Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (Trang 39)

Tăng trưởng kinh tế tạo khả năng tăng thu ngân sách nhà nước và tăng thu nhập dân cư. Nhờ có tăng trưởng kinh tế, Nhà nước và nhân dân mới có tích lũy để tăng chi đầu tư phát triển trên các lĩnh vực chủ yếu như hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, nghề nghiệp, giải trí…nhằm mở rộng cơ hội lựa chọn cho mọi người và giúp người dân ngày càng phát triển toàn diện hơn (kinh nghiệm Nhật Bản và Hàn Quốc).

Không thể có công bằng xã hội trong nền kinh tế ở trình độ phát triển thấp kém (suy thoái, thiếu hụt, khủng hoảng..) và người dân còn nhiều vấn đề phải lo toan về những nhu cầu cơ bản hàng ngày của cuộc sống ( như ăn, mặc, ở, đi lại, được chăm sóc sức khỏe, được giáo dục cơ bản và được hưởng các dịch vụ cần thiết khác). Nếu không có tăng trưởng kinh tế thì không thể có

công bằng xã hội lâu dài và vì vậy không thể phát triển bền vững được.

Tuy nhiên, cũng không thể chấp nhận quan điểm tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá vì đó là tăng trưởng không bền vững.

1.5.2. Tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến đấy

Tăng trưởng kinh tế tự nó không thể đem đến công bằng xã hội được (kinh nghiệm Trung Quốc) và cũng không thể chờ đợi đến khi trình độ kinh tế phát triển cao mới thực hiện công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải đi kèm với việc tạo dựng nhiều cơ hội việc làm, sử dụng tối đa sức lao động xã hội nhằm tạo điều kiện cho người lao động chuyển từ việc làm có thu nhập thấp sang việc làm có thu nhập cao hơn, chuyển từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang những việc làm có năng suất cao hơn trong khu vực sản xuất công nghiệp hay dịch vụ (Hary T. Oshima)

Đồng thời, tăng trưởng kinh tế phải tạo cơ hội cải thiện tình hình của những người nghèo nhất, thu hẹp dần khoảng cách giàu - nghèo, thu hẹp sự khác biệt giữa nông thôn - thành thị nhằm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng xã hội thông qua một cơ chế tái phân phối phần của cải được tạo ra thêm nhờ tăng trưởng (kinh nghiệm Hàn Quốc và Nhật Bản).

1.5.3. Thực hiện công bằng xã hội phải dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế

Công bằng xã hội mà không dựa trên những thành quả của tăng trưởng kinh tế thì không tạo ra động lực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sẽ dẫn đến suy giảm kinh tế, mất ổn định chính trị (trường hợp các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam trước đây). Công bằng xã hội không phải là cào bằng, không phải là làm cho mọi người có mức thu nhập bằng nhau.

Thực hiện phân phối thu nhập phải dựa theo nguyên tắc: gắn quyền lợi với nghĩa vụ, gắn cống hiến với hưởng thụ, gắn với kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và theo mức đóng góp của các nguồn lực. Các cố gắng để phân phối lại thu nhập “một cách hấp tấp, vội vã” sẽ dẫn đến nguy cơ bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế (Arthur Lewis).

Nguồn lợi thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với thời gian thực hiện tăng trưởng, phân phối thu nhập dần được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên (Ngân hàng Thế giới - WB).

1.5.4. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng

nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Có thể nói mục tiêu của mọi chính sách phát triển bền vững là nhằm kiến tạo một xã hội công bằng và thịnh vượng. Công bằng xã hội là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội vì nó là yếu tố tác động trực tiếp đến lợi ích của chủ thể hoạt động, nó kích thích tính năng động, sáng tạo và nhiệt tình của mọi thành viên trong xã hội.

Việc thực hiện công bằng xã hội phải tạo ra động lực để tăng trưởng kinh tế chứ không phải là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Công bằng xã hội là một trong những điều kiện không thể thiếu được để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Rõ ràng, công bằng xã hội không đối lập với tăng trưởng kinh tế, ngược lại, công bằng xã hội là một động lực quan trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Tăng trưởng – Công bằng chính là mục tiêu kép của mọi quốc gia và là một quá trình phát triển lâu dài, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quát lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội bao gồm các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, phát triển bền vững, bất bình đẳng xã hội và công bằng xã hội; các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội (bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, chỉ số nghèo khổ, chỉ số phát triển con người); trình bày các mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội (Tăng trưởng trước-Công bằng sau; Công bằng trước-Tăng trưởng sau và Tăng trưởng đi đôi với Công bằng); kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng tại các nước có nhiều tương đồng với Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản), từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Đây cũng chính là những cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp cho việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa trong các phần tiếp theo của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ SỰ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ

CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (1995 – 2009)

2.1. KHÁI LƯỢC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI THỊ XÃ BÀ RỊA

Bà Rịa là một thị xã thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Thị xã Bà Rịa được thành lập từ ngày 02 tháng 6 năm 1994 (do chia huyện Châu Thành thành huyện Châu Đức, huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa) và đi vào hoạt động từ ngày 15-8-1994. Thị xã Bà Rịa hiện có 11 đơn vị hành chính gồm 8 phường và 3 xã, với tổng diện tích tự nhiên là 91,46 km2, dân số trung bình tại thời điểm 01/4/2009 là 93.576 người, mật độ 1.023 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2009 là 9,6 ‰.

