị xã là 16,16%.

(Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa qua các năm) 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.2.2.1. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo xu hướng tiến b

Tăng trưởng kinh tế cao của thị xã Bà Rịa trong thời gian qua là kết quả của sự chuyển dịch trong cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt, cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Khu vực công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 20,17%/năm, cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2009 đạt tỷ trọng 62,91%, so với năm 1995 tăng 12,95% (phụ lục 2.4.1.2). Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng hiện nay (tính theo giá thực tế) tăng liên tục từ 60,82% GDP năm 1995 lên 70,02%

Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP/người của thị xã Bà Rịa 1995-2009

305 343 387 409 474 639 713 818 968 1121 1323 1540 1776 2069 2440 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm G D P /n g ư i (U S D )

năm 2004 và 71,39% năm 2007, đến năm 2009 giảm còn 65,77% GDP, nhưng vẫn cao hơn 4,95% so với năm 1995. Đặc biệt, ngành xây dựng có những bước phát triển khá, việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở có nhiều tiến bộ theo hướng hiện đại.

Riêng khu vực dịch vụ có bước phát triển cả về qui mô, ngành nghề và thị trường. Giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 1994) của các ngành dịch vụ tăng bình quân 18,83%/năm. Tỷ trọng ngành dịch vụ (tính theo giá thực tế) từ 25,27% GDP năm 1995- tăng 26,38% năm 1999- giảm còn 24,21% năm 2000 và giảm dần còn 22,14% năm 2006, đến năm 2007 tăng 22,86% và năm 2009 tăng mạnh lên 29,13% GDP (cao hơn 3,86% so với năm 1995). Một số ngành dịch vụ phát triển khá như: vận tải, bưu chính-viễn thông, khách sạn, ăn uống, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, đào tạo…Điều này cho thấy cơ cấu ngành kinh tế của Thị xã đã bắt đầu chuyển dịch theo xu hướng hiện đại.

Biểu đồ 5: Cơ cấu (%) ngành kinh tế theo giá thực tế của Thị xã

(Nguồn : Niên giám Thống kê Thị xã )

Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp có phát triển tích cực; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (tính theo giá so sánh 1994) tăng bình quân

6 0.82 6 2.2 7 62 .6 1 62 .72 64 .15 6 6.94 6 7.8 8 69 .1 3 69 .19 7 0.02 6 9.9 7 7 1.2 3 71 .39 67.15 6 5.77 2 5.27 2 5.5 2 25 .6 6 26 .12 26 .38 2 4.21 2 3.9 3 23 .6 9 23 .73 2 2.57 2 2.6 9 2 2.1 4 22 .86 27 .5 2 9.13 1 2.2 1 11 .7 4 11 .16 9.47 8.8 5 8 .1 9 7 .17 7.08 7.4 2 7 .3 4 6 .63 5 .76 5.3 5 5.1 1 3.91 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 CN DV NN

8,11%/năm. Các sản phẩm như rau-cải, trái cây, thịt xô các loại, cá, tôm tươi sống, trứng gia cầm..có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường do giá cả phải chăng và chất lượng bảo đảm. Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Đồng thời, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản (tính theo giá thực tế) trong GDP giảm liên tục: từ 13,91% GDP năm 1995 giảm còn 7,08% năm 2003, chỉ tăng nhẹ 7,42% năm 2004 và tiếp tục giảm còn 5,10% GDP năm 2009 (giảm 8,81% so với năm 1995). Đây là xu hướng tiến bộ trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế (phụ lục 2.2.2.1).

2.2.2.2. Cơ cấu lao động và cơ cấu dân số đã có sự chuyển dịch tích cực

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo ra sự phân công lao động xã hội mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Biểu đồ 6: Cơ cấu lao động (%) theo ngành kinh tế của Thị xã qua các năm

47.38 34.5 41 33.01 23.54 29.32 37.79 37.79 35.46 37.67 14.83 27.71 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1995 2000 2005 2009 Năm c u l a o đ n g Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp

Cụ thể là so với năm 1995, tỉ trọng lao động đang làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng từ 52,62% năm 1995 lên 66,99% năm 2009 (trong đó, khu vực dịch vụ, tỉ trọng lao động giảm nhẹ 0,12% từ 37,79% năm 1995 xuống còn 37,67% năm 2009); thay vào đó là tỉ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp từ 47,38% đã giảm 14,37% còn 33,01% năm 2009. Nhìn chung, cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động xã hội làm cho dân số thành thị ở Thị xã tăng, góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa.

Biểu đồ 7: Phát triển dân số thành thị của thị xã Bà Rịa qua các năm

68.189 79.691 85.959 93.576 39.482 46.333 61.053 65.556 0 20 40 60 80 100 1995 2000 2005 2009 N ăm Đơn vị tính: người DS nông thôn DS thành thị Dân số TB

(Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa qua các năm)

Năm 1995, thị xã Bà Rịa có 8 xã, phường với dân số trung bình là 68.189 người, trong đó cơ cấu dân số thành thị là 39.482 người, chiếm tỷ trọng 57,90%. Đến năm 2009, thị xã Bà Rịa có 11 xã, phường với dân số trung bình là 93.576 người, trong đó cơ cấu dân số thành thị là 65.556 người, chiếm tỷ trọng 70,06%; tương ứng dân số nông thôn từ 28.707 người năm

1995, chiếm 42,10% giảm còn 28.020 người năm 2009, chiếm 29,94%. So với năm 1995, dân số trung bình của Thị xã năm 2009 tăng 1,37 lần và thấp hơn mức tăng dân số thành thị (năm 2009 so với năm 1995 mức tăng dân số thành thị là 1,66 lần).

