Về xóa đó i– giảm nghèo và an sinh xã hội

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (Trang 59)

Tăng trưởng kinh tế là tốt cho người nghèo. Thật vậy, nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao đã tạo điều kiện về vật chất giúp xóa đói - giảm nghèo tại thị xã Bà Rịa đạt nhiều kết quả tiến bộ.

Trong giai đoạn 1995-2005, chuẩn nghèo được xác định là 25 kg gạo/người/tháng (thông báo 1751/BLĐTBXH ngày 20/5/1997), sau đó chuẩn nghèo được xác định là mức thu nhập dưới 150.000đ /người / tháng đối với khu vưc thành thị, dưới 100.000đ/ người/ tháng với vùng nông thôn (theo quyết định: 1143/QĐ/LĐTBXH ngày 01/10/2000). Theo số liệu điều tra tháng 4/2001, số hộ nghèo trên địa bàn Thị xã có mức thu nhập dưới chuẩn quy định là 1.625 hộ với 7.262 nhân khẩu, chiếm 9,38% trên tổng số hộ nghèo hiện có

được điều tra xác định. Từ cuối tháng 12 năm 2005 đến nay, số hộ nghèo trên địa bàn Thị xã qua điều tra được xác định theo quyết định số 170/2005/QĐ- TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ là 1.930 hộ – 8.859 khẩu, chiếm tỷ lệ 10,74%, theo Quyết định số 883/2006/QĐ-UBND ngày 22/3/2006 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc quy định mức chuẩn nghèo của Tỉnh giai đoạn 2006-2010 là 4.264 hộ-19.120 khẩu, chiếm tỷ lệ 23,72% trên tổng số hộ dân trên toàn địa bàn (chuẩn nghèo của Tỉnh là 400.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 300.000 đồng/người/tháng ở nông thôn). Nguyên nhân nghèo được xác định bao gồm: thiếu vốn, có người ốm tàn tật, đông người ăn theo, thiếu đất sản xuất, thiếu lao động, thiếu kinh nghiệm làm ăn… Ngày 01/03/2006 Ban Thường vụ thị ủy Bà Rịa đã ra Nghị quyết 02-NQ/TXU và Đề án giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. Hội đồng nhân dân, UBND, UB Mặt trận và các tổ chức đoàn thể-xã hội, các ban ngành, các doanh nghiệp từ Thị xã đến các xã, phường đều có kế hoạch và tham gia tích cực trong công tác xóa đói-giảm nghèo.

Bằng nhiều hình thức trợ giúp cụ thể và thiết thực như: giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động mỗi năm, chuyển giao kỹ thuật-công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn, cho 1.865 hộ vay vốn sản xuất-kinh doanh với kinh phí là 17,043 tỷ đồng, cấp 17.867 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, khám chữa bệnh miễn phí, miễn giảm học phí, cấp học bổng, cho vay ưu đãi đối với học sinh-sinh viên con hộ nghèo, trẻ em mồ côi, tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn, hộ dân tộc, vận động xây dựng và sữa chữa 136 căn nhà tình thương, nhà tình nghĩa với tổng kinh phí là 1,050 tỷ đồng…và đã có hàng ngàn hộ thoát nghèo. Đến cuối năm 2009, số hộ nghèo nói chung của Thị xã (bao gồm cả nghèo phi lương thực, thực phẩm) còn lại trên địa bàn được xác định là 217

hộ, đạt tỷ lệ là 0,87% số hộ nghèo theo chuẩn của Tỉnh. Thị xã phấn đấu hết năm 2010 sẽ xóa 100% số hộ nghèo theo chuẩn của Tỉnh.

An sinh xã hội được quan tâm. Thị xã luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang…nhất là trong các dịp Lễ, Tết (trợ cấp ưu đãi một lần). Thị xã đã thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội…đảm bảo chi trả kịp thời, đúng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, tạo lòng tin đối với cán bộ và nhân dân.

