Về quan hệ tộc ngườ

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện cổ Ma -k''ho (Trang 53 - 56)

- Nhĩm thứ ba về người và người, nhân vật động vật được thay thế hồn tồn

4. Sự khác biệt về vai trị của con số bảy như một motif đặc biệt trong cổ tích Mạ-K Ho.

2.2.3. Về quan hệ tộc ngườ

Ngồi yếu tố văn hố nguyên thủy mà cổ tích người Việt và Mạ-K’Ho đều lưu giữ ở mức độ khác nhau thì cả hai kho tàng cổ tích cũng đã “ghi lại” một số nét về mối quan hệ giữa các tộc người trong lịch sử. Nhưng ngay cả trong sự tương đồng ấy thì biểu hiện ở mỗi tộc người cũng khác nhau. Nếu trong cổ tích người Việt cĩ thể tìm thấy dấu ấn của giao lưu văn hố với Trung Quốc, Aán Độ thì trong cổ tích Mạ-K’Ho lại nổi bật mối quan hệ với người Chăm. Vì vậy, đề cập tới nhân vật Chăm, phản ánh quan hệ với người Chăm là một đặc điểm của cổ tích Mạ-K’Ho, và rộng ra, cĩ thể là một trong những đặc điểm của truyện cổ Tây Nguyên nĩi chung.

Đối với người Mạ và K’Ho cũng như các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, chữ viết ra đời rất muộn, văn học chủ yếu là văn học dân gian, và ở một gĩc độ nhất định,

cĩ thể nĩi rằng đĩ cũng chính là sử dân gian, trong đấy lưu giữ được một số nội dung

lịch sử tộc người cũng như lịch sử quan hệ giữa các tộc người dưới hình thức nghệ thuật ngơn từ truyền miệng. Một trong những vấn đề đĩ là mối quan hệ giữa người Chăm và các tộc người Tây Nguyên. Nhiều nhàø khoa học đã cĩ lưu tâm tới quan hệ này khi nghiên cứu người Chăm và văn hĩa Chăm.

Thần thoại, cổ tích và nhiều thể loại văn vần khác của người Việt cĩ xu hướng

lịch sử hĩa. Người Việt cĩ một thể loại truyện dân gian mà cĩ nhà khoa học gọi là cổ tích lịch sử trong khi nhiều nhà khoa học khác lại định danh là truyền thuyết. Đĩ là một

loại hình truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện lịch sử cĩ thật của địa phương, giai cấp, tộc người và quốc gia. Yếu tố lịch sử cũng cĩ xuất hiện qua một số huyền thoại và qua nhiều cổ tích Mạ-K'Ho khi chúng phản ánh quan hệ tộc người, chủ yếu là với người Chăm. Các tác phẩm này ít nhiều đã khắc họa mâu thuẫn và xung đột Mạ-K'Ho với

Chăm, cĩ liên minh Chăm -Tây Nguyên, cĩ giao lưu văn hĩa tộc người…Tuy nhiên, các vấn đề lịch sử tộc người, quan hệ tộc người trong lịch sử đang gắn với các vấn đề quan trọng khác cĩ tính chất sinh hoạt hay cĩ tính chất thần kỳ nên chưa đủ cơ sở khẳng định một thể loại truyền thuyết trong truyện cổ Mạ-K'Ho. Đĩ cũng là một khác biệt lớn khi so sánh truyện cổ Việt với truyện cổ Mạ-K'Ho, nhất là khi các truyện kể về dũng sĩ đánh ngoại tộc vẫn đang được xếp vào trong cổ tích bên cạnh các kiểu dũng sĩ khác.

Truyện cổ Mạ-K'Ho cĩ 79 lần đề cập đến quan hệ tộc người, chủ yếu là với người Chăm, trong các lĩnh vực như chiến tranh và hịa bình, trao đổi kinh tế, tiếp xúc văn hĩa, liên kết hơn nhân.

