Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài " Nghiên c ứu khoa học Bảo hiểm nhân thọ Prudential " doc (Trang 37 - 39)

Thứ nhất, các nhân tố tích cực.

- Một là, Điều kiện kinh tế - xã hội được cải thiện tạo ra những nhân tố tích cực và thuận lợi cho sự phát triển của thị trường BH nhân thọ.

Chính sách đổi mới và hội nhập của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế, thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước và cải thiện nền kinh tế một cách rõ rệt. (trong đó có cả doanh nghiệp BH)

Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng đáng kể về thu nhập bình quân trên đầu người và sự cải thiện về tuổi thọ, điều kiện chăm sóc sức khỏe cũng như trình độ văn hóa của dân cư. Sự hợp lý trong các chính sách tiền tệ và tài khóa đã tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế, kìm hãm lạm phát và tạo ra sự ổn định cho đồng nội tệ.

- Hai là, Môi trường pháp lý cũng được cải thiện đáng kể theo chiều hướng có lợi đối với hoạt động kinh doanh BH. Ngày 9/12/2000 Luật Kinh doanh BH đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Ngay sau đó các Nghị định 42/2001/NĐ-CP, 43/2001/NĐ-CP được ban hành hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh BH. Trong đó Nghị định 42/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của luật kinh doanh BH, Nghị định 43/2001/NĐ-CP qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp BH và doanh nghiệp môi giới BH. Kèm theo các nghị định là các Thông tư 71/2001/TT, Thông tư 72/2001/TT-CP hướng dẫn chi tiết thực hiện hai Nghị định 42 và 43. Năm 2004 được coi là năm có thay đổi mạnh khi các Thông tư 98,99 TT/BTC được ban hành thay thế cho Thông tư 71/2001/TT-CP, 72/2001/TT-CP hướng dẫn thi hành chi tiết Nghị định 42 và 43 trong việc trích lập dự phòng. Nghị định 118/CP được ban hành về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh BH. Ngoài ra, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật cạnh tranh được ban hành trong năm 2004 đã tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh BH nói chung và BH nhân thọ nói riêng.

- Ba là, Chính sách mở cửa đối với lĩnh vực tài chính, BH, ngân hàng của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho các tập đoàn BH lớn trên thế giới với kinh nghiệm hàng trăm năm trong kinh doanh BH nhân thọ đầu tư vào thị trường BH nhân thọ ở Việt Nam.

- Bốn là, Dân số Việt Nam đông, trình độ dân trí khá cao so với các nước trong khu vực cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của BH nhân thọ.

Mặc dù có những thuận lợi nhất định nhưng thị trường BH nhân thọ Việt Nam vẫn chịu tác động của rất nhiều yếu tố bất lợi, như:

- Một là, Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp và còn chênh lệch. Thu nhập thấp và sự chênh lệch về thu nhập là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tham gia BH của dân cư và số tiền BH mà họ lựa chọn.

- Hai là, Nhận thức về BH nhân thọ của các tầng lớp dân cư vẫn còn hạn chế - Ba là, Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội tuy đã có những bước phát triển nhất định, song vẫn còn ở trình độ thấp: Trước tiên phải kể đến sự khó khăn trong hạ tầng giao thông. Việc đi lại giữa các vùng mất khá nhiều thời gian và công sức, điều này ảnh hưởng trước tiên đến công tác khai thác của các doanh nghiệp BH nhân thọ trong việc tìm khách hàng, giám định sức khỏe. Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc vẫn còn yếu, hệ thống thanh toán của Việt Nam chưa phát triển, các giao dịch chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt và người dân cũng có thói quen giao dịch bằng tiền mặt. Thực tế này ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng mỗi khi đến kỳ tái tục, có thể tạo cho họ sự ức chế chán nản với việc tham gia BH.

- Bốn là, Các nhân tố khách quan như lạm phát, sự gia tăng của giá vàng, ngoại tệ… ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người tham gia BH.

- Năm là, Chính sách vĩ mô của Nhà nước liên quan đến hoạt động BH nói chung và BH nhân thọ nói riêng vẫn còn nhiều bất cập

2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Prudential Việt Nam Sản phẩm: sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ

Bảng 2.2: Danh mục sản phẩm BHNT của công ty Prudential Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài " Nghiên c ứu khoa học Bảo hiểm nhân thọ Prudential " doc (Trang 37 - 39)