Về yếu tố văn hố nguyên thủy

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện cổ Ma -k''ho (Trang 50 - 53)

- Nhĩm thứ ba về người và người, nhân vật động vật được thay thế hồn tồn

4. Sự khác biệt về vai trị của con số bảy như một motif đặc biệt trong cổ tích Mạ-K Ho.

2.2.2. Về yếu tố văn hố nguyên thủy

Văn hố là khái niệm vơ cùng rộng lớn với nhiều loại hình văn hố phong phú, được định nghĩa và nhận diện theo những quan điểm khác nhau. Các tín ngưỡng nguyên thủy bản địa, các phong tục, các lễ hội, các lĩnh vực văn hĩa vật chất và tinh thần được phản ánh trong cổ tích làm cho cổ tích Mạ-K’Ho nĩi riêng, thể loại cổ tích nĩi chung hàm chứa những giá trị văn hĩa đáng để nghiên cứu. Ngay trong khi cùng phản ánh một vài lĩnh vực văn hố, sự lưu giữ văn hố dân gian của cổ tích các tộc người cũng cĩ mức độ khác nhau. Ngồi sự diền dã sưu tầm tác phẩm và nghiên cứu dân tộc học trực tiếp, ở đây, tác giả thử nghiên cứu văn hĩa gián tiếp: văn hĩa như một nội dung cổ tích, văn hĩa trong cổ tích, văn hĩa trong văn hĩa.

Tín ngưỡng là yếu tố thứ nhất trong văn hĩa chi phối nhiều lĩnh vực khác thuộc

văn hĩa tộc người. Tín ngưỡng truyền thống ở Tây Nguyên cơ bản là tín ngưỡng đa thần. Cư dân tin rằng cĩ các bon là các “thế giới” của các yàng và chà. Trong một số truyện cổ đã xuất bản, khi nhắc đến yàng, cĩ thể người biên soạn chú thích yàng là Trời, hay Mặt Trời, hoặc yàng là thần…Chú như vậy là đúng nhưng chưa đủ.

Với nét nghĩa thứ nhất yàng là thần thì cĩ thể tạm cho rằng yàng cơ bản là các thần nơng nghiệp nhưng khơng phải như thần Nơng của người Hoa, người Việt mà cĩ

nhiều thần liên quan đến cây trồng. Khi người dân phát rừng làm rẫy trồng lúa thì cả thần rừng, thần cây, thần núi, thần rẫy, thần lúa… đều liên quan cây trồng, chức năng và trú sở của các thần cũng khơng rõ ràng. Trong một xã hội dân chủ nguyên thủy chưa cĩ giai cấp và nhà nước thì các yàng cũng đang cịn bình đẳng. Thế giới Mặt Trời tuy cao, xa, đầy sức mạnh nhưng cũng là một bon khác ngồi bon của con người. Dù là thần Mặt

Trời hay thần N’Du (đọc là Đu) đều chưa phải là thần tối cao, chưa cĩ sự tập hợp các

thần linh thành hệ thống theo kiểu triều đình của Dớt hay Ngọc Hồng thượng đế. Con người cần thần linh và họ đã tưởng tượng, sáng tạo ra thế giới thần của mình theo những hiểu biết về xã hội người và thế giới tự nhiên.

Tìm trong tư liệu truyện cổ, trước hết chúng ta thấy tín ngưỡng nguyên thủy đã

thể hiện trong hệ thống các nhân vật yàng trong huyền thoại như K’Đu, K’Đạ, K’Yut,