Thị xã Bà Rịa là một đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ là 51, 55, 56 và tỉnh lộ 52; cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 km về phía Đông Bắc, cách Vũng Tàu 20 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc thị xã Bà Rịa giáp huyện Châu Đức và một phần huyện Tân Thành; phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu; phía Đông giáp huyện Long Điền; phía Tây giáp huyện Tân Thành.

Thị xã Bà Rịa có những đặc điểm thuận lợi về kinh tế-xã hội và những tồn tại, thách thức như sau:

2.1.1. Về lĩnh vực kinh tế

Thị xã Bà Rịa có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bà Rịa nguồn tài nguyên tương đối phong phú và điều kiện sinh thái đa dạng để phát triển các ngành kinh tế biển (cảng sông, vận tải đường thủy, khai thác và chế biến hải sản), nông-lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác và đặc biệt là các ngành dịch vụ, thương mại. Bà Rịa có vị trí gần như trung tâm về mặt địa lý, hệ thống giao thông thuận lợi, kết cấu hạ tầng

kinh tế - kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Cùng với Phú Mỹ, Bà Rịa còn là một trung tâm điện năng lớn của cả nước. Hệ thống sản xuất nước sạch lớn nhất tỉnh cũng nằm ở Bà Rịa với công suất 43.000 m³ mỗi ngày đêm. Trong tương lai, Bà Rịa còn là Trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế-xã hội và an ninh-quốc phòng của Tỉnh nên có thuân lợi cho việc phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao (như Y tế, giáo dục- đào tạo, viễn thông-tin học, tài chính- ngân hàng…).

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay của thị xã Bà Rịa là nhiều

tiềm năng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả (đất, nước, sinh vật, nguồn nhân lực…); sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; lao động có trình độ cao còn thiếu; nguy cơ ô nhiễm môi trường còn tiềm ẩn.

2.1.2. Về xã hội

Thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội và cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.

Về Y tế, mạng lưới y tế cơ bản được kiện toàn với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn; công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân được chăm lo chu đáo. Về giáo dục-đào tạo, hệ thống trường, lớp và trang thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư đồng bộ tạo nhiều cơ hội học tập thuận lợi cho nhân dân; công tác khuyến học khuyến tài được quan tâm. Về hoạt động văn hóa, thể thao ở Bà Rịa đạt nhiều tiến bộ: mức hưởng thụ văn hóa của người dân thị xã năm 2009 là 44 lần/người/năm, tỷ lệ gia đình văn hóa là 97,19%; Trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng phát triển rộng khắp các phường, xã.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội ở Bà Rịa được đầu tư, nâng cấp khang trang và hiện đại; tệ nạn xã hội được ngăn chặn và đẩy

lùi; công tác cải cách hành chính bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, công tác chính sách xã hội và đền ơn đáp nghĩa được quan tâm.

Bên cạnh đó, Thị xã Bà Rịa vẫn còn một số tồn tại và thách thức về

mặt xã hội như chưa đáp ứng kịp yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; chất lượng giáo dục còn bất cập; kết quả công tác xóa đói-giảm nghèo chưa được vững chắc.

2.1.3. Các chỉ số kinh tế - xã hội cơ bản của thị xã Bà Rịa

 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1995 – 2009 đạt bình quân 18,8%/năm.

 GDP/người năm 2009 là 2.440 USD, tăng gấp 8 lần so với năm 1995.  Cơ cấu ngành trong GDP: CN 65,77%; DV 29,13% và NN 5,1%.

 Cơ cấu lao động theo ngành: CN 29,32%; DV 37,67% và NN 33,01%.

 Vốn đầu tư phát triển/GDP giai đoạn 1995 – 2009 đạt bình quân 09,92%/năm.

 Số trường (mầm non, tiểu học, THCS, THPT và GDTX) đạt chuẩn quốc gia 20/34, tỉ lệ 58,82%. Số học sinh nhập học phổ thông (tiểu học, THCS và THPT) là 18.502, đạt 1.972 học sinh phổ thông/1 vạn dân.  Số trạm y tếphường, xã đạt chuẩn quốc gia 8/11, tỉ lệ 72,72%.

 Đến cuối năm 2009, số hộ nghèo theo chuẩn của Tỉnh là 217 hộ, tỉ lệ 0,87%

 Về hạ tầng cơ sở: 100% dân số sử dụng điện lưới quốc gia và nước sạch; 100% xã, phường có chợ, trạm y tế, trường tiểu học, trung tâm văn hóa – học tập cộng đồng.