Truyện dân gian Mạ-K’Ho nĩi chung, truyện cổ tích nĩi riêng cĩ nội dung phức tạp. Một mặt nĩ khẳng định ba tộc người, trong đĩ cĩ Chăm, là chung nguồn cội, chung tổ tiên, nhưng mặt khác, lại phản ánh xung đột Chăm – Tây Nguyên trong quan hệ tộc người. Vấn đề dễ thấy trước tiên là những xung đột vũ trang chắc chắn đã xảy ra trong quá khứ vì những mục đích khác nhau khi người Chăm đặt chân tới Tây Nguyên và xác lập ở đĩ ảnh hưởng của mình hoặc khi người Chăm thu hẹp dần vùng lãnh thổ thì xảy ra va chạm tất yếu với người Tây Nguyên.

Truyện Lọp K Lịn kể rằng người Chăm lên đánh người Mạ vì mục đích kinh

tế (bắt gà, vịt, trâu, dê!). Địa điểm xảy ra giao chiến theo dân gian kể là Đạ Tẻh (nay là huyện Đạ Tẻh) và Ma Đagui (nay là thị trấn của Đạ Huoai). Người Mạ cĩ lúc thua: K’Lọp chết, K’Lịn bị thương, K’Wan bị bắt, người Chăm thắng. Nhưng các Yàng ủng hộ người bản địa: chữa vết thương cho K’Lịn, giao cho K’Wan nhiệm vụ đánh Chăm, tắm cho K’Wan làm đứt dây Chăm trĩi, cho K’Wan lửa đốt cháy bon Chăm…Cuối cùng,

người Chăm thua, phải rước K’Wan – thủ lĩnh người Mạ về xứ Mạ: trăm người Chăm đi trước, trăm người Chăm đi sau Đây là một truyện cổ tiêu biểu với những chi tiết cĩ tính

truyền thuyết về mối quan hệ căng thẳng giữa hai tộc người này ở một số thời điểm nhất định trong quá khứ. Kết thúc truyện hồn tồn đượm chất lãng mạn. Sự thất bại và lùi dần địa bàn cư trú trong thực tế đã được thay thế bằng chiến thắng tuyệt đối trong hư cấu nghệ thuật.

Cịn cĩ thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: thủ lĩnh K’Té đã từng nĩi: Tại sao

vua (!) lại lấy vợ tơi? Phải trả vợ cho tơí! ( Té K Tiên). Chiến tranh ở đây lại vì mục đích khác nhưng kết thúc thì K’Tiên vẫn chiến thắng. Cịn ở truyện Đu Địng nàng

Ka Đa-con của yàng Brê, đã giúp K’Địng chiến thắng và K’Địng đã buộc vua Chăm :

muốn sống thì tìm cho ta gái đẹp! Khi sáng tác những truyện này, trí tưởng tượng của

nghệ nhân dân gian khơng hề bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì.

Tuy nhiên, trong thực tế người Mạ-K'Ho thường thua, cũng cĩ truyện đã khơng

che dấu sự thất bại. Hai dị bản về Người Chăm địi nợ thống nhất về nguyên nhân chiến

tranh là do lỗi của người Mạ: nợ ba năm khơng trả. Nhưng chủ làng K’Tìt lại phạm phải sai lầm trầm trọng tiếp theo là dùng thủ đoạn đánh lừa khiến người Chăm cướp phá bon của ơng K’Teh. Và như vậy, ngồi xung đột Mạ – Chăm lại cĩ thêm căng thẳng nội tộc giữa các bon Mạ. K’Tìt khơng chỉ được giới thiệu như nhân vật văn học trong hai dị bản do hai nghệ nhân khác nhau là K’Chịi và K’NDoch (82 tuổi,1993) kể mà ơng cịn

được nhắc trong gia phả dịng họ như một tổ tiên thực sự. Theo hai vị già làng – nghệ nhân này, mâu thuẫn do ơng K’Tìt gây ra đã kéo dài từ xung đột tộc người vừa nêu cho đến thời thuộc Pháp, khiến hậu duệ của ơng là K’NDoch đã phải đứng ra dàn xếp. Dẫu tính chất lịch sử – dấu hiệu của thể loại truyền thuyết cĩ vẻ chân thực như vậy nhưng do số lượng truyện cịn ít, bằng chứng tham chiếu của sử sách khơng cĩ nên chưa cĩ khả năng khẳng định truyền thuyết như một thể loại độc lập, bình đẳng với huyền thoại và cổ tích.