Ngoài ra, Thị xã đã tích cực thực hiện công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện phục hồi cho các đối tượng xã hội. Số đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn quản lý được là 134 người, trong đó có 52 đối tượng bắt buộc đưa đi cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội của Tỉnh (năm 2009). 2.3.5. Về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa

Tại Thị xã đã kết hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa-xã hội, xây dựng Thị xã từng bước trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, xanh và sạch. Tính từ năm 1995 đến nay, thị xã Bà Rịa đã đầu tư 524 công trình với tổng vốn đầu tư là 1.771,6 tỷ đồng. Trong đó, nâng cấp và làm mới 40 km đường bê tông nhựa, gần 2.500 km đường láng nhựa và gần 100 km đường cấp phối ở khu vực nông thôn. Hiện nay, các trục giao thông chính của Thị xã vào các phường, xã đều được láng nhựa hoặc bê tông hóa.

Bên cạnh đó là các công trình phúc lợi công cộng được mở rộng ngày càng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Trụ sở làm việc của cơ quan, các xã, phường và trụ sở các khu phố - ấp đã được đầu tư xây dựng mới; 100% xã, phường đều có điện với 5. 479 cây đèn chiếu sáng được lắp đặt, tỷ lệ dân số được sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước sạch đạt

100 % trên tổng dân số; hệ thống cây xanh, thoát nước và chiếu sáng công cộng được xây dựng đồng bộ; 100% xã, phường đều được phủ sóng truyền thanh-truyền hình, số máy điện thoại đạt bình quân 25 cái/100 dân; các sơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên-hướng nghiệp và trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng được xây dựng và phát triển nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập tại chỗ của nhân dân; các xã- phường hoặc liên phường đều có trạm y tế, 100% trạm y tế đều có y, bác sĩ và nữ hộ sinh; 100% xã, phường có chợ và 1 Trung tâm thương mại của Thị xã.

Hiện nay, Thị xã đang triển khai các dự án đầu tư khu nhà ở (khu nhà ở cao cấp kết hợp du lịch sinh thái, khu nhà ở cho công nhân và tái định cư, khu nhà ở biệt thự..); các dự án đầu tư về y tế (Trung tâm mắt, bệnh viên quốc tế 200 giường, bệnh viện đa khoa 200 giường); các dự án đầu tư về giáo dục (trường phổ thông Trung học tư thục)…nhằm tạo nhiều cơ hội lựa chọn theo khả năng cho người dân.

Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị được quan tâm. Thị xã đã xây dựng quy hoạch và được cấp trên phê duyệt quy hoạch các khu Trung tâm hành chính, khu dân cư, khu tái định cư các phường, xã. Hiện nay, Thị xã Bà Rịa đang triển khai thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 phải đạt mục tiêu: “ Xây dựng thị xã Bà Rịa trở thành một đô thị phát triển, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hoàn chỉnh, hiện đại, tương xứng với vai trò trung tâm hành chính-chính trị-văn hóa của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”.

Có thể nói, công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật kinh tế-xã hội và chỉnh trang đô thị của Thị xã trong thời gian vừa qua là một trong những thành tựu nổi bật nhất. Đây cũng chính là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội mà Đảng bộ và nhân dân Thị xã đã thực hiện được.

2.4. Những yếu kém trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009

2.4.1. Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng

2.4.1.1. Tiềm năng, lợi thế của Thị xã chưa được huy động, khai thác

đúng mức: Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên có giới hạn như: đất đai, nguồn nước và sức lao động.

Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn chưa cao: năng suất lao động ngành nông-lâm nghiệp năm 2009 chỉ đạt 9,707.899 triệu đồng; nguyên nhân do trình độ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn thấp, việc sử dụng đất chưa hiệu quả, cơ cấu nông nghiệp nặng về trồng trọt như việc độc canh cây lúa: vừa kém hiệu quả kinh tế, vừa sử dụng lãng phí tài nguyên nước để tưới tiêu trong mùa khô (nhu cầu tưới mỗi héc-ta cần từ 7.600-10.000 mét khối nước); trong khi đó, nguồn nước lợ là tài nguyên thích hợp cho thủy sản (nuôi tôm sú-giá trị kinh tế cao) thì chưa được khai thác và tận dụng hết tiềm năng.

