Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 45 - 46)

II- Phân tích môi trường bên ngoài của VPI 1-Phân tích môi trường vĩ mô

2- Phân tích môi trường vi mô ( môi trường nội bộ ngành dược phẩm)

2.5 Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn

Sức hấp dẫn của thị trường dược phẩm là đặc biệt cao, với khả năng thu hút đầu tư lớn:Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân 15%, Đây cũng là ngành có tỷ lệ sinh lời trên vốn khá cao, từ 30% - 50% trên vốn điều lệ. Bảng dưới đây cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dược phẩm là rất cao, vì vậy sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tham gia chia sẻ “ miếng bánh nóng” hổi này.

Yếu tố rào cản, rút lui: không quá lớn về chi phí lưu kho thấp, chí phí mua hàng ( từng sản phẩm) là không quá cao. Các thành phẩm dược phẩm có thời gian sử dụng khá dài thường khoảng 2-3 năm, và bảo quản được trong điều kiện bình thường, và đặc biệt là sản phẩm lại nhỏ, gọn vì vậy các doanh nghiệp nhỏ có thể tận dụng kho nhỏ cũng đủ để chứa hàng. Hơn nữa hiện nay thường áp dụng

Hình 18: Biểu đồ phát triển tiềm năng thị trường dược phẩm Việt Nam

phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng vì vậy giảm khá nhiều chi phí lưu kho và bảo quản.

Điều cần thiết đối với các nhà phân phối dược phẩm là phải xây dựng cho mình đội ngũ trình dược viên xuất sắc, hệ thống khách hàng vững chắc. Đây là 2 điểm trọng yếu của mỗi công ty phân phối dược phẩm. Đây là điểm khó nhất đối với doanh nghiệp muốn tham gia lĩnh vực này.

Các đối thủ tương lai gần đây và có áp lực lớn nhất đối với các nhà phân phối dược phẩm hiện nay là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ có lợi thế lớn về: kinh nghiệm, về đội ngũ nhân viên, về sản phẩm công nghệ cao và về lượng tài chính dồi dào. Tuy luật dược là phân phối thuộc về các DN trong nước nhưng không thiếu gì cách để hoạt động.

Tiếp theo đó là các DN đang kinh doanh trong lĩnh vực liên quan về y tế: các DN kinh doanh TTBYT cũng sẽ dễ dàng tham gia phân phối dược phẩm khi có khách hàng trong sản phẩm truyền thống của mình, họ có thể liên doanh, hợp tác với các DN phân phối dược phẩm và cùng phát triển lợi thế của mình.

Nhìn chung thì bất kỳ thị trường nào có sức hấp dẫn lớn thì khả năng các nhà đầu tư khác nhảy vào là không lạ, chủ yếu là căn cứ vào “độ dày” của rào cản rút lui mà thôi.

Với những phân tích trên về môi trường vĩ mô và môi trường kinh doanh dược phẩm ta thấy được bên cạnh những khó khăn, thách thức tác động và có nhiều nguy cơ đối với VPI nhưng cũng có nhiều cơ hội đang và sắp mở ra cho VPI. Vấn đề là VPI đương đầu như thế nào đây!

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của VPI đến năm 2015 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w