K’Bung… Họ đã được coi là các đấng sáng tạo thế giới tự nhiên từ trời đất trăng sao… đến núi sơng, muơn vật và con người, tộc người. Tuy nhiên, các vị thần linh trong đĩ cĩ thần Mặt Trời khơng chỉ xuất hiện trong huyền thoại, mà tái xuất hiện rất nhiều trong cổ tích. Đĩ là việc đích thân thần Mặt Trời hoặc con cái của Mặt Trời được sai phái xuống trần gian trong vai trị thần mang lốt để thử thách con người, để giúp con người

chống lại cái đĩi, cái rét, chống thú dữ, diệt ma quái. Qua cổ tích chúng ta thấy quan

niệm về thần linh, cách hình dung về cõi thần, sự liên hệ dễ dàng giữa các cá thể người

với cá thể thần thiêng trong bon thần. Trong thế giới Mặt Trời cĩ nhiều người mặt trời,

trong tồn vũ trụ cĩ nhiều bon thần, nhiều vị thần khác nhau liên quan đến rừng, đến rẫy, đến cuộc sống cộng đồng. Chúng ta dùng từ ngữ quen thuộc để tạm gọi là tín ngưỡng đa thần, một thế giới dân chủ của các thần với nét nhân hĩa trong tình yêu thương, trong hơn nhân gia đình của thần với thần, giữa thần với người. Với một thế giới

thần chưa tổ chức thành điện thờ, chưa cĩ “triều đình”, chưa đẳng cấp hĩa, cần khẳng định lần nữa là chưa thể cĩ thần tối cao.

Tín ngưỡng chi phối tập tục, cả hai chi phối cổ tích; tác phẩm phản ánh tín ngưỡng và phản ánh tập tục khá trung thực. Mặt thứ nhất của tín ngưỡng là quan niệm

về thế giới các yàng, vai trị của yàng, nguyên nhân mang thai và sinh nở con người,

mối quan hệ khăng khít giữa con người với tự nhiên, với thần linh và ma quái Các motif thần kỳ xuất hiện nhiều lần…khơng chỉ là thủ pháp quan trọng cho nhân vật và cốt

truyện mà cịn là biểu hiện của tín ngưỡng về thế giới nhiều Mặt Trời, nhiều yàng trong

quan hệ bình đẳng, dân chủ, cĩ tính cách thiêng, tính tự nhiên và tính người.

Đối lập với yàng là cêa (chà) cũng cĩ nhiều loại khác nhau với ý nghĩa là ma qủy

nĩi chung ở trong làng người, trong bon ma, trong rừng sâu, và cả trên xứ Mặt Trời : ma

Mặt Trời. Mặt thứ hai, mặt trái của tín ngưỡng là niềm tin về chà hay malai nĩi riêng. Ở

phương diện này tín ngưỡng đã chi phối cách nhìn nhận, quy kết và xét xử một số người

mà cư dân cho là malai trong các bon làng xưa và một phần trong hiện tại ở Tây

Nguyên. Qua cổ tích, cả tín ngưỡng và phong tục đều được phản ánh. Dù cổ tích là sản phẩm của tưởng tượng và hư cấu nghệ thuật, chúng ta vẫn cĩ thể tìm hiểu một phần văn hố tộc người trong quá khứ qua tư liệu văn học dân gian, bên cạnh các tài liệu dân tộc học, khảo cổ học.

Tín ngưỡng nguyên thủy cịn được thể hiện qua vạn vật cĩ yàng, vạn vật tương giao, sinh thành, biến dạng, hĩa thân, các motif thần kỳ như thần báo mộng, hơn nhân thần kỳ, về trời, malai, bùa ngải, phép thiêng, cấm kỵ Vì vậy mà con người mới ăn uống-sinh con, cây sinh người, người lấy vật, người hĩa vật, người sống lại, cây sống lại Ranh giới thần – ma – người khơng tuyệt đối khi thần mang lốt người, ma mang lốt người, người mang lốt vật, khi cả thần, ma và người đều sử dụng phép thuật, bùa ngải, biến hĩa… Chỉ riêng về motif cây sinh người , những đứa con khơng mẹ, trong truyện cổ