2.2. Tăng trưởng kinh tế của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009

2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người

Một trong những thành tựu nổi bật nhất về tăng trưởng kinh tế của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 - 2009 là tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao, đạt bình quân 18,80 %/năm. Trong giai đoạn này, năm 1996 đạt mức thấp nhất là 7,78%; năm 1999 và năm 2006 đạt mức cao nhất là 27,72% và 25.39%. Đặc biệt, giai đoạn 1998-2004, tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 20,82 %. Trong vòng 15 năm (1995-2009), GDP của Thị xã (theo giá so sánh 1994) đã tăng từ 392.805 triệu đồng năm 1995 lên 4.325.487 triệu đồng năm 2009, tăng 11 lần (phụ lục 2.2.1).

(Nguồn: Niên giám thống kê của Thị xã qua các năm; tổng hợp và tính toán của tác giả)

Tăng trưởng kinh tế cao đã tạo điều kiện tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người từ 305 USD năm 1995 (theo giá thực tế) lên 639 USD năm 2000, vượt ngưỡng 1.000 USD vào năm 2004 là 1.121 USD và vượt ngưỡng

Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP của thị xã Bà Rịa 1996-2009

7.78 % 14 .2 1% 2 4 .0 3% 17 .9 2% 17 .9 8% 19 .2 2% 2 0 .4 6% 18.47 % 12 .4 3% 2 5 .3 9% 17 .4 6% 2 0 .8 4% 19 .2 8% 2 7 .7 2% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm T c đ

2.000 USD vào năm 2008 là 2069 USD và năm 2009 là 2.440 USD, tăng gấp 8 lần so với năm 1995. Tính bình quân trong giai đoạn 1995-2009, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) của Thị xã là 16,16%.

(Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa qua các năm) 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.2.2.1. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo xu hướng tiến b

Tăng trưởng kinh tế cao của thị xã Bà Rịa trong thời gian qua là kết quả của sự chuyển dịch trong cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt, cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Khu vực công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 20,17%/năm, cơ cấu giá trị tăng thêm năm 2009 đạt tỷ trọng 62,91%, so với năm 1995 tăng 12,95% (phụ lục 2.4.1.2). Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng hiện nay (tính theo giá thực tế) tăng liên tục từ 60,82% GDP năm 1995 lên 70,02%

Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP/người của thị xã Bà Rịa 1995-2009

305 343 387 409 474 639 713 818 968 1121 1323 1540 1776 2069 2440 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm G D P /n g ư i (U S D )

năm 2004 và 71,39% năm 2007, đến năm 2009 giảm còn 65,77% GDP, nhưng vẫn cao hơn 4,95% so với năm 1995. Đặc biệt, ngành xây dựng có những bước phát triển khá, việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở có nhiều tiến bộ theo hướng hiện đại.

Riêng khu vực dịch vụ có bước phát triển cả về qui mô, ngành nghề và thị trường. Giá trị sản xuất (tính theo giá so sánh 1994) của các ngành dịch vụ tăng bình quân 18,83%/năm. Tỷ trọng ngành dịch vụ (tính theo giá thực tế) từ 25,27% GDP năm 1995- tăng 26,38% năm 1999- giảm còn 24,21% năm 2000 và giảm dần còn 22,14% năm 2006, đến năm 2007 tăng 22,86% và năm 2009 tăng mạnh lên 29,13% GDP (cao hơn 3,86% so với năm 1995). Một số ngành dịch vụ phát triển khá như: vận tải, bưu chính-viễn thông, khách sạn, ăn uống, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, đào tạo…Điều này cho thấy cơ cấu ngành kinh tế của Thị xã đã bắt đầu chuyển dịch theo xu hướng hiện đại.

Biểu đồ 5: Cơ cấu (%) ngành kinh tế theo giá thực tế của Thị xã

(Nguồn : Niên giám Thống kê Thị xã )

Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp có phát triển tích cực; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (tính theo giá so sánh 1994) tăng bình quân

6 0.82 6 2.2 7 62 .6 1 62 .72 64 .15 6 6.94 6 7.8 8 69 .1 3 69 .19 7 0.02 6 9.9 7 7 1.2 3 71 .39 67.15 6 5.77 2 5.27 2 5.5 2 25 .6 6 26 .12 26 .38 2 4.21 2 3.9 3 23 .6 9 23 .73 2 2.57 2 2.6 9 2 2.1 4 22 .86 27 .5 2 9.13 1 2.2 1 11 .7 4 11 .16 9.47 8.8 5 8 .1 9 7 .17 7.08 7.4 2 7 .3 4 6 .63 5 .76 5.3 5 5.1 1 3.91 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 CN DV NN

8,11%/năm. Các sản phẩm như rau-cải, trái cây, thịt xô các loại, cá, tôm tươi sống, trứng gia cầm..có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường do giá cả phải chăng và chất lượng bảo đảm. Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. Đồng thời, tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản (tính theo giá thực tế) trong GDP giảm liên tục: từ 13,91% GDP năm 1995 giảm còn 7,08% năm 2003, chỉ tăng nhẹ 7,42% năm 2004 và tiếp tục giảm còn 5,10% GDP năm 2009 (giảm 8,81% so với năm 1995). Đây là xu hướng tiến bộ trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế (phụ lục 2.2.2.1).

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)