Thị xã Bà Rịa đã được công nhận là đô thị loại III (theo quyết định số 574/QĐ-BXD ngày 16-4-2007 của Bộ Xây dựng) và đang phấn đấu vươn lên đô thị loại II, tương xứng với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị - văn hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới.

2.2.3. Vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (của Trung ương, Tỉnh và Thị xã) đã tập trung cho những mục tiêu quan trọng như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, xóa đói - giảm nghèo , văn hóa và thể dục, thể thao, chỉnh trang đô thị…Qua đó, đã góp phần tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế, làm tăng cơ hội việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và do vậy tác động đến công bằng xã hội.

Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 1995-2009 giữ vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng bình quân 18,73%/năm trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước của Thị xã (năm 2005, đạt tỷ trọng cao nhất là 37,80% và năm 2000 đạt tỷ trọng thấp nhất là 2,49%). Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Thị xã còn kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước (như Cty Hanshin VINA, Cty Master Interprise Hồng Kông…). Đầu tư ngoài quốc doanh ở Thị xã hiện nay tập trung chủ yếu là triển khai các dự án đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, đầu tư cụm cảng Bà Rịa, đầu tư khai thác mỏ đất san lấp, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, chung cư, nhà ở…..

Biểu đồ 8: Tỷ trọng (%) chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi NSNN của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009

24.06 18.56 24.76 14.49 2.49 18.49 2.83 6.03 37.8 30.03 20.92 27.11 35.02 10.28 8.15 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm

(Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa từ 1995 đến 2009, Tác giả tổng hợp) Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (theo giá thực tế) so với GDP của Thị xã tăng nhanh, tính bình quân trong giai đoạn 1995-2009 đạt 09,92%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2005 - 2009 đạt bình quân một năm là 17,86% (phụ lục 2.2.3).

Riêng năm 2009, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (theo giá thực tế) là 909.521 triệu đồng, chiếm 15,20% GDP; trong đó, cơ cấu nguồn vốn: do Trung ương quản lý là 40.572 triệu đồng- chiếm 4,46% tổng số vốn đầu tư, do Tỉnh quản lý là 145.082 triệu đồng- chiếm 15,95% tổng số vốn đầu tư, do Thị xã quản lý là 363.370 triệu đồng- chiếm 39,95% tổng số vốn đầu tư, còn lại nguồn vốn ngoài quốc doanh là 360.497 triệu đồng- chiếm 39,64% tổng số vốn đầu tư.

Không chỉ tăng khối lượng vốn đầu tư, mà việc sử dụng vốn đầu tư phát triển của Thị xã còn đạt hiệu quả cao. Tính bình quân trong giai đoạn 1996- 2009 hệ số ICOR của Thị xã là 0,56 : thấp nhất là năm 1998 với ICOR= 0,16 và cao nhất là năm 2005 với ICOR= 1,80; năm 2009 là 0,79 (Phụ lục 2.2.3).

2.2.4. Tăng trưởng năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động xã hội của Thị xã trong những năm qua tăng khá cao: năm 1995 là 9,019 Triệu đồng/người/năm, năm 2000 là 21,650 Triệu đồng, năm 2005 là 51,225 Triệu đồng và năm 2009 là 87,297 Triệu đồng/người/năm, gấp 9,68 lần so với năm 1995.

Bảng 2.2.4: Năng suất lao động xã hội của Thị xã qua các năm

Năm 1995 2000 2005 2009

GDP tăng thêm- giá thực tế (Triệu đồng)

228.583 724.868 1.787.398 3.997.687

Lao động đang làm việc (ngàn người)

25,344 33,481 34,893 45,794

Năng suất lao động

(Triệu đồng/người/năm)

9,019 21,650 51,225 87,297

(Nguồn: Niên giám thống kê của Thị xã và tác giả tính toán)

Năng suất lao động xã hội phân theo khu vực kinh tế của Thị xã - tính theo giá trị tăng thêm (giá thực tế) năm 2009, cụ thể là:

- Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản với 15.118 lao động đang làm việc, có giá trị tăng thêm là 193.524 triệu đồng, đạt năng suất lao động là

- Khu vực công nghiệp-xây dựng với 13.428 lao động đang làm việc có giá trị tăng thêm là 2.514.761 triệu đồng đạt năng suất lao động là 187,277 triệu đồng/lao động/năm;

- Khu vực thương mại-dịch vụ với 17.248 lao động đang làm việc có giá trị tăng thêm là 1.289.405 triệu đồng đạt năng suất lao động là 74,757 triệu đồng/lao động/năm.