Mạ-K'Ho cĩ 4 dị bản của truyện Kon K Lach (I,II,III,IV). Kon K’Lach là con của cây,

chính xác là dây leo. Trong huyền thoại chúng ta đã gặp motif cây với hình ảnh cây jri và cây lach, hai con chim thần đậu hai cây đĩ, từ phân chim cĩ hạt lạ, nay là hạt lúa…Ở trong huyền thoại, chúng ta đã nĩi đến motif người lấy cây đẻ ra 6 đứa con là Rịt, Rìn, Nền, Lịn, Chịn, Mài và họ trở thành nhân vật trong nhiều truyện khác nhau. Quan hệ người và cây, hay người với tự nhiên nĩi chung, là nét nổi bật trong huyền thoại cũng

như trong cổ tích. Ở các dị bản vừa đề cập, con khơng mẹ thực ra là con của cây, mẹ –

cây. Người đàn ơng đã cĩ vợ hay chàng trai trẻ vào rừng đi săn, bắt cá bị đứt tay rồi bơi máu vào cây k lach, hoặc bị vắt cắn, rồi kê vào cây chặt con vắt Từ máu người, qua máu vắt, cộng với máu cây đã sinh ra năm hay bảy chàng trai. Đàn con về tìm cha, đĩi kém hoặc người vợ ghét bỏ, xui chồng bỏ con trong rừng Vì cây là mẹ của người, chúng

tơi trân trọng viết hoa thành K’Lach. K’Lach cũng trùng tên tự gọi của nhĩm Lach (Lạch, Lát, Lạt) cư trú tập trung ở xã Lát ngày nay và nơi cư trú xưa là Đà Lạt (Dà Lach – suối Lach, suối rừng thưa, vùng cư trú của người rừng thưa với các dây leo k’lach).

Trong kho tàng cổ tích người Việt, cĩ những nhân vật ơng bụt, nàng tiên, đạo sĩ, nhà sư… như là bằng chứng khơng chỉ của giao lưu văn hĩa mà cịn ở sự thay đổi từ tín ngưỡng nguyên thủy sang tiếp nhận các tín ngưỡng – tơn giáo mới. Bên cạnh các tục

thờ lúa gạo, thờ cúng tổ tiên (Bánh chưng bánh dày), thờ lửa, thờ thần bếp (Sự tích

Táo quân), các dấu vết mẫu hệ (Trinh phụ hai chồng, Sao Hơm sao Mai, Sự tích Táo quân, Sự tích trầu cau, Sự tích núi Vọng Phu) đã xuất hiện các yếu tố tơn giáo mới:

Nho, Phật, Đạo. Cổ tích người Việt đã thể hiện các quan niệm và quan hệ trưởng thứ, chiếm hữu, thừa kế, phụ hệ, phụ quyền, đa thê, dì ghẻ và con chồng, con chung và con riêng, xuất hiện thêm các nhân vật mới như phú ơng, phú thương, học trị… Cũng xuất phát từ văn hĩa nguyên thủy nhưng sớm bước vào xã hội giai cấp, chủ yếu là xã hội phong kiến, nên các quan hệ, các vấn đề xã hội giai cấp này đã ít nhiều bồi đắp cho cổ tích người Việt lớp văn hĩa muộn tất yếu trong quá trình phát triển tộc người và phát triển văn học. Thêm vào đĩ, các nhân vật qúy tộc hay danh hiệu quý tộc như nhà vua, hồng tử, cơng chúa, hồng hậu, phị mã, quan trạng đã lần lượt xuất hiện trong vai phụ để thực hiện các chức năng nghệ thuật khác nhau tùy theo từng cốt truyện. Các nhân vật tơn giáo và qúy tộc, các quan hệ nhân vật, các các vấn đề gia đình và xã hội trong cổ tích của người Việt cho thấy dấu vết văn hố nguyên thủy khơng phải là khơng thể hiệ nhưng nhiều lĩnh vực văn hố mới của thời kỳ giai cấp và nhà nước đã bộc lộ rõ rệt trong truyện cổ tích người Việt.