Ngành công nghiệp và dịch vụ (ngoại trừ ngành điện-nước) hiện nay có qui mô nhỏ, công nghệ-thiết bị lạc hậu, sản phẩm chưa mang tính cạnh tranh cao. Việc triển khai các thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án hạ tầng cụm công nghiệp của các doanh nghiệp tiến hành chậm, chủ yếu do vướng mắc trong khâu đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng theo các quy định của cấp trên.

2.4.1.2. Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chậm, tỷ trọng giá trị tăng thêm còn thấp: khu vực dịch vụ tuy có tốc độ tăng trưởng cao (bình quân hằng năm là 18,83%) nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 so 1995 tăng chậm (chỉ có 3,86 %), chiếm cơ cấu thấp (29,13 %).

Biểu đồ 10: Tỷ trọng giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị tăng thêm (theo giá thực tế) của ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế của Thị xã 1995-2009 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm (%) Tỷ trọng GTSX Tỷ trọng GTTT

(Nguồn: Niên giám thống kê của thị xã Bà Rịa và Tác giả tính toán)

Trong khi đó, tỷ trọng giá trị tăng thêm (tính theo giá thực tế) năm 2009 ở khu vực dịch vụ so với năm 1995 giảm 7,49 % , nghĩa là, các loại dịch vụ cao cấp, có giá trị tăng thêm cao chưa phát triển mạnh.

Khu vực công nghiệp tuy có phát triển, nhưng nếu không tính ngành điện-nước, thì sản xuất công nghiệp chủ yếu chỉ dựa vào khai thác tài nguyên (đất-đá-cát), đa số cơ sở công nghiệp có qui mô nhỏ, lao động ít.

Khu vực nông nghiệp có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp, bình quân hằng năm là 8,11% (phụ lục 2.4.1.2).

Chuyển dịch cơ cấu lao động chưa đáp ứng với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ giảm 0,12% (năm 1995 là 37,79% và năm 2009 là 37,67%), tỉ trọng lao động trong khu vực

nông-lâm nghiệp, thủy sản tuy có giảm nhưng vẫn còn cao (33,01%) (phụ lục 2.2.2.2). Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động không có trình độ chuyên môn hoặc chưa qua đào tạo nên khó chuyển dịch qua các khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã không gắn liền với chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nên tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao, chưa tương xứng với yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2.4.1.3. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP còn thấp Giai đoạn 1995-2009, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Thị xã đạt bình quân 9,92%. Theo Rostow, một trong những điều kiện để “ giai đoạn cất cánh” xuất hiện là tỷ lệ đầu tư trong tổng sản phẩm quốc gia phải trên 20%. Đầu tư thấp một phần là do bị cạnh tranh ở trong Tỉnh, nhưng phần chủ yếu là do Thị xã còn lúng túng, chưa xác định rõ lợi thế so sánh của mình và nhu cầu của thị trường, chưa tìm được khâu “đột phá” để thu hút đầu tư. Thị xã cũng cần xem lại xu hướng công nghiệp hóađang phổ biến hiện nay: bằng cách hình thành các “ khu công nghiệp”, trong khi ở 2 đầu của Bà Rịa là Vũng Tàu-Tân Thành đầy khu công nghiệp (xa hơn là Nhơn Trạch-Biên Hòa- Bình Dương..).

Với lợi thế so sánh về vị trí và địa-chính trị, theo Tác giả, thay vì phát triển các khu công nghiệp, thì đầu tư ở Bà Rịa nên theo hướng phát triển nông nghiệp-sinh thái, dịch vụ chất lượng cao (ngân hàng, tài chính, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi, giải trí, thể dục-thể thao) và dịch vụ thương mại (bán sĩ, bán lẽ, chợ đầu mối…). Đây cũng là những xu hướng đầu tư mới sau đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua đối với nước ta hiện nay.