Một số ngành có năng suất lao động cao hơn mức bình quân năng suất lao động xã hội của Thị xã hiện nay (87,297 triệu đồng/lao động/năm) là: + Sản xuất, phân phối điện-nước, đạt năng suất lao động là 3.408,164

triệu đồng/lao động/năm, cao gấp 39,04 lần năng suất lao động của Thị xã. + Tài chính, tín dụng, đạt năng suất lao động là 277,613 triệu đồng/lao động/năm, cao gấp 3,18 lần năng suất lao động của Thị xã.

+ Công nghiệp khai thác mỏ, đạt năng suất lao động là 170,700 triệu đồng/lao động/năm, cao gấp 1,96 lần năng suất lao động của Thị xã.

+ Xây dựng, đạt năng suất lao động là 123,829 triệu đồng/lao động/năm, cao gấp 1,42 lần năng suất lao động của Thị xã.

Qua đó, có thể nói các ngành có năng suất lao động cao, đóng góp đáng kể giá trị tăng thêm vào tăng trưởng kinh tế của Thị xã chính là những ngành: ứng dụng khoa học-công nghệ cao (sản xuất, phân phối điện-nước); dịch vụ chất lượng cao (tài chính-ngân hàng); và thâm dụng lao động ( xây dựng, khai thác tài nguyên). Vì vậy, tiến bộ công nghệ và nguồn nhân lực chính là những nhân tố quyết định nâng cao năng suất lao động xã hội (phụ lục 2.2.4).

2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở thị xã Bà Rịa (1995-2009) Rịa (1995-2009)

2.3.1. Về lao động và việc làm

Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tạo điều kiện cho người lao động chuyển từ việc làm có thu nhập thấp sang việc làm có thu nhập cao hơn, chuyển từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang những việc làm có năng suất cao hơn trong khu vực sản xuất công nghiệp hay dịch vụ. Hiện nay, lao động trong độ tuổi của Thị xã là 64.280 người chiếm 68,69% dân số, chứng tỏ nguồn nhân lực trẻ. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009 là 45.794 người, chiếm 71,24% lao động trong độ tuổi và so với số lượng lao động đang làm việc năm 1995 tăng 1,8 lần. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế như sau (phụ lục 2.2.2.2):

+ Khu vực công nghiệp-xây dựng có 13.428 lao động, chiếm tỷ trọng

29,32% (so với năm 1995 tăng 14,49% và tính theo số lượng lao động tăng 3,57 lần)

+ Khu vực thương mại-dịch vụ có 17.248 lao động, chiếm tỷ trọng

37,67% (so với năm 1995 giảm 0,12%, nhưng tính theo số lượng lao động thì tăng 1,8 lần).

+ Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản có 15.118 lao động, chiếm tỷ trọng 33,01% (so với năm 1995 giảm 14,37%, nhưng tính theo số lượng lao động thì tăng 1,26 lần).

Các ngành thu hút nhiều lao động: trên 4 ngàn người bao gồm công nghiệp chế biến (8.141 người), thương nghiệp-dịch vụ (7.449 người), xây dựng (4.465 người); và các ngành sử dụng trên 1 ngàn và dưới 4 ngàn người

bao gồm khách sạn nhà hàng (3.288 người), giáo dục (1.469 người), vận tải (1.307 người) và quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (1.110 người).

2.3.2. Về giáo dục và đào tạo

Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra khả năng tăng thu ngân sách. Nhờ vậy, chi ngân sách cho giáo dục được quan tâm và đạt tỷ trọng cao. Trong giai đoạn 2001- 2009, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước của Thị xã đạt bình quân hàng năm là 19,25 %, mức thấp nhất là 15,81% năm 2006 và mức cao nhất là 26,09% năm 2004. Tính theo số tuyệt đối thì ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục tại Thị xã tăng nhanh: năm 2001 là 10.885 triệu đồng, năm 2003 là 18.210 triệu đồng, năm 2005 là 24.435 triệu đồng, năm 2007 là 30.622 triệu đồng, năm 2008 là 31.602 triệu đồng và năm 2009 là 37.832 triệu đồng.

Biểu đồ 9: Tỷ trọng (%) chi cho giáo dục trong cơ cấu chi NSNN của Thị xã

17.67 19.55 25.19 26.09 18.64 15.81 18.3 16.6 15.37 0 5 10 15 20 25 30 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Qua đó, cơ hội tiếp cận giáo dục của nhân dân ngày càng mở rộng:

mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng ở hầu hết các xã, phường. Đến nay, ở Thị xã có 10 trường mầm non và 8 cơ sở giáo dục mầm non tư thục; 11 xã, phường có 13 trường tiểu học công lập; 7/11 xã, phường có trường trung học cơ sở công lập; số trường trung học phổ thông công lập là 3 và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên- Hướng nghiệp. Ngoài ra, mỗi xã, phường đều có trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng. Số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia hiện nay là 20/34 trường, đạt tỉ lệ 58,82% (bao gồm 7/10 trường mầm non, 7/13 trường tiểu học, 5/7 trường trung học cơ sở và 1/4 trường

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)