Với cổ tích Mạ-K’Ho thì phong tục truyền thống và các motif cĩ tính chất phong tục, nhất là phong tục hơn nhân vẫn cịn thể hiện đậm nét. Chúng ta gặp tất cả các biểu hiện khác nhau của hơn nhân trong cổ tích Mạ-K’Ho: hơn nhân giữa mồ cơi với nhân vật mang lốt, giữa mồ cơi và mang lốt với thần linh, với con cậu, với người Chăm (vua Chăm, cơng chúa Chăm)… Trong các dạng ấy, hơn nhân con cậu là mang tính hiện thực, được cộng đồng nguyên thủy chấp nhận, khuyến khích. Trong các dạng hơn nhân ở cổ

tích Mạ-K’Ho, dấu vết quần hơn, tạp hơn nguyên thủy cịn để lại nơi các motif: ngủ trong rừng, tiền hơn nhân, sự chung chạ, sự cướp đoạt, con khơng cha, con khơng mẹ, hơn nhân đồng huyết

Hơn nhân tộc người trong thực tế cũng như trong truyện cổ tích là hơn nhân mẫu hệ, vai trị người phụ nữ được coi trọng. Riêng nhân vật cậu xuất hiện 90 lần trong cổ tích về mồ cơi, 62 lần trong cổ tích về nhân vật mang lốt và 30 lần trong cổ tích về nhân vật malai với cả tư cách thiện và ác. Ơng cậu ác đĩng vai phản diện như dì ghẻ nhưng ơng pơtao, ơng chủ trâu chưa phải là tầng lớp đàn áp hay bĩc lột bởi sự chênh lệch giàu nghèo và quan niệm về giàu nghèo mãi đến thời cận hiện đại vẫn cịn chưa thể hiện rõ trong cộng đồng các tộc người Tây Nguyên. Bởi thế, trong tác phẩm hay ngồi đời, ba nhân vật: mẹ, bà và cậu là các nhân vật phổ biến, đại diện cho gia đình và xã hội mẫu

hệ. Vai trị áp đảo của nhân vật mẹ, bà, cậu…cùng hơn nhân con cậu, và sự tha thứ cho

nhân vật cậu càng cho thấy ưu thế của người nữ, dịng nữ trong hơn nhân gia đình, của văn hĩa mẫu hệ trong truyện cổ tích trong khi cha và những nhân vật dịng cha tỏ ra khơng mấy quan trọng, thậm chí xuất hiện khơng nhiều.

Về ngơn ngữ, ngơn ngữ đời thường cũng như ngơn ngữ truyện kể, trong tất cả các

bản sưu tầm được bằng chữ K’Ho chỉ cĩ tổ hợp me vàp (bàp) mẹ cha mà hầu như khơng thấy trường hợp ngược lại. Đĩ là gì nếu khơng phải là dấu hiệu khẳng định văn hĩa mẹ và tính nữ của văn hĩa nguyên thủy cịn kéo dài trong đời thực, cịn in dấu trong

tư liệu folklore? Với người Việt, trong cổ tích cũng như trong hiện thực đời sống, truyền thống trọng nữ, văn hĩa mẫu đã dần mất ưu thắng, thay vào đĩ là vai trị nam giới và tư tưởng trọng nam mà đến nay vẫn cịn rơi rớt trong ứng xử gia đình, dịng họ …Về điều này, cĩ thể nĩi cái giá phải trả cho bước chuyển về hơn nhân gia đình phụ quyền, phụ hệ khơng phải là hồn tồn nhẹ nhàng.

Qua tất cả các truyện và dị bản đều cho thấy văn hố nguyên thủy đã được phản ánh đậm nét trong cổ tích Mạ-K’Ho. Thực ra, yếu tố văn hố nguyên thủy dù được nhìn như một nội dung cổ tích hoặc như một thủ pháp nghệ thuật phần nào đã được trình bày trong khi khảo sát các nhĩm truyện, các nhân vật và các motif nên chỉ nhắc lại ít nhiều trong khi so sánh. Cịn một số phong tục khác như tục cúng yàng, lễ ăn trâu, đĩn khách, uống rượu cần, nhận người thân, kết nghĩa, sinh nở, đặt tên… cũng được phản ánh trong cổ tích nhưng khơng phải là nội dung cơ bản nên khơng trình bày trong chuyên luận này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu truyện cổ Ma -k''ho (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)