Nhưng quan hệ chính trị – quân sự giữa Chăm và Mạ-K'Ho khơng phải bao giờ

cũng căng thẳng như vậy. Nhiều truyện nĩi tới sự liên minh trong hồ bình. Vua Chăm cho nhân vật Tha Na một con mèo qúy, một con chĩ qúy làm bạn và bảy bộ quần áo

đẹp (Tha Na)… Quan hệ hơn nhân là vấn đề hấp dẫn trong truyện cổ Mạ-K'Ho nĩi

chung, cổ tích về nhân vật mồ cơi nĩi riêng. Hơn nhân trong truyện thường thấy là hơn nhân giữa mồ cơi với con cậu, mồ cơi với con của thần linh trong đĩ cĩ con của Mặt Trời, mồ cơi với nhân vật mang lốt, mồ cơi và nhân vật mang lốt với cơ gái Chăm. Trong một số dị bản, cĩ việc vua Chăm cướp vợ hay địi đổi vợ cho mồ cơi. Hơn nhân trong các trường hợp xảy ra cướp vợ thường dẫn tới các cuộc chiến tranh Chăm – Tây Nguyên mà phần thắng cuối cùng bao giờ cũng thuộc về các chàng trai xứ Thượng!. Trong nội dung truyện cổ, hơn nhân và chiến tranh là hai vấn đề thường liên quan với nhau. Hơn nhân, nhất là hơn nhân cướp đoạt cĩ thể là nguyên nhân gây chiến tranh nhưng cũng cĩ khi hơn nhân lại là kết quả của chiến tranh và là dấu hiệu xác lập liên minh trong hồ bình. Tuy nhiên, kiểu hơn nhân này cũng theo xu hướng lý tưởng hĩa, chất văn học vẫn nổi trội hơn sự thật lịch sử. Hơn nhân với con gái vua Chăm chủ yếu là phần thưởng mà dân gian Mạ-K'Ho dành cho mồ cơi – nhân vật mà họ ưu ái trong truyện cổ, là khát vọng chung sống hồ bình giữa các tộc người. Hơn nhân với người Chăm trong truyện cổ bao giờ cũng mang lại hạnh phúc cho tuổi trẻ. Đĩ cũng là một cách kết thúc tác phẩm cĩ hậu theo quy luật của cổ tích.

Vấn đề trao đổi kinh tế giữa người Mạ-K’Ho với người Chăm là một trong những biểu hiện của quan hệ Chăm – Tây Nguyên cũng được thể hiện phần nào qua cổ tích. Đất nước Chăm Pa đã từng cĩ nền kinh tế phát triển và người Chăm là tộc người cĩ mặt sớm nhất trên địa bàn mà các cư dân bản địa Tây Nguyên sinh sống. Đằng sau những nhân vật, hành động và chi tiết của cốt truyện văn học là sự thật lịch sử. Cĩ thể đĩ là sự khai thác nhân cơng, sự cống nộp lâm-thổ sản, sự mua bán, trao đổi, vay mượn, giúp đỡ…Tất nhiêân, về mặt này, quan hệ kinh tế đã đưa lại lợi ích cho cả hai bên. Với sự phát triển chênh lệch nhau về sản xuất, cĩ lẽ người Mạ-K'Ho nĩi riêng, người Tây Nguyên nĩi chung đã học hỏi, chịu ảnh hưởng nhiều ở kinh tế Chăm, dù rằng cĩ lúc được lợi và cũng cĩ khi chịu thiệt.