2.4.2. Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng

2.4.2.1. Chất lượng giáo dục còn thấp và chưa đồng đều

Về cơ sở vật chất ở một vài xã, phường vẫn chưa có trường mầm non và trường trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục ở các trường nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu đầu tư (nhiều trường đạt chuẩn quốc gia nhưng chất lượng giáo dục ở các trường này còn nhiều bất cập). Đồng thời, chất lượng giữa các trường và các xã, phường cũng không đồng đều: phụ huynh phải tính toán chuyện chuyển hộ khẩu trước mấy năm để xin cho con mình được học ở những trường “xa nhà hơn nhưng chất lượng tốt hơn”.

Biểu hiện rõ nét nhất cho thấy chất lượng giáo dục của Thị xã có xu hướng sụt giảm là thống kê xếp hạng kết quả tốt nghiệp THPT của Sở Giáo dục Tỉnh BR-VT đối với các trường THPT trên địa bàn (bao gồm 3 trường THPT Châu Thành, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trung tâm GDTX Thị xã) trong 3 năm học gần đây. Có lẽ, đó không chỉ là kết quả về chất lượng của những trường này, mà xa hơn là thành quả của chất lượng giáo dục mà các em có được từ lúc vào học tiểu học lên đến THCS.

Bảng 2.4.2.1: Xếp hạng kết quả tốt nghiệp THPT các trường ở Thị xã

TT Đơn vị trường THPT Xếp hạng trong Tỉnh

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Châu Thành hạng 5/25 hạng 7/27 hạng 13/27

2 Nguyễn Bỉnh Khiêm hạng 23/25 hạng 26/27 hạng 25/27

3 Trung tâm GDTX hạng 3/9 hạng 7/8 hạng 8/8

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2008-2009 của Sở Giáo dục Tỉnh BR-VT và tổng hợp của tác giả)

Giáo dục phổ thông nói chung còn nặng “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người” và dạy nghề cho thanh niên; phương pháp giáo dục chậm đổi mới; tình trạng học sinh nghỉ, bỏ học còn cao; việc huy động học sinh bỏ học ra các lớp phổ cập giáo dục còn thấp; việc phân luồng sau tốt nghiệp THCS chưa được quan tâm do thiếu các cơ sở đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội. Hoạt động của một số Trung tâm văn hóa-học tập cộng đồng còn yếu. Khả năng thu hút các nguồn lực của xã hội để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo còn hạn chế, chủ yếu vẫn là nguồn từ ngân sách nhà nước.

2.4.2.2. Tỷ trọng chi cho sự nghiệp y tế chưa tương xứng

Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước của Thị xã cho hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao, Y tế, bảo hiểm ngày càng tăng (giai đoạn 1996-2000 chiếm tỷ trọng 1,42%/năm; giai đoạn 2001-2005 chiếm tỷ trọng 4,69%/năm; giai đoạn 2006-2008 chiếm tỷ trọng 17,38%/năm).

Trong khi đó, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế nói riêng (không tính các hoạt động văn hóa, thể dục-thể thao) thì có xu hướng mỗi năm lại giảm (bình quân giai đoạn 2001-2008 cơ cấu ngân sách của Thị xã chi cho y tế chiếm tỷ trọng 2,06%/năm). Riêng năm 2009, nhiệm vụ chi ngân sách cho sự nghiệp y tế được giao về ngân sách nhà nước của Tỉnh.

Có thể nói, sự phân phối lại thành quả của tăng trưởng kinh tế dành cho việc chăm sóc sức khỏe chưa tương xứng: chi đầu tư phát triển nhằm tạo cơ hội cho nhân dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế thì ngày càng mở rộng (hiện nay ở Thị xã chỉ còn 3 phường Phước Hưng, Phước Nguyên và Long Tâm chưa có Trạm y tế) nhưng chi cho hoạt động sự nghiệp y tế thì ngày càng giảm, nghĩa là chất lượng chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân chưa được đáp ứng kịp theo nhu cầu.

Một phần của tài liệu TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (Trang 59)