Nhiều truyện nĩi đến sự tiếp xúc văn hĩa Mạ-K’Ho với người Chăm: người Mạ

làm nhà như người Chăm (Con bị), đi xem bĩi ở thầy Chăm (Người trong bầu Về

phương diện văn hĩa, yếu tố văn hĩa biển xuất hiện khá nhiều trong truyện cổ Mạ-

K'Ho. Truyện Té K Tiên, K Tar Lut Jơng Dun và đặc biệt trong các dị bản Nàng Ngà đều nhắc tới đảo, biển…nhưng cho đến nay, chưa cĩ kết luận chính thức của giới

khoa học về nguyên nhân của yếu tố văn hĩa biển. Các nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm

Vạn và Đặng Văn Lung cĩ nhận định: “tổ tiên các cư dân Nam Đảo ở Việt Nam đã vượt biển vào đất liền và một bộ phận của họ đã chiếm lấy vùng Tây Nguyên trở thành cư dân bản địa của vùng này”[99, 12]. Đĩ là nhận định về nhĩm Nam Đảo, nhưng cũng cĩ thể

tham khảo khi xem xét yếu tố văn hĩa biển trong truyện cổ các tộc người dịng Nam Á, và khơng thể quên sự xen cư và giao lưu văn hĩa tộc người giữa hai dịng Nam Đảo và Nam Á.

Ở một số truyện cổ tích Mạ-K'Ho và cổ tích nhiều tộc người Tây Nguyên khác cĩ

nhắc tới việc người Mạ-K'Ho làm nơ lệ cho người Chăm và ngược lại (Chây K Ho, Mồ

cơi và con bị, Sar Đèn ). Người đọc cũng gặp trong một số sử thi Tây Nguyên những

đoạn mơ tả nơ lệ, tơi tớ hàng trăm, hàng ngàn. Từ đĩ, rất dễ suy diễn về tính chất xã hội giai cấp…, nhưng cĩ thể đĩ là ảnh hưởng của văn hĩa Chăm. Những xã hội như xã hội truyền thống của người Mạ, K’Ho hay cả Ê Đê, Gia Rai, Ba Na…thực chất chưa từng phân hĩa giai cấp, chưa nhấn mạnh sự phân biệt giàu nghèo, chưa thể cĩ nơ lệ đơng đúc như vậy.

Ngơn ngữ vừa là một phương tiện chuyên chở văn hĩa vừa là một thành tựu văn

hĩa. Trong ngơn ngữ truyện kể, thường gặp nhiều lần những danh từ: pơ, pơtao, mơtau, malai, nakgrài, nưgar, rơgar, lơgar…Các từ pơ, pơtao, mơtau là vay mượn ngơn ngữ Chăm, nhằm chỉ các thủ lĩnh tộc người. Thậm chí cĩ cả từ bua, vua. Trong tiếng Chăm, người ta gọi các vị thần, các vị vua, các chức sắc tơn giáo là poâ. Cĩ lẽ từ poâ chuyển hĩa dần thành pua bua vua (đều là các từ cĩ phụ âm mơi) trong quá trình tiếp xúc ngơn

ngữ, giao lưu văn hĩa? Vấn đề phức tạp này phải nhờ đến các chuyên gia về ngơn ngữ học lịch sử và ngơn ngữ học so sánh. Trong phạm vi này, chúng ta chỉ coi hiện tượng vay mượn đĩ như một trong những biểu hiện của giao lưu văn hĩa tộc người.

Mối quan hệ với người Chăm trong truyện cổ tích được thể hiện ở những mức độ khác nhau nhưng hết sức đa dạng: chiến tranh, hồ bình, kinh tế, văn hĩa, hơn nhân. Nhìn chung, tần số xuất hiện của nhân vật Chăm và vấn đề Chăm là khá lớn. Vấn đề Chăm cũng xuất hiện trong truyện cổ các tộc người khác ở Tây Nguyên, kể cả các truyện đã xuất bản. Đằng sau sự hư cấu nghệ thuật, chúng ta đọc được đơi điều về lịch sử tộc người và quan hệ giữa các tộc người trong lịch sử. Ở đây, văn và sử đã hài hồ trong một hình thái ý thức xã hội, một loại hình folklore mang đặc trưng nguyên hợp. Chưa cĩ bằng chứng chính xác để so sánh liên minh của Đại Việt và các tộc thiểu số phía Bắc vớiø liên minh của Chăm Pa và các tộc thiểu số phía Nam trong lịch sử song hình như liên minh Chăm - Tây Nguyên lỏng lẻo hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện cổ Ma -k''